Bạn đang xem bài viết Xây Dựng Kế Hoạch Dạy Học Và Giáo Dục Theo Hướng Phát Triển Phẩm Chất, Năng Lực Học Sinh (Module Gvpt04) được cập nhật mới nhất trên website Tzlt.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tổ chức dạy học nhằm giúp học sinh hình thành và phát triển năng, phẩm chất cũng không phải là mới tuy nhiên quá trình tổ chức dạy học để thể hiện được rõ nét việc phát huy năng lực cá nhân, tạo điều kiện cho học sinh phát huy được tính sáng tạo và phối hợp, tương trợ lẫn nhau trong học tập trong mỗi đơn vị kiến thức, mỗi tiết học, hoạt động giáo dục vẫn cần sự thay đổi và thay đổi cụ thể trong mỗi giáo viên. Một thay đổi cần làm cụ thể, thiết thực và quan trọng để dạy học hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của cá nhân là lập kế hoạch, tổ chức một số tiết học.
Quá trình nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng giáo viên, một số bài viết của các nhà sư phạm và thực tế dạy học tại trường tiểu học (và 1môn, lớp học) xin nêu một số cơ sở và thiết kế một bài giảng cụ thể theo định hướng phát triển năng lực người học.
MỘT SỐ YÊU CẦU VÀ THIẾT KẾ MỘT BÀI GIẢNG PHÁT HUY NĂNG LỰC HỌC SINH 1. Năng lực của con người:
Theo từ điển Tiếng Việt: Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó. Hoặc: Năng lực là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng để thực hiện thành công một loại công việc trong một bối cảnh nhất định. Năng lực gồm có năng lực chung và năng lực đặc thù. Năng lực chung là năng lực cơ bản cần thiết mà bất cứ người nào cũng cần phải có để sống và học tập, làm việc. Năng lực đặc thù thể hiện trên từng lĩnh vực khác nhau như năng lực đặc thù môn học là năng lực được hình thành và phát triển do đặc điểm của môn học đó tạo nên.
2. Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực.
Các nhà lí luận và phương pháp học cho rằng:
Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực là phương pháp tích tụ dần dần các yếu tố của phẩm chất và năng lực người học để chuyển hóa và góp phần cho việc hình thành, phát triển nhân cách.
Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học được xem như một nội dung giáo dục, một phương pháp giáo dục như phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. Điểm khác nhau giữa các phương pháp là ở chỗ dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học có yêu cầu cao hơn, mức độ khó hơn, đòi hỏi người dạy phải có phẩm chất, năng lực giảng dạy nói chung cao hơn trước đây.
Điều quan trọng hơn cả là nếu so sánh với các quan niệm dạy học trước đây, việc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực sẽ làm cho việc dạy và việc học được tiếp cận gần hơn, sát hơn với mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách con người..
Trong quan niệm dạy học mới (tổ chức) một giờ học tốt là một giờ học phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả người dạy và người học nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho người học. Ngoài những yêu cầu có tính chất truyền thống như: bám sát mục tiêu giáo dục, nội dung dạy học, đặc trưng môn học; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh (HS); giờ học đổi mới PPDH còn có những yêu cầu mới như: được thực hiện thông qua việc GV tổ chức các hoạt động học tập cho HS theo hướng chú ý đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, khả năng tự học, nhu cầu hành động và thái độ tự tin; được thực hiện theo nguyên tắc tương tác nhiều chiều: giữa GV với HS, giữa HS với nhau (chú trọng cả hoạt động dạy của người dạy và hoạt động học của người học). Về bản chất, đó là giờ học có sự kết hợp giữa học tập cá thể (hình thức học cá nhân) với học tập hợp tác (hình thức học theo nhóm, theo lớp); chú trọng kết hợp học với hành, nâng cao tri thức với rèn luyện các kĩ năng, gắn với thực tiễn cuộc sống; phát huy thế mạnh của các PPDH tiên tiến, hiện đại; các phương tiện, thiết bị dạy học và những ứng dụng của công nghệ thông tin…; chú trọng cả hoạt động đánh giá của GV và tự đánh giá của HS. Ngoài việc nắm vững những định hướng đổi mới PPDH như trên, để có được những giờ dạy học tốt, cần phải nắm vững các kĩ thuật dạy học. Chuẩn bị và thiết kế một giờ học cũng là một hoạt động cần có những kĩ thuật riêng.
Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc ” Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ học tập với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên “.
– Mục tiêu bài học:
+ Nêu rõ yêu cầu HS cần đạt về KT, KN, thái độ;
+ Các mục tiêu được biểu đạt bằng động từ cụ thể, có thể lượng hoá được.
– Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học:
+ GV chuẩn bị các thiết bị dạy học (tranh ảnh, mô hình, hiện vật, hoá chất…), các phương tiện dạy học (máy chiếu, TV, đầu video, máy tính, máy projector…) và tài liệu dạy học cần thiết;
+ Hướng dẫn HS chuẩn bị bài học (soạn bài, làm bài tập, chuẩn bị tài liệu và đồ dùng học tập cần thiết).
– Tổ chức các hoạt động dạy học: Trình bày rõ cách thức triển khai các hoạt động dạy- học cụ thể. Với mỗi hoạt động cần chỉ rõ:
+ Tên hoạt động ;
+ Mục tiêu của hoạt động;
+ Cách tiến hành hoạt động;
+ Thời lượng để thực hiện hoạt động;
+ Kết luận của GV về: những KT, KN, thái độ HS cần có sau hoạt động; những tình huống thực tiễn có thể vận dụng KT, KN, thái độ đã học để giải quyết; những sai sót thường gặp; những hậu quả có thể xảy ra nếu không có cách giải quyết phù hợp;…
– Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối: xác định những việc HS cần phải tiếp tục thực hiện sau giờ học để củng cố, khắc sâu, mở rộng bài cũ, hoạt động ứng dụng kết quả bài học vào cuộc sống (ở lớp, nhà, cộng đồng; có thể cùng bạn, gia đình, làng xóm, khối phố) hoặc để chuẩn bị cho việc học bài mới.
Tập Huấn Kiểm Tra Đánh Giá Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh Cấp Thcs Năm Học 2022
Quang cảnh lớp tập huấn
Lớp tập huấn cung cấp cho cán bộ quản lý, giáo viên các nội dung như: Một số vấn đề chung về dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh; một số kỹ thuật đánh giá và sử dụng kỹ thuật đánh giá trong quá trình tổ chức dạy học; những định hướng đổi mới việc kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học ở trường trung học; xây dựng khung đánh giá theo định hướng năng lực, hệ thống câu hỏi, trách nhiệm của giáo viên bộ môn và xây dựng ma trận, đặc tả đề kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trung học cơ sở.
Thông qua lớp tập huấn nhằm giúp cán bộ quản lý, giáo viên bộ môn thực hiện đánh giá bằng nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi và kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập của học sinh, đánh giá bằng điểm số kết quả thực hiện các yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với môn học, kết quả đánh giá theo thang điểm 10, kiểm tra, đánh giá thường xuyên thực hiện theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến với tất cả học sinh bằng nhiều hình thức hỏi – đáp, viết, đánh giá qua hồ sơ học tập, vở hoặc sản phẩm học tập, đánh giá qua nghiên cứu khoa học kỹ thuật, kết quả dự án học tập, đánh giá qua bài thuyết trình…
Ông Bùi Minh Nhựt – Phó giám đốc Sở GD&ĐT yêu cầu đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên bộ môn bậc THCS nắm rõ những điểm mới việc kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh, cần trao đổi, chia sẻ phương pháp dạy học mới để đoàn công tác Bộ GD&ĐT giải thích rõ hơn. Sau khi trở lại cơ sở trường học thực hiện tốt trong giảng dạy và tiến đến thực hiện Chương trình đổi giáo dục phổ thông năm 2018 từ năm học 2021-2022.
Đợt tập huấn lần này, Bộ GD&ĐT chọn 2 tỉnh Bến Tre và Thái Bình triển khai.
Tin, ảnh: Anh Đào
Giáo Dục Phát Triển Tình Cảm Và Kỹ Năng Xã Hội Cho Trẻ Mầm Non
GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KỸ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ MẦM NONThs. Lương Thị Bình Trung tâm Nghiên cứu GDMNViện Khoa học Giáo dục Việt Nam
Vai trò của giáo dục tình cảm – kỹ năng xã hội đối với sự phát triển toàn diện của trẻ mầm non (Tiếp)Sự phát triển ngôn ngữ: Nếu trẻ thiếu tự tin, rụt rè, khó hợp tác trong quan hệ vớí bạn bè… sẽ ảnh huưởng tới khả năng giao tiếp, biểu đạt bằng ngôn ngữ. Sự phát triển nhận thức: Nếu trẻ gặp khó khăn trong sự phát triển tình cảm xã hội sẽ bị hạn chế trong các hoạt động nhận thứcSự phát triển thể chất: ở trẻ nhỏ, những cảm xúc tích cực có ảnh huưởng tốt đến sự phát triển thể chất.
Lĩnh vực giáo dục phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội trong Chương trình giáo dục mầm non -Nội dung giáo dục PT TC- KNXH được thiết kế xuất phát từ trẻ, gắn trẻ với cuộc sống hiện thực, hướng đến hình thành các phẩm chất và kĩ năng sống. -Nội dung giáo dục PT TC -KN XH được mở rộng dần theo nguyên tắc đồng tâm phát triển, từ gần đến xa, từ đơn giản đến phức tạp.
Giáo dục phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mỹ lứa tuổi nhà trẻMục tiêu: Giáo dục trẻ:Có ý thức về bản thân, mạnh dạn giao tiếp với những người gần gũi. Có khả năng cảm nhận và biểu lộ cảm xúc với con người, sự vật gần gũi. Thực hiện được một số quy định đơn giản trong sinh hoạt.Thích nghe hát, hát và vận động theo nhạc; thích vẽ, xé dán, xếp hìnhGiáo dục phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mỹ lứa tuổi nhà trẻNội dung chung: Phát triển tình cảm: + Ý thức về bản thân + Nhận biết và thể hiện một số trạng thái cảm xúcPhát triển kĩ năng xã hội: + Mối quan hệ tích cực với con người và sự vật gần gũi + Hành vi văn hóa và thực hiện các qui định đơn giản trong giao tiếp, sinh hoạtPhát triển cảm xúc thẩm mĩ: +Nghe hát và vận động đơn giản theo nhạc +Vẽ nặn. Xé dán, xếp hình, xem tranhGiáo dục Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội ở lứa tuổi mẫu giáoMục tiêu: Giáo dục trẻCó ý thức về bản thânCó khả năng nhận biết và thể hiện tình cảm với con người, sự vật, hiện tượng xung quanhCó một số phẩm chất cá nhân : mạnh dạn, tự tin, tự lực.Có một số kĩ năng sống: tôn trọng, hợp tác, thân thiện, quan tâm, chia sẻThực hiện một số qui tắc, qui định trong sinh hoạt ở gia đình, trường lớp mầm non, cộng đồng gần gũiGiáo dục Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội ở lứa tuổi mẫu giáoNội dung chung Phát triển tình cảm: + Ý thức về bản thân + Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người và hiện tượng xung quanh.Phát triển kĩ năng xã hội: + Hành vi và qui tắc ứng xử xã hội trong sinh hoạt ở gia đình, trường lớp mầm non, cộng đồng gần gũi + Quan tâm bảo vệ môi trường
Khi tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển TC-XH giáo viên cần lưu ý một số điểm sau đây:Thường xuyên trò chuyện thân thiện với trẻ.Không nên đưa ra quá nhiều yêu cầu đối với trẻ.Luôn chú ý lắng nghe để hiểu và kịp thời đáp ứng những nhu cầu của trẻ.Kịp thời khen ngợi, động viên trẻ khi trẻ thể hiện những kĩ năng xã hội hợp lýLàm gương cho trẻ bắt chước. Tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm thông qua các trò chơi, xử lý các tình huống, tham quan tiếp xúc, quan sát môi trường xã hội gần gũi xung quanh,…
Hoạt động 4: Một số vấn đề chung về Kỹ năng sống và Giáo dục kỹ năng sống
Một số định nghĩa về Kỹ năng sống Kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.Kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại… Kỹ năng sống đơn giản là tất cả điều cần thiết chúng ta phải biết để có được khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống.Kỹ năng sống là kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm giúp trẻ chuyển đổi những gì trẻ biết (nhận thức), những gì trẻ cảm nhận (thái độ) và những gì trẻ quan tâm (giá trị) thành những năng lực thực thụ giúp trẻ biết mình phải làm gì và làm như thế nào (hành vi) để giải quyết các tình huống khác nhau trong cuộc sống.
MỘT SỐ KNS CỐT LÕIKỹ năng tự nhận thứcTự trọngThể hiện cảm thôngCó trách nhiệmỨng phó với sự căng thẳngKiểm soát cảm xúcGiao tiếp hiệu quảQuan hệ của cá nhân với người khácSuy nghĩ sáng tạoRa quyết địnhGiải quyết vấn đề
Sự cần thiết phải giáo dục KNS cho trẻ
1. Kĩ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hộiThực tế cho thấy, có khoảng cách giữa nhận thức và hành vi của con người, có nhận thức đúng chưa chắc đã có hành vi đúng. – KNS chính là những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh. – KNS góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội, ngăn ngừa các vấn đề xã hội và bảo vệ quyển con người. – Giáo dục KNS sẽ thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội và giảm các vấn đề xã hội. Giáo dục KNS còn giải quyết một cách tích cực nhu cầu và quyền con người, quyền công dân được công nhân trong luật pháp Việt Nam và quốc tế.
Sự cần thiết phải giáo dục KNS cho trẻ2.Giáo dục KNS là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻTrẻ thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động … hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu thiếu KNS, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỉ, lai căng, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. GD KNS giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước sức ép của CS và sự lôi kéo thiếu lành mạnh, giúp các em xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với GĐ, bạn bè và mọi người, sống an toàn, lành mạnh và phát triển tốt.
Sự cần thiết phải giáo dục KNS cho trẻTrẻ em là giai đoạn học, tiếp thu, lĩnh hội những giá trị sống để phát triển NC, do đó cần giáo dục KNS cho trẻ để trẻ có nhận thức đúng và có hành vi ứng xử phù hợp ngay từ khi còn nhỏ.Kĩ năng sống là những kĩ năng nền tảng giúp trẻ mầm non hình thành và phát triển toàn diện nhân cách, sẵn sàng đi học lớp 1.Giáo dục KNS với sự phát triển toàn diện của trẻ mầm nonGiáo dục KNS giúp trẻ được an toàn, khỏe mạnh, khéo léo, bền bỉ, có khả năng thích ứng với những thay đổi của điều kiện sống.Giáo dục kĩ năng sống giúp cho trẻ biết kiểm soát cảm xúc, biết thể hiện tình yêu thương, sự chia sẻ, đồng cảm với người xung quanh. Giáo dục kĩ năng sống giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, tự trọng và tôn trọng người khác, có khả năng giao tiếp tốt, trẻ biết lắng nghe, nói năng lịch sự, hòa nhã và cởi mở. Giáo dục kĩ năng sống giúp trẻ ham hiểu biết, sáng tạo, có những kĩ năng thích ứng với hoạt động học tập ở lớp Một như: sẵn sàng hòa nhập, nỗ lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, có trách nhiệm với bản thân, với công việc, với các mối quan hệ xã hội…
Các nhóm KNS có thể dạy cho trẻ em tuổi mầm non
Nhóm kĩ năng nhận thức về bản thân:+ Kĩ năng tự phục vụ bản thân.+ Kĩ năng tự bảo vệ trước những tình huống nguy hiểm.+ Nhận biết giá trị bản thân…Nhóm kĩ năng quản lý cảm xúc:+ Học cách cảm thông và chia sẻ. + Kiểm soát tình cảm.+ Lòng tự trọng.
Nhóm kĩ năng giao tiếp và quan hệ xã hội:+ Kĩ năng thiết lập quan hệ với bạn bè và người lớn.+ Kĩ năng thuyết phục và thương thuyết.+ Sự tự tin.+ Kĩ năng thay đổi hành vi.+ Kĩ năng giao tiếp. Nhóm kĩ năng tương tác+ Kĩ năng tổ chức hoạt động.+ Kĩ năng làm việc nhóm.+ Kĩ năng ra quyết định.+ Kĩ năng giải quyết vấn đề.
Nội dung giáo dục KNS cho trẻ trong chương trình GDMNCác nội dung GD kỹ năng sống trong chương trình GDMN hết sức đơn giản và gần gũi, thiết thực với trẻ. * Nhóm Kĩ năng xã hội + Kĩ năng ứng xử phù hợp với những người gần gũi xung quanh+ Kĩ năng hợp tác+ Kỹ năng tuân thủ các quy tắc xã hội+ Kỹ năng giao tiếp lịch sự, lễ phép+ Kỹ năng tự phục vụ+ Kĩ năng kiểm soát cảm xúc+ Kỹ năng nhận thức về bản thân
Phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ MN
Nhóm phương pháp trực quan: Làm gương/làm mẫu Nhóm phương pháp dùng lời: Trò chuyện, đàm thoại, giải thíchNhóm phương pháp thực hành: Trải nghiệm, giải quyết tình huống, trò chơi, tập luyện thường xuyên Phương pháp giáo dục kỹ năng sống tốt nhất là những phương pháp tạo sự tương tác và vai trò tham gia của trẻ trong việc học và thực hành kỹ năng. Những phương pháp này vận dụng nguyên tắc lấy người học làm trung tâm, dựa vào kinh nghiệm và nhu cầu của trẻ. Từ đó, giúp nâng cao nhận thức của trẻ, giúp trẻ được trải nghiệm mà có được các kỹ năng khác nhau.
Phương pháp giáo dục KNS cho trẻ MN Với trẻ mầm non, phương pháp có hiệu quả và dễ “ngấm” nhất là phương pháp trò chơi, bao gồm các trò chơi đóng vai, trò chơi vận động, trò chơi xây dựng nhóm… Với sự phong phú, đa dạng các trò chơi khác nhau và sự hứng thú, nhiệt tình khi tham gia mỗi trò chơi sẽ giúp trẻ hình thành được các kỹ năng khác nhau trong cuộc sống Ngoaì ra, thông qua các hoạt động nghệ thuật như vẽ tranh, ca hát, nhảy múa, kể chuyện, sự khen ngợi, động viên trẻ kịp thời cũng là phương pháp tốt để giáo dục KNS cho trẻ.
Những điểm cần lưu ý
Về lựa chọn nội dung:Đơn giản, gần gũi, thiết thực với cuộc sống của trẻPhù hợp khả năng, kinh nghiệm của trẻ.GDKNS tạo cơ hội cho trẻ vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn gần gũi với đời sống hàng ngày.Về biện pháp và hình thức tổ chức:Tạo nhiều cơ hội cho trẻ được tương tác với bạn, với cô Tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm một cách hứng thú, sáng tạo và tích cực trong các hoạt động hàng ngày.Tạo cơ hội để trẻ tập luyện KNS, thúc đẩy trẻ thay đổi các giá trị, thái độ và hành vi trước đó của mình nhằm lựa chọn những giá trị, thái độ và hành vi mới phù hợp.Thực hành vận dụng kiến thức và kỹ năng mới vào các tình huống cuộc sống thực tế.
Công Cụ Đánh Giá Năng Lực Học Sinh Trong Dạy Học Stem
Mục tiêu của kiểm tra đánh giá phải hướng tới việc xác định sự tiến bộ của người học. Đành giá năng lục người học chính là đánh giá khả năng người học áp dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các văn để trong cuộc sống thực tiền. Đánh giá năng luc người học còn gọi là đánh giá thực hiện.
Đánh giá năng lực không hoàn toàn phải dựa vào chương trinh giáo dục môn học như đánh giá kiến thức, kĩ năng. Trong đó, năng lực là sự tổng hoà, kết tinh của kiến thức, kĩ năng, thái độ, tình cảm, giả trị, chuẩn mực đạo đức, được hình thành từ nhiệu lĩnh vực học tập và từ sự phát triển tự nhiên về mặt xã hội của một con người.
Thang đo đánh giá năng lực được quy chuẩn theo các mức độ phát triển năng lực của học sinh, chứ không quy chuẩn theo việc học sinh đó có đạt hay không đạt một nội dung đã được học, do vậy:
Đánh giá năng lực tập trung vào mục tiêu đành giá sự tiến bộ của người học so với chính họ hơn là mục tiêu đành giá xếp hạng giữa các người học với nhau.
Học sinh cùng một lửa tuổi, học cùng một chương trình giáo dục nhưng có thể đạt các mức độ năng lực rất khác nhau. Một bộ phận đạt mức độ năng lực thấp, bộ phận khác đạt năng lực phù hợp và số còn lai đạt mức cao so với lứa tuổi. Điều này đánh giá theo kiến thức, kĩ năng đơn lẻ không giải quyết được,
Để đánh giá quá trình, các nhiệm vụ học tập thể hiện các hành vi của các năng lực ứng với các mức độ khác nhau sẽ được giao cho học sinh. Một cách lý tưởng, nhiệm vụ đó sẽ được phân hóa phù hợp với vùng phát triển gần của tùng học sinh, Mặc dù vậy, để thực thi việc đó trong điều kiện lớp học đông là hết sức khó khăn. Một cách thực tế hơn là giáo viên sẽ chọn mức độ nhiệm vụ phù hợp với da số trình độ của học sinh. Sau đó có thể cung cấp thêm những nhiệm vụ nâng cao với nhóm học sinh giỏi và tăng cường trợ giúp với nhóm học sinh yếu. Chính vì vày để đành giá quá trình, việc đầu tiên cần làm là giáo viên cần xây dựng được hệ thống nhiêm vụ có mức độ yêu cầu khác nhau.
Cách 1: Phần mức theo độ mở của nhiệm vụ. Độ mở được đặc trưng bởi sự trả lời tự do của cá nhân và không có một lời giải cố định. Cho phép các cách tiếp cận khác nhau và dành không gian cho sự sáng tạo, tự quyết định của người học. Mức độ cao- thấp phụ thuộc vào tính mở của câu hỏi. Câu hỏi càng có nhiều lời giải và cách tiếp cận thì độ mở càng cao. Trong việc đánh giá, chú trọng việc học sinh biết lập luận thích hợp cho con đường giải quyết hay quan điểm của mình.
Cách 2: Phân mức theo độ phức tap của nhiệm vụ. Độ phúc tạp thể hiện trong tính thực tiễn của nhiệm vụ. Cho phép học sinh vẫn dung các kiến thức. kĩ năng đã học vào giải quyết vấn để thực tiễn của cuộc sống. Nhiệm vụ càng sát với tình huống thực, bối cảnh thực thì mức độ phức tạp càng cao. Trong việc đánh giá, chú trọng sư phân tich, tổng hợp, đánh giá, vận dụng kiến thức trong quá trình giải quyết vấn để của học sinh.
Cách 3: Phân mức theo số lượng thao tác phải thực hiện trong nhiệm vụ. Thao tác bao gồm thao tác tự duy (diễn ra bên trong học sinh) và thao tác hành động (đođạc, tính toán, lắp đặt,). Để hoàn thành một nhiệm vụ học sinh cần thực hiện một hoặc nhiều thao tác. Năng lực của học sinh thể hiện qua các thao tác mà họ thực hiện. Một nhiệm vụ phải trải qua càng nhiều thao tác để thực hiện thì yêu cầu năng lực của học sinh càng cao.
Cách 4: Phân mức theo mức độ tự lực của học sinh. Tự lực là có khả năng thực hiện nhiệm vụ mà không cần đến sự trợ giúp, gợi ý. Nếu nhiệm vụ yêu cầu học sinh tự lực thực hiện càng nhiều thao tác thì nhiệm vụ đó có mức độ tự lực càng cao. Trong đánh giá mức độ tư lực, chú trọng đến sự chủ động, tích cực của học sinh khi thực hiện nhiệm vụ,
Khi có các nhiêm vụ với các mức độ tương ứng với các mức độ của hành vi khác nhau của năng lực thì ta có thể sử dụng các bước sau để đánh giá mức độ đạt được năng lực của học sinh trong quá trình day:
Giao nhiệm vụ ở mức độ cao hơn.
Học sinh tư lực làm việc, giáo viên đánh giá ghi nhận các học sinh thực hiện được nhiệm vụ.
Gơi ý để hạ xuống mức độ yêu cầu thấp hơn
Học sinh thực hiện theo gợi ý, giáo viên đánh giá học sinh đạt được mức năng lực thấp hơn. Các bước xây dựng các nhiệm vụ học tập theo ba mức độ khác nhau như sau:
Làm rõ mục tiêu cần đánh giả (hành vi).
Mô tả trông đợi đối với học sinh ở mức cao nhất – Đây chính là đáp án của nhiệm vụ mức 3.
Phát biểu nhiệm vụ cần thực hiện của học sinh ở mức 3,
Xác định khó khăn chính của học sinh khi thực hiện nhiệm vụ ở mức 3.
Mô tả cách hỗ trợ của giáo viên để học sinh vượt qua khó khăn.
Phát biểu nhiệm vụ học tập ở mức 2 (dựa vào nhiệm vụ mức 3 và hỗ trợ của giáo viên)
Mô tả yêu của trông đợi đối với học sinh ở mức 2 – Đáp án nhiệm vụ mức 2
Xác định khó khăn chính khi thực hiện nhiệm vụ mức 2
Mô tả cách hỗ trợ của giáo viên để vượt qua khó khăn,
Phát biểu nhiệm vụ mức 1.
Mô tả đáp án mức 1.
Một công cụ phổ biến được sử dụng trong đánh giá năng lực học sinh là bảng đánh giá theo tiêu chí (Rubric). ĐỐi với các hoạt động học tập STEM, bảng đánh giá theo tiêu chí được sử dụng trong nhiều giai đoạn, phổ biến nhất là trong đánh giá quá trình hoạt động, đánh giá sản phẩm và đánh giá trình bay, thuyết trình sản phẩm.
Một hạn chế hay gặp phải của việc xây dựng các bảng đánh gia theo tiêu chí đó là giáo viên không bám sát vào các biểu hiện hành vi của các năng lực cần đánh giá để mô tả trong bảng.
Với Rubric tiêu chí này có thể cho điểm về sản phẩm của học sinh chế tạo được tuy nhiên lại không cung cấp thông tin để đánh giá trực tiếp năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn ở đây.
Để đánh giá được mức độ biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề của học sinh, dựa vào cấu trúc năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo ta có thể xây dựng được bảng Rubric như sau:
Billy Nguyễn: Tham khảo “Giáo dục STEM trong trường phổ Thông”
Cập nhật thông tin chi tiết về Xây Dựng Kế Hoạch Dạy Học Và Giáo Dục Theo Hướng Phát Triển Phẩm Chất, Năng Lực Học Sinh (Module Gvpt04) trên website Tzlt.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!