Bạn đang xem bài viết Trình Bày Những Suy Nghĩ Của Anh (Chị) Về Quan Niệm Sống Sau: Sống Không Có Mục Đích Khác Nào Con Thuyền Lênh Đênh Ngoài Biển Khơi Mà Không Có La Bàn (J.ruskin). (Viết Không Quá 400 Từ) được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Tzlt.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Home ” Lớp 12 ” Trình bày những suy nghĩ của anh (chị) về quan niệm sống sau: Sống không có mục đích khác nào con thuyền lênh đênh ngoài biển khơi mà không có la bàn (J.Ruskin). (Viết không quá 400 từ)
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI 1. Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội – một vấn đề về tư tưởng, đạo lí. Kết câu chặt chẽ, rõ ràng, lập luận chắc chắn; diễn đạt sáng rõ; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức
Có thế trình bày theo nhiều cách khác nhau cần nêu được các ý chính sau:
– Giải thích quan niệm
+ Mục đích là: “cái vạch ra làm đích nhằm đạt cho được” (Từ điển Tiếng Việt).
Cách nói của Ruskin là cách nói so sánh (sống không có mục đích giống với Thuyền lênh đênh ngoài biển khơi mà không có la bàn). Con thuyền lênh đênh ngoài biển khơi mà không có la bàn nghĩa là không xác định được bờ, không biết sẽ đi đâu về đâu, mất phương hướng. Sống không có mục đích là không xác định được điểm đến, không hình dung ra mình sẽ đi đâu về đâu, mất phương ứng… thực hiện của câu nói này là sống cần có mục đích.
+ Cuộc đời của mỗi người là một hành trình dài. Phải đề ra cái đích cho từng giai đoạn và cho cả cuộc đời mình. Nó là động lực để bản thân chúng ta phấn đấu đạt được.
– Suy nghĩ về quan niệm
+ Quan niệm trên là một quan niệm đúng đắn. Trong đời người, ai cũng có ước mong thực hiện được điều mình nghĩ. Mục đích sống là điều không thể thiếu. Nó giúp ta có thêm nghị lực để vượt qua những gian lao thử thách của cuộc sống và có thêm niềm tin vào tương lai…
+ Có mục đích mà không có ý chí, quyết tâm thì không bao giờ thực hiện được điều mình mong mỏi….
+ Có những mục đích trước mắt, có những mục đích lâu dài. Tuỳ theo điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, mỗi người có những mục đích sao cho phù hợp.
+ Có mục đích riêng và mục đích chung, vấn đề quan trọng là phải có sự hài hoà giữa hai điều ấy. Không vì mục đích cá nhân mà làm ảnh hưởng đến mục đích chung.
– Bài học nhận thức và hành dộng:
+ Quan niệm của Ruskin nhằm biểu dương những người sống có mục đích.
+ Ngược lại, nó cũng nhắc nhở những ai sống phó mặc, đến đâu hay đến đó, không tự đề ra những điều mình cần đạt tới trong đời…
Trình Bày Những Suy Nghĩ Của Anh (Chị) Về Quan Niệm Sống Sau: Sống Không Có Mục Đích Khác Nào Con Thuyền Lênh Đênh Ngoài Biển Khơi Mà Không Có La Bàn (J.ruskin). (Viết Không Quá 400 Từ)
Home ” Lớp 12 ” Trình bày những suy nghĩ của anh (chị) về quan niệm sống sau: Sống không có mục đích khác nào con thuyền lênh đênh ngoài biển khơi mà không có la bàn (J.Ruskin). (Viết không quá 400 từ)
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI 1. Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội – một vấn đề về tư tưởng, đạo lí. Kết câu chặt chẽ, rõ ràng, lập luận chắc chắn; diễn đạt sáng rõ; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức
Có thế trình bày theo nhiều cách khác nhau cần nêu được các ý chính sau:
– Giải thích quan niệm
+ Mục đích là: “cái vạch ra làm đích nhằm đạt cho được” (Từ điển Tiếng Việt).
Cách nói của Ruskin là cách nói so sánh (sống không có mục đích giống với Thuyền lênh đênh ngoài biển khơi mà không có la bàn). Con thuyền lênh đênh ngoài biển khơi mà không có la bàn nghĩa là không xác định được bờ, không biết sẽ đi đâu về đâu, mất phương hướng. Sống không có mục đích là không xác định được điểm đến, không hình dung ra mình sẽ đi đâu về đâu, mất phương ứng… thực hiện của câu nói này là sống cần có mục đích.
+ Cuộc đời của mỗi người là một hành trình dài. Phải đề ra cái đích cho từng giai đoạn và cho cả cuộc đời mình. Nó là động lực để bản thân chúng ta phấn đấu đạt được.
– Suy nghĩ về quan niệm
+ Quan niệm trên là một quan niệm đúng đắn. Trong đời người, ai cũng có ước mong thực hiện được điều mình nghĩ. Mục đích sống là điều không thể thiếu. Nó giúp ta có thêm nghị lực để vượt qua những gian lao thử thách của cuộc sống và có thêm niềm tin vào tương lai…
+ Có mục đích mà không có ý chí, quyết tâm thì không bao giờ thực hiện được điều mình mong mỏi….
+ Có những mục đích trước mắt, có những mục đích lâu dài. Tuỳ theo điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, mỗi người có những mục đích sao cho phù hợp.
+ Có mục đích riêng và mục đích chung, vấn đề quan trọng là phải có sự hài hoà giữa hai điều ấy. Không vì mục đích cá nhân mà làm ảnh hưởng đến mục đích chung.
– Bài học nhận thức và hành dộng:
+ Quan niệm của Ruskin nhằm biểu dương những người sống có mục đích.
+ Ngược lại, nó cũng nhắc nhở những ai sống phó mặc, đến đâu hay đến đó, không tự đề ra những điều mình cần đạt tới trong đời…
Trình Bày Suy Nghĩ Của Anh (Chị) Về Câu Nói Được Đặt Làm Nhan Đề Cho Một Cuốn Sách: “Nơi Nào Có Ý Chí, Nơi Đó Có Con Đường”
Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói được đặt làm nhan đề cho một cuốn sách: “Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường”
Đề bài: Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói : “Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường”
Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói : “Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường”
Bài làm:
Có ai đó đã từng nói rằng: Sự khác biệt giữa những người thành công và những người thất bại không phải là ở sức mạnh, kiến thức hay sự hiểu biết – mà chính là ở ý chí. Có thể thấy, ý chí có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Ý chí giúp chúng ta biết vượt qua giông tố của cuộc đời, chinh phục khó khăn thử thách và biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Gặp gỡ tư tưởng với câu nói trên, cũng đã có ý kiến cho rằng: “Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường”.
Như vậy, tất cả chúng ta đều thấy rằng, nếu có ý chí, không một khó khăn, thách thức nào có thể cản bước. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện nay, có ít người nhận thức rõ về diều này. Bên cạnh những con người sống có ý chí, nghị lực, chị khó tôi rèn bản thân mình trong khó khăn thách thức thì lại có những con người sống thiếu ý chí. Họ mới chỉ vấp phải một chút thất bại mà đã bỏ cuộc, để mặc cho số phận quyết định. Đó là kiểu sống tầm thường, vô giá trị và không có ý nghĩa.
Mặc dù, ý chí là giúp chúng ta bước đến đỉnh thành công một cách nhanh nhất nhưng nếu chỉ ý chí, nghị lực thôi thì chưa đủ. Con đường đến thành công đòi hỏi rất nhiều thứ. Muốn thành công, chúng ta cũng cần có hoài bão, ước mơ, lí tưởng sống. Thêm nữa, chúng ta cũng cần trau dồi vốn kiến thức, vốn sống, tích lũy kinh nghiệm sống từ người khác, học hỏi người khác. Khi chúng ta có được những kĩ năng sống cần thiết như vậy, cùng với ngọn lửa của ý chí, nghị lực, chắc chắn chúng ta đều có thể đạt được thành công.
Nhà văn Nguyễn Bá Học đã từng khẳng định: Đường đi khó không vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Nếu chúng ta dũng cảm, có ý chí, nghị lực thì chẳng sông núi nào có thể cản bước được chúng ta cả. Đó cũng là thông điệp của câu nói “Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường”. Đó không đơn thuần chỉ là một câu nói nhắn nhủ với chúng ta về việc sống phải có ý chí và nghị lực mà nó còn được chọn làm tên của một cuốn sách với đầy niềm cảm hứng mới mẻ. Nếu bạn chưa tìm được ngọn lửa sống của mình, tôi khuyên bạn nên tìm đọc mua cuốn sách này bởi trong đó chứa rất nhiều câu chuyện sẽ giúp bạn có thêm ý chí, động lực sống để vững bước trên con đường của mình. Khi gấp cuốn sách lại, tôi đã thấy được một điều kì diệu trước mắt của mình. Còn bạn thì sao? Hãy thử xem…
Nguồn: Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói được đặt làm nhan đề cho một cuốn sách: “Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường”
Nghị Luận Câu Nói Của D. Điđơrô: Nếu Không Có Mục Đích, Anh Không Làm Được Gì Cả. Anh Cũng Không Làm Được Cái Gì Vĩ Đại Nếu Mục Đích Tầm Thường
Nghị luận câu nói của D. Điđơrô: Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường – Bài làm 1
Hôm nay, hôm nay, ngày mai con người đã sống, đang sống và sẽ sống. Họ sẽ sống mãi mãi đến khi nào lụi tắt hoàn toàn hi vọng, khi nào mục đích thật sự đi vào ranh giới của lụi tàn. Mục đích là điều mà con người luôn hướng tới, luôn muốn đạt được vì đó là điều duy nhất khích lệ họ quyết tâm đến cùng để mà tiếp tục sống và hành động. Mục đích có thể cho ta tất cả và cũng có thể là không nếu như mục đích ấy là cao cả hay tầm thường. “Nếu không có mục đích, anh không là được điều gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường”. Lời nói ấy của D. Điđơrô cho đến bây giờ vẫn âm thầm, lặng lẽ ngự trị trong tâm linh mỗi một con người, vẫn cùng các thế hệ tiếp tục dấn thân tiếng bước vào đường đời.
Hai chữ “mục đích” là điều mà mỗi một người luôn đặt ra phấn đấu, để có thể đặt bước chân vào vùng trời của mơ ước, hi vọng. Vì lẽ đó mục đích luôn được con người xem như là chìa khóa mở cánh cửa cuộc đời. Có thể nói, mục đích chính là những gì ta hướng tới, là kết quả phải đạt được mà ai cũng xác định trước khi hành động. Nói cách khác, mục đích chính là cái mà ta phải trân trọng để theo đuổi và phấn đấu đạt tới trong công việc hay trong mọi mặt của đời sống.
Không chỉ được tạo hóa rộng lòng ban cho một tình cảm thánh thiện mà chúng ta còn có cả lí trí sâu sắc, sáng suốt để mà phân biệt đúng sai, nên hay không nên khi hành động. Nếu như hành động thiếu mục đích, không có định hướng trong công việc, việc gì cũng làm, “Bá nghệ bá tri vị chi ba láp” thì chẳng việc lớn nào có thể thành công. Sống trên đời nếu như chẳng có một phút giây nung nấu, hướng tới mục đích thì dường như tất cả trở nên vô nghĩa, con người sẽ trở nên vô dụng, chẳng thể nào nếm trải hương vị của thành công. Để có được sự chắc chắn thành công trước khi làm một việc gì, con người cần đặt ra mục đích phải đạt được rồi mới tìm cách để thực hiện mục đích ấy. Không có một công việc nào trong cuộc sống lại không có mục đích: mục đích của lao động là để có của cải, mục đích của ăn là để sống, mục đích của học tập là sự hiểu biết, tiến bộ. Nó sẽ là phương hướng dẫn dắt mọi hoạt động của con người. Có mục đích, con người mới có động lực thúc đẩy trong công việc, có niềm vui và niềm tin vào công việc mình làm.
Mỗi một công việc là mỗi một mục đích khác nhau. Có thể là mục đích lớn, nhỏ, xấu, tốt, vĩ đại hay vị kỉ, tầm thường. Cuộc đời con người chỉ có một, thế nên mỗi người cần có một mục đích để hướng tới. Mục đích ấy chứng minh ta la một con người theo đúng nghĩa như những gì tạo hóa đã ban tặng. Và thật đẹp biết bao nếu mục đích ấy là cao cả, hướng tới vẻ đẹp chân, thiện, mĩ. Và D. Điđơrô đã hoàn toàn đúng khi một lần nữa khẳng định rằng “Anh cũng sẽ không làm được cái gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường”.
Mục đích tầm thường là mục đích hướng tới kết quả vị kỉ, hẹo hòi, chỉ có lợi cho bản thân cá nhân mà không hướng tới cộng đồng, nhân loại, chỉ nhìn mối lợi trước mặt mà không thấy tác hại về sau. Sống bằng mục đích tầm thường sẽ bị buộc chặt vào danh lợi, ham muốn tầm thường. Và cuộc đời ấy chỉ thu vào tầm ngắm nhỏ hẹp chẳng thể nào đến được với một chân trời mới mở rộng của ngày sau, cũng như “một cánh én nhỏ chẳng làm nên mùa xuân”. Sống với mục đích tầm thường, con người ta tự bằng lòng với chính mình, không có tinh thần phấn đấu thế nên kết quả đạt được cũng chỉ tầm thường như mục đích tầm thường. Phải chăng đó là sự hoài nghi với chính mình, với chính năng lực mình có thể?
Gạt đi tất cả sự hoài nghi, bỏ đi tất cả những cái gọi là mục đích tầm thường, con người phải hướng tới cái gì gọi là mục đích cao cả, vĩ đại. Mục đích cao cả, vĩ đại là luôn hướng về Tổ quốc, dân tộc, luôn nghĩ đến “việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”, hay luôn vì người chứ không vì riêng ta. Mục đích cao cả, tốt đẹp sẽ hóa thành động lực thúc đẩy con người không ngừng vươn lên trong cuộc sống, vượt qua trở ngại, thử thách, biến ước mơ thành hiện thực, nó sẽ là ngọn đuốc chỉ đường, là nguồn sức mạnh động viên con người tập trung ý chí, nghị lực và trí tuệ để thực hiện tốt mọi công việc. Sống có mục đích, lí tưởng đẹp con người sẽ giàu ý chí, nghị lực, thắng không kiêu bại không nản mà làm nên sự nghiệp lớn. Như vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta, Người đã không ngại gian khổ bôn ba khắp nơi trên thế giới, lúc thì làm đầu bếp trên tàu, lúc thì bị bắt giam, bị giải đi qua biết bao ngục tù,… nhưng rồi Người vẫn không nản chí. Tất cả khó khăn, gian khổ ấy Người đã trải qua không chút oán thán, không một ngày lụi tắt ý chí, hi vọng. Tất cả chỉ vì một mục đích là giải phóng dân tộc, đưa dân tộc ta thoát khỏi đêm đen của nô lệ để hướng tới bình minh của những ngày độc lập, tự do. Và Người đã để lại câu nói bất hủ, chứng minh cho mục đích cao cả, vĩ đại mà cả đời Người hướng tới cho đến lúc Người đã ra đi: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho đất nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Không chỉ riêng Bác, thực tế lịch sử cho thấy những tên tuổi lưu danh muôn đời đều là mục đích sống lớn lao, cao cả. Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung,… ai cũng chung một khát vọng lớn là bảo vệ Tổ quốc, đánh đuổi ngoại xâm, giành chủ quyền độc lập, tự do thiêng liêng cho dân tộc.
“Ngẫm thù lớn, há đội trời chung,
Căm giặc nước thề không cùng sống”.
(Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)
Công lao to lớn của các vị anh hùng đời đời được nhân dân ca tụng và ghi nhớ. Chính vì vậy, mỗi chúng ta sống trên đời không chỉ cần phải có mục đích mà còn phải có một mục đích cao cả, vĩ đại. Có như vậy mới mong làm được những việc hữu ích để đời.
Trong thời đại mới, sức mạnh của mỗi dân tộc không chỉ ở lòng dũng cảm, ý chí sắt đá, sức mạnh đoàn kết dân tộc. Ngày nay, sức mạnh dân tộc là kết tinh của sức mạnh trí tuệ, của khoa học – kĩ thuật và kinh tế phồn vinh. Các cường quốc trên thế giới đều là những nước kinh tế phát triển cao. Đối với nước ta, điều đó chỉ thực hiện được khi chủ nhân của đất nước là những người có trình độ văn hóa khoa học – kĩ thuật cao, có khả năng hòa nhập với trình độ của thế giới. Muốn vậy, trước mắt mỗi thế hệ trẻ ngày hôm nay phải xác định cho mình một mục đích sống phù hợp để vươn lên. Có tâm hồn đẹp mới biết sống có mục đích. Có ý chí và bản lĩnh phi thường mới thực hiện được mục đích vĩ đại, cao cả. Ngay chính phút giây này, tuổi trẻ chúng ta phải xác định động cơ, mục đích học tập cho đúng đắn, phấn đấu trở thành người công dân tốt, người lao động chân chính, làm chủ khoa học – kĩ thuật để góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, một đất nước của công nghiệp hóa, hiện đại hóa:
“Tự hỏi mình sau trước
Cho cuộc đời, Tổ quốc thân yêu
Ta đã làm gì? Và được bao nhiêu”
Một mục đích tốt sẽ có tác dụng rất lớn đến việc hình thành và phát triển nhân cách. Nó làm cho con người ngày càng trở nên hoàn thiện hơn, hữu ích hơn cho gia đình và xã hội. Nhưng mục đích tốt đẹp của mỗi người không phải tự nhiên mà có, nó là kết quả của một quá trình rèn luyện và phấn đấu lâu dài của mỗi cá nhân.
Đã hơn hai thế kỉ trôi qua, câu nói của D. Điđơrô vẫn ngời sáng chân lí, nó trở thành danh ngôn có sức cảm hóa kì diệu đối với mỗi một con người. Nó là nguồn sức mạnh, ý chí bền vững giúp cho con người vững tin thực hiện ước mơ, hoài bão của mình.
“Muốn vượt biển Đông theo cánh gió,
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi”.
Nghị luận câu nói của D. Điđơrô: Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường – Bài làm 2
Trong xã hội, có người công thành danh toại, cũng có kẻ suốt đời lao đao, lận đận chẳng làm nên chuyện gì đáng kể. Có người sống không hề băn khoăn về mục đích sống, tựa như con tàu ra biển không xác định hướng đi, sống không biết ai, chết chẳng ai hay. Lại có người ý đồ thì rất lớn mà sự nghiệp rất nhỏ. Chuyện thành công hay thất bại do rất nhiều nguyên nhân tạo nên, trong đó chủ yếu là tính “mục đích”. Vì vậy Điđơrô đã nhận xét: “Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường”.
Câu nói của ông đề cập đến tính “mục đích” của mọi công việc, mọi hoạt động của con người. Con người phải có mục đích sống. Mục đích sống tốt đẹp là nguồn động viên con người phấn đấu để đạt được kết quả tốt đẹp hom, sống hữu ích hơn trong xã hội. Nhận xét trên của Điđơrô hoàn toàn chính xác. Nó sẽ hướng mọi suy nghĩ, hành động, tập trung ý chí, nghị lực của con người để đạt được yêu cầu đã đặt ra.
“Mục đích” là kim chỉ nam của con người cho nên con người không thể sống, làm việc mà không có “mục đích” nào cả.
Con người có trí tuệ soi sáng nên thường đặt ra yêu cầu cụ thể trước mỗi việc làm hay còn gọi là mục tiêu hành động và trí tuệ chi phối mọi suy nghĩ. Loài người thường dùng lí trí để phân biệt đúng sai, nện hay không nên khi hành động. Hành động thiếu mục đích thường không có hiệu quả. Trước khi làm một việc gì, con người thường đặt ra “mục đích” ấy. Từ trước tới nay, đã có bao nhiêu nhà bác học nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo trên mọi lĩnh vực để đem lại những kêt quả tốt đẹp nhất, nhằm mục đích cải thiện đời sống con người. “Mục đích” sẽ mơ ra phương hướng, dẫn dắt mọi hoạt động của con người.
Có “mục đích”, con người mới có động lực thúc đẩy trong công việc, có niềm vui và niềm tin vào việc mình làm. Ngược lại, nếu sống không có “mục đích” con người sẽ trở nên thụ động, bạc nhược và vô dụng, cuộc đời mất hết ý nghĩa.
Thế nào là “mục đích tầm thường”. Một kẻ chỉ nghĩ đến quyền lợi của cá nhân, làm gì cũng chỉ nhằm đạt kết quả cho cá nhân mình, cho gia đình mình mà không nghĩ đến quyền lợi của những người xung quanh thì “mục đích” ấy là “mục đích” tầm thường, ích kỉ. Cách sông của người đó không có ích cho cộng đồng. Bên cạnh đó, không ít người sông có mục đích cao thượng tốt đẹp. Họ là những con người có ích cho xã hội, gia đình và suốt đời cống hiến cho dân, cho đất nước, không màng gì đến bản thân. Họ sẵn sàng hi sinh tất cả để đất nước ngày càng giàu đẹp, nhân dân ngày càng sung sướng.
Động cơ nào thúc đẩy họ làm việc quên mình nếu không phải là “mục đích” đẹp đẽ và cao thượng? Như vậy, “mục đích” cao thượng chính là ngọn đuốc chỉ đường, là nguồn sức mạnh động viên con người tập trung ý chí, nghị lực và trí tuệ để thực hiện tốt mọi công việc. Nhờ có “mục đích” lớn và tinh thần làm việc không mệt mỏi mà các nhà khoa học đã sáng tạo ra bao công trình vĩ đại cho nhân loại.
Thực tế lịch sử cho thấy những tên tuổi lưu danh muôn đời đều là những người có “mục đích” sông lớn lao, cao cả. Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Hồ Chí Minh… cùng chung một khát vọng: bảo vệ Tổ quốc, đánh đuổi ngoại xâm, giành chủ quyền độc lập, tự do thiêng liêng cho dân tộc. Công lao to lớn của các vị anh hùng đó đời đời được nhân dân ca tụng và ghi nhớ. Trong hoàn cảnh đổi mới hiện nay, các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta ngày đêm trăn trở, tìm đường đi đúng đắn nhất để khôi phục và phát triển kinh tế, nâng cao mức sốíttg cho nhân dân, xây dựng một đất nước Việt Nam giàu mạnh như Bác Hồ hằng mong muốn. Đó là “mục đích” tốt đẹp.
“Mục đích” đó đã tạo ra sức bật mới cho toàn dân tộc. Nhân dân ta bước đầu đã gặt hái được những thành công đáng kể. Là thành viên còn nhỏ tuổi trong gia đình và xã hội, được cha mẹ cho cắp sách đến trường, liệu có ai đặt câu hỏi: “Học để làm gì” hay không? Nếu chúng ta xác định không đún jf thì dễ nhụt chí nản lòng khi gặp khó khăn trong học tập. Quá trình học tập lớp 1 đến lớp 12 phải là quá trình rèn luyện phấn đấu không mệt mỏi của r gười học sinh. Vậy học để làm gì? Học để ngày mai bước vào dời có một vốn liến thức tối thiểy^để “làm người”. Học để hiểu được điều hay lẽ phải. Học để khi trưởng thành có thể làm việc tự nuôi mình, giúp gia đình và giúp đời. Nhưng mục đích tốt đẹp của mỗi người không phải tự nhiên mà có. Nó là kết quả của một quá trình rèn luyện và phạn đấu lâu dài của mỗi cá nhân. Ớ lứa tuổi học sinh chúng ta, mục đích cao đẹp không phải là cái gì xa xôi, khó đạt tới.
Chúng ta cần có nhận thức đúng đắn: học tập là để nâng cao trình độ hiểu biết nắm vững khoa học kĩ thuật, sau này dùng những tri thức đã học được để phục vụ đồng bào, Tổ quốc. Việc học tập của chúng ta hôm nay sẽ quyết định tương lai của đất nước ngày mai. Như vậy chúng ta đã có được mục đích tốt đẹp.
Nghị luận câu nói của D. Điđơrô: Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường – Bài làm 3
Đi-đơ-rô là nhà văn, nhà lí luận, phê bình nghệ thuật, nhà triết học duy vật vĩ đại của nước Pháp trong thế ki XVIII. Hình ảnh Đi-đơ-rô – hình ảnh nhà tư tưởng lớn, hơn hai thế kỉ nay được đông đảo độc giả vô cùng hâm mộ. Khi nói về lẽ sống, về mục đích của cuộc đời, ông từng nhắc nhở độc giả gần xa, đặc biệt là tuổi trẻ trong các học đường câu nói bất hủ: “Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả, anh cũng không làm được cái gì nếu như mục đích tầm thường”.
Mục đích là gì? Mục đích là chỗ người ta nhằm tiến tới, cái mà người ta nhằm thực hiện cho bằng được.
Tầm thường nghĩa là nói dưới mức trung bình. Mục đích trung bình, mục đích tầm thường là mục đích chẳng có gì cao xa, chỉ nhỏ bé, nhạt nhẽo.
Mục đích cuộc sống thường gắn liền với lẽ sống và lí tưởng của mỗi người. Phải sống như thế nào, học tập và làm việc như thế nào thì mới thực hiện được mục đích, ước mơ của mình. Có mục đích gần mà cũng có mục đích xa, có mục đích cao cả nhưng cũng có mục đích tầm thường, nhỏ bé. Mục đích thường gắn với ước mơ, hoài bão. Có mục đích cao cả, đúng đắn mới tạo thành động lực, sức mạnh, giúp ta vươn tới làm nên sự nghiệp, giúp ích cho đời.
Câu nói của Đi-đơ-rô không chỉ nói lên tầm quan trọng của mục đích sống mà còn nhắc nhở mọi người phải sống với mục đích cao cả, không nên sống với mục đích tầm thường.
Câu nói của Đi-đơ-rô là một lời giáo huấn hàm chứa tư tưởng sâu sắc, tiến bộ. Nếu không có mục đích, anh chẳng làm nên công trạng gì. Và anh chỉ sống cho hiện tại, không hề nghĩ tới ngày mai. Cuộc đời anh trở nên nhỏ nhoi, thấp hèn, chật hep, chỉ là phường giá áo túi cơm. Sống không có mục đích thì người ta chỉ nhìn thấy những lợi ích vặt vãnh, ti tiện hàng ngày, lãng phí thời gian, phí hoài tuổi trẻ. Cuộc sống trở nên tẻ nhạt vì không biết tu dưỡng đạo đức, học hành mở mang trí tuệ, trau dồi nhân cách, tài năng. Sống không có mục đích là sống thừa, sống theo bản năng. Sống không có mục đích, không chỉ không có hạnh phúc mà còn là nguồn gốc của mọi điều xấu, điều ác trong xã hội.
Nếu mục đích tầm thường anh cũng không làm được cái gì vĩ đại. Sống bằng mục đích tầm thường, anh sẽ bị buộc chặt vào danh lợi, ham muốn tầm thường. Cuộc đời anh quẩn quanh, không bao giờ nghĩ tới chuyện cao xa, bay bổng; sống không cc ước mơ, khát vọng. Con chim cánh nhỏ, sức yếu không thể bay cao, bay xa. Chỉ có đại bàng mới tung cánh gió bốn phương trời được. Sống với mục đích tầm thường, con người ta tự bằng lòng với mình, không chịu học tập nên không có tài năng. Không có tài năng thì chẳng làm được cái gì vĩ đại, phi thường như Đi-đơ-rô đã nói.
Xưa và nay, lịch sử loài người cũng như lịch sử dân tộc ta chứng minh một cách hùng hồn rằng, các anh hùng, các danh nhân… tên tuổi sáng ngời sử sách là những nhân vật vĩ đại đã sống và chiến đấu vì một mục đích cao cả, vĩ đại:
Lê Lợi và Nguyễn Trãi:
“Ngẫm thù lớn, há đội trời chung,
Căm giặc nước thề không cùng sống”.
(Bình Ngô đại cáo)
Phan Bội Châu:
“Muốn vượt biển Đông theo cánh gió,
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi”.
(Xuất dương lưu biệt)
Và Hồ Chí Minh:
“Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta dược hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng dược học hành”.
Có tâm hồn đẹp mới biết sống có mục đích. Có ý chí và bản lĩnh phi thường mới thực hiện được mục đích vĩ đại, cao cả. Tuổi trẻ chúng ta ngày nay phải phấn đấu trở thành người công dân tốt, người lao động chân chính… để góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Sống vì mục đích đúng đắn, cao cả, học sinh mới thực hiện được lời Bác Hồ
dạy: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai cúc cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”.
Có được giáo dục, được học hành chu đáo, chúng ta mới sống có mục đích đúng đắn, cao cả. Khi đã có mục đích sống đẹp, đúng đắn, chúng ta còn phải biết phấn đấu đến cùng để thực hiện ước mơ, hoài bão của minh. Mọi thành quả trên hành trình đi tới tương lai đâu để gặt hái? Phải bền chí và có quyết tâm cao để chiến thắng mọi trở lực trên đường đời. Chúng ta càng thấm thìa bài thơ của Bác Hồ:
“Đi đường mới biết gian lao,
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng.
Núi cao lên đến tận cùng.,
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.
(Đi đường)
Câu nói của nhà văn Đi-đơ-rô thật sâu sắc và chí lí. Đã hơn hai thế kỉ qua câu nói của ông vẫn sáng ngời chân lí, nó trở thành một danh ngôn, có sức cảm hóa kì diệu. Thực hiện đúng câu nói của nhà văn Thế kỉ Ánh sáng, cũng có nghĩa là chúng ta đã “Sông, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”.
Nghị luận câu nói của D. Điđơrô: Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường – Bài làm 4
Trong cuộc sống có rất nhiều người” công thành doanh toại” nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều người long đong lận đận và chẳng làm được việc gì đáng kể. Tại sao lại như vậy? đó là mục đích sống mỗi người khác nhau. Về điều này nhà văn Pháp Đi- đơ-rô đã từng nói ” Nếu không có mục đích sống anh sẽ không làm được việc gì cả, anh cũng không làm được gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường”.
Trước hết câu nói của nhà văn đề cập đến vấn đề đó là trong công việc, mọi hoạt động của con người, con người phải có mục đích sống và mục đích sống cao đẹp sẽ là nguồn động viên để con người phấn đấu, đạt được kết quả tốt, sống hữu ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Chính vì vậy câu nói của nhà văn Đi – đơ – rô là hoàn toàn đúng.
Muốn hiểu rõ được ý nghĩa của câu nói thì trước hết ta phải hiểu được mục đích sống là gì? ” mục đích” là cái đích mỗi con người đặt ra cho bản thân và luôn quyết tâm đạt được nó. Trong cuộc sống của mỗi người tùy vào con đường lựa chọn để đi đến đích và mục đích đạt được lớn hay nhỏ.
Tại sao chúng ta cần có mục đích sống? Vì: ” mục đích sống” như một động lực giúp ta đạt được cái đích mà mình đã đặt ra, buộc ta phải xác định được cái ta cần và tìm ra một con đường thích hợp nhất để đi đến đích. Như chúng ta đã biết, mục đích tốt luôn luôn có con đường khó đi, nhưng khi ta có mục đích tốt thì sẽ trở thành một người có ích cho gia đình, cho xã hội, và tự tạo cho mình thành người giàu ý chí, nghị lực vươn lên để đạt được ước mơ.
Trong thực tế đã có rất nhiều tấm gương với mục đích sống cao đẹp, trong văn học ta từng bắt gặp những người có mục đích sống cao đẹp như hình ảnh anh thanh niên trong “lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, và nhà thơ Thanh Hải với mục đích sống để cống hiến những gì tốt đẹp nhất cho mình cho đời, cho dân tộc dù là nhỏ bé nhất, và không thể không kể đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã hi sinh cả cuộc đời mình để giải phóng dân tộc với một câu nói mà ta không thể nào quên: ” Tôi có một ham muốn, một ham muốn tột cùng là làm sao cho đất nước ta lại được tự do nhân dân ta được ấm lo hạnh phúc”.
Là chủ nhân tương lai của đất nước chúng ta cần phải làm gì? điều đầu tiên là mỗi chúng ta cần phải biết tìm cho mình lý tưởng sống cao đẹp, phải có mục đích sống rõ ràng, chúng ta đang là học sinh cần cố gắng học tập thật tốt, tham gia các phong trào của trường lớp, của tập thể.
Trái với lý tưởng sống cao đẹp là những người không có mục đích sống hoặ mục đích sống tầm thường. Như một số người chỉ vì mục đích của bản thân chỉ cốt ăn no, ăn ngon, mặc đẹp, sống một cuộc sống an nhàn mà đi theo con đường phạm pháp hoặc dựa vào gia đình mình có tiền. Còn học sinh có những người không có mục đích học tập mà bỏ đi chơi điện tử, khi làm bài kiểm tra thi tìm mọi cách đạt điểm cao như quay cóp, dở vở, dở sách để xem bài… Nếu sống như vậy ta sẽ không làm được việc gì cả và không làm được việc gì cao cả có ích cho mọi người, cho đất nước. Vì vậy, chúng ta hãy phát huy những điểm mạnh và loại bỏ những yếu điểm để có mục đích sống cao đẹp.
Như vậy, sống có mục đích nghĩa là ta đang tự hoàn thiện bản thân và đạt được những thành công trong cuộc sống, góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp, vì vậy hãy nhớ đến câu nói của nhà văn Đi – đơ – rô : ” Nếu không có mục đích sống anh sẽ không làm được việc gì cả, anh cũng không làm được gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường” là hoàn toàn đúng. Chúng ta hãy tạo cho mình mục đích sống cao đẹp ngay từ hôm nay.
Trình Bày Suy Nghĩ Về Câu Nói: Ta Mong Với Trời Cao Và Biển Rộng Mà Quên Rằng Hoa Từ Đất Mà Ra
Những lời suy nghĩ sâu sắc thốt ra từ đáy lòng khi lắng lại giữa dòng đời hối hả khi đang trong và sắp phải bước qua ngưỡng cửa tuổi thanh xuân của đời người, đó là điều cần thiết, đáng quý. Là nhắc nhở chúng ta rằng thời gian sẽ không đợi ta trưởng thành, cũng như sẽ cho ta hiểu rằng những trăn trở trước những hoài bão bản thân, sẽ luôn đi cùng với những khó khăn, những hối tiếc điều xưa cũ, những điều bình dị tuổi thơ sẽ luôn đi cùng ta tạo nên ta toàn vẹn giữa cuộc đời này. Điều đó được cây bút trẻ Thụy Thảo đặt tâm huyết viết nên trong bài thơ Với Tuổi có câu rằng “ta mong với trời cao và biển rộng mà quên rằng hoa từ đất mà ra”.
Theo lý giải của câu nói, ta có thể hiểu đơn giản rằng: ” Trời cao và biển rộng” ở đây chính là biểu hiện cho những hoài bão ước vọng trong cuộc đời, vô cùng lớn và đôi khi có chút gì đó tưởng như xa vời, khó nắm bắt. “Hoa” ở đây là biểu hiện cho cái đẹp, là cái thành quả ngọt ngào sau cùng của một quá trình miệt mài gian nan. “đất” chẳng khác chi sự quá đỗi bình dị, gần gũi hết mực thân thương trong cuộc sống, chúng ta sinh sống được trên đất, cây cối ấy, con vật ấy cũng đều phát triển được từ “đất mẹ”. “Hoa ở đây mọc lên từ đất- hình ảnh đẹp đẽ vô cùng dung dị, dễ tìm giữa đời thực nhưng mang một ý nghĩa biêu tượng vô cùng cao quý đó chính là sức sống bắt nguồn từ những thứ gần gũi, mạnh lên qua từng ngày nhờ sự tưới tắm, vươn đến trời cao, tỏa những cánh hoa tươi tắn, đẹp đẽ đón nhận ánh nắng mặt trời.
Trong cuộc sống con người luôn tồn tại những khát vọng, hoài bão đặc biệt ở cái tuổi thanh xuân sức trẻ đang căng tràn, những khao khát bùng cháy thôi thúc họ tìm tòi điều mới là, hứng thú nó. Đôi khi, họ quên mất rằng chính nơi khởi nguồn mới thật sự đáng trân trọng, xa rời nó mà đi đến những nơi đầy viển vông, tương lai mù mịt, sự không chắc chắn thì sẽ ít khả năng mà thành công.
Nhưng câu thơ này không phải nói rằng ta không nên trân trọng những mục tiêu xa vời, mà dường như câu nói này để nhắc nhở ta khi muốn thành công bất kể việc gì, hãy trân trọng những điều bình dị, xung quanh trước, sau đó nghĩ đến những sự phát triển lớn lao hơn cũng chưa muộn, nên bắt đầu từ những điều gần gũi rồi sau đó mới xây dựng những kế hoạch chinh phục quãng đường dài hơn, từng bước từng bước một phát triển hình thành ước mơ của mình. Đừng bao giờ hy vọng điều gì đến một cách quá nhanh chóng, vọng tưởng điều gì cũng dễ dàng, mơ ước những điều quá xa vời không hẳn là sai nhưng ta sẽ khó có khả năng đạt được nếu không vạch ra và theo đuổi đến cùng những kế hoạch để chạm tay gần hơn đến những ước mơ đó.
Nhưng những hoài bão, mục tiêu vẫn ở đó, vẫn không ngừng phát triển trong con người ta, để rồi ta mới thấy nó đáng quý. Nếu như cuộc đời mà không có hoài bão lớn, làm sao có những con người thành công lừng lẫy trên khắp thế giới như ” tỷ phú Bill Gates, nhà lập nên mạng xã hội Facebook nổi tiếng là Mark Zuckerberg, nhà sáng lập Apple- Steven Jobs,….” những nhà thiên tài lịch sử ” nhà vật lý học- Thomas Edison với hàng ngàn lần thất bại trong quá trình nghiên cứu ra bóng đèn cho nhân loại sử dụng đến ngày hôm nay”, ” anh em nhà Wright- hai con người có nuôi trong mình những ấn tượng sâu sắc về những con chim bay trên trời từ đó hun đúc khát vọng lớn để làm ra những điều quý giá cho sự di chuyển thuận tiên ngày nay đó là chiếc máy bay dân dụng”. Hay nhìn những con người vượt lên số phận nghiệt ngã, để chứng tỏ với cuộc đời họ “tàn nhưng không phế”, họ luôn thôi thúc bản thân theo đuổi sự đam mê với cuộc sống, với những khát vọng được cống hiến cho cuộc đời không ngơi nghỉ, tạo ra giá trị đích thực cho bản thân như ” Nick Vuijic- sinh ra đã không có tứ chi sau khi mắc căn bệnh quái ác, anh đã vượt qua nó để mạnh mẽ sống tiếp, và đem những đam mê tưởng như không thể thực hiện được của mình thanh hiện thực,..”. Không hẳn vì họ có tài năng bẩm sinh gì hết, mà ở họ chỉ có những bí quyết muôn thuở đó là sự kiên trì, là những đam mê không bao giờ dập tắt, là những suy nghĩ đúng đắn , nhận thức sâu sắc về cuộc đời, tiếp thêm sức mạnh cho họ từ trong những đau khổ, những điều không may mắn, những sự thất bại càng chỉ làm họ thêm mạnh mẽ hơn vươn lên đến bầu trời đỉnh cao của thành công.
Do vậy chúng ta chẳng cần phải tìm đâu xa những điều gì phi thường, căn nguyên của những điều xa xôi, những kì tích giữa đời thường được viết nên bằng chính sự hoàn hảo qua từng nỗ lực hàng ngày, hàng giờ, sự cố gắng của bản thân đến đâu sẽ đạt được kết quả xứng đáng, những “hoa thơm” đến đó. Chúng ta đã và đang phát triển, hoàn thiện bản thân từng ngày nên chú ý tìm ra cho mình những mục tiêu hợp với bản thân, đầy đủ, có thể nhiều cũng được nhưng phải tuần tự và rõ ràng,đặc biệt phải hết sức chú ý dồn toàn tâm toàn ý cho nó, tránh để bị xao lãng bởi những điều xung quanh, kiên trì theo sát thời gian đã sắp xếp kế hoạch, vì hoàn thành được những điều nhỏ bé nhất sẽ dẫn tới thành công. Muôn được thành quả lớn phải ta phải thành công từ những điều nhỏ bé, những chông gai khó khăn trên đường đi.
Bạn có thể thấy rằng, không nhất thiết phải làm được những điều quá lớn lao vì bạn đang sống giữa cuộc đời dung dị, những thành công lớn sẽ chỉ đến với những ai dám vượt qua thử thách, những ai biết kiên trì, những ai có đủ năng lực vượt qua những điều nhỏ, đơn giản nhất.
Và vì bản tính của con người luôn ích kỷ, tham lam có cái này rồi lại muốn cái khác, luôn muốn bản thân phải thật hoàn hảo luôn cố gắng vươn tới những mục đích xa xôi những hình mẫu lý tưởng không phải không đúng, không nên. Cuối cùng, ta phải biết hiểu đúng, hợp lý hóa nó,vì ta phải hiểu rằng khi con người ta tất bật với công việc và ước mơ, sẽ nhiều khi không còn thời gian cho những điều tốt đẹp từ xung quanh, những người bạn, người thân luôn bên cạnh mình. Hết thảy những giá trị đẹp đẽ thì luôn không cần tìm kiếm xa xôi nó ở ngay bên cạnh chúng ta đôi khi chỉ thật bình dị như nơi chúng ta sinh ra thật đẹp có cánh diều có đồng cỏ nơi có cha mẹ có anh chị là mái nhà mỗi khi ta vấp ngã. Thật vậy, như trong nhân vật Nhĩ ở tác phẩm Bến Quê của nhà văn Nguyễn Minh Châu – ông đã đi khắp bốn phương trời, nhưng đến lúc bệnh nặng trở về bên ngôi nhà bình yên, chỉ mong ước một lần được lui tới nơi bến quê, điều làm ta day dứt nhất khi đọc hết tác phẩm, thầm xót thương cho nhân vật, và cho cả chính chúng ta.
Vậy ta hãy sống tôt, biết giúp đỡ mọi người,biết trau dồi những kiến thức của bản thân…sống tôt làm cho cuộc sống của bạn và mọi người tốt đẹp hơn từng ngày, bạn được moi ngừoi yêu quý trân trong chính là đã sống đúng được với trời cao biển rộng của chính mình phần nào rồi đó!.
Qua đây, ta biết được rằng khi ta mải miết dùng sức trẻ để một lần được sống hết mình với đam mê, hoài bão, để mong rằng một lần chạm tới đỉnh cao nhưng sẽ dễ làm lãng quên đi những điều tưởng như bình dị thì để rồi mãi ân hận day dứt như chính dòng cảm xúc chân thành của nhà thơ trẻ Thụy Thảo: “ta mong với trời cao và biển rộng mà quên rằng hoa từ đất mà ra”.
Thống kê tìm kiếmta mong với trời cao và biển rộng mà quên rằng hoa từ đất mà ra ( với tuổi – thụy thảo)
Suy Nghĩ Của Em Về “Bạn Đừng Nên Chờ Đợi Những Quà Tặng Bất Ngờ Của Cuộc Sống Mà Hãy Tự Mình Làm Nên Cuộc Sống”
Hãy trình bày ý kiến của anh chị: “Bạn đừng nên chờ đợi những quà tặng bất ngờ của cuộc sống mà hãy tự mình làm nên cuộc sống” của Lép-Tôn-Xtôi?
Bài làm
Con cái là món quà tinh thần vô giá cho cha mẹ, nhưng thực chất nó không phải do tạo hóa ban tặng mà đó là do con người tạo ra. Thử hỏi cái điều thiêng liêng ấy sao lại do cuộc sống ban tặng mà nó xuất phát từ tình cảm mẫu tử cao cả của những bậc sinh thành. Toi luôn tự mình làm nên cuộc sống của riêng tôi, không để những bất ngờ của cuộc sống lay động bản thân.
“Bạn đừng nên chờ đợi những quà tặng bất ngờ của cuộc sống mà hãy tự mình làm nên cuộc sống”, đại thi hào nước Nga Lép-Tôn-Xtôi đã nói. Phải chăng những bất ngờ trong cuộc sống không thể làm thay đổi con người theo chiều hướng xấu. Quà tặng cuộc sống là gì? Phải chăng nó là những niềm vui và nổi buồn, hay là những bất hạnh về bản thân, gia đình. Những điều đó đâu ai lường trước được. Ai mà chẳng khao khát có được một cuộc sống hạnh phúc. Nếu chúng ta cứ mãi chờ đợi thì có phải là ta đang phụ thuộc vào cuộc sống. Ta cần phải làm chủ cuộc sống, chủ động tìm những điều mới lạ cho cuộc sống thêm năng động. Quà tặng của cuộc sống đôi khi tốt, đôi khi lại là những mất mát, đau thương. Khi đạt thành công trong cuộc sống, gặp may mắn, đó cũng là một quà tặng đấy chứ, và ta hài lòng, vui vẻ với món quà đó. Nhưng có ai mà cho không ai bất cứ điều gì ngoại trừ ba mẹ chúng ta. Cuối 2014, cuộc sống đã tặng cho hàng trăm người trên chuyến may MH370 là một món quà bất ngờ, những quả không lường này đến nay vẫn chưa có lời giải. Món quà này làm bao nhiêu con người phải đau đớn, những nạn nhân không rõ sống chết, còn người thân của họ thì đau lòng, khóc thương. Nước mắt ngập cả cuộc sống nhưng hậu quả của nó sẽ mãi kéo dài. Không ai muốn chọn cho mình một chiếc hộp xấu để chịu gian khổ. Cho chúng ta điều tốt đẹp làm ta hạnh phúc thì cũng lấy lại của chúng ta hoặc những người thân yêu của chúng ta một thứ, mang nước mắt và ưu buồn với họ. Có vay thì phải có trả,n vì thế hãy dùng chính đôi tay ta để làm nên món quà ý nghĩa, đừng để người khác ban tặng.
Chờ đợi, cầu mong một thứ không thuộc về mình thì có gì đáng tự hào, mà khi có được rồi ta sẽ không trân trọng. Có một câu chuyện kể rằng: Cả gia đình có một người con trai, vì giá đình khá giải nên anh con trai sinh ra ăn chơi, lười biếng. Một hôm cha anh ta bảo sẽ không cho anh ta tiền tiêu sài nữa mà hãy dùng đôi tay mình làm ra đồng tiền. Anh cũng ra đi nhưng tiền đó đâu phải do anh ta tìm ra đâu mà biết quý trọng. Đến ngày thứ ba, anh ta làm việc vất vả lắm mới có được một đồng tiền, nhưng đem về lại bị cha ném vào bếp lửa, anh ta liền cho tay vào đống lửa và lấy tiền ra. Chỉ khi ta tự tay làm mới hiểu được giá trị của nó, Cuộc sống bắt đầu từ những điều giản đơn, cuộc sống càng tươi đẹp khi được chính bàn tay ta chăm bón. Khi làm được điều đó bạn mới hiểu được giá trị của cuộc sống. Vì “you only live one” nên hãy tô màu cho cuộc sống rạng rỡ, đáng sống hơn.
Với những kẻ chỉ biết trông chờ vào sự giúp đỡ, ban phát của người khác thì chẳng bao giờ thành công. Xã hội hôm nay đâu thiếu những con người như vậy: Giống như thằng lười nằm há miệng chờ sung. Con người cũng ngồi chờ cuộc sống ban phát mà không biết tự đi tìm. Những người như thế sao có được niềm vui và lí tưởng sống. Nếu bạn luôn trễ hẹn thì có ai dám tin rằng bạn sẽ không trễ lần hai, lần ba, rồi mọi người sẽ mất niềm tin ở bạn. Còn nếu bạn luôn là người phải chờ thì bạn quá thụ động, phải phụ thuộc người khác. Không tự chủ được bản thân. Cuộc sống tươi đẹp chỉ dành cho những con người xứng đáng.
Tôi luôn muốn tìm ra gia vị mới cho cuộc sống của chính mình. Tôi không hi vọng vào những bất ngờ của cuộc sống, biết rằng không ai tránh khỏi những lúc khó khăn, nhưng phải biết làm thế nào để khó khăn đó trở thành một bài học kinh nghiệm. Cái gì dễ đến cũng sẽ dễ đi, chỉ có những thứ do mình tạo ra mới là mãi mãi. “Bạn đừng nên chờ đợi những quà tặng bất ngờ của cuộc sống mà hãy tự mình làm nên cuộc sống”.
Những điều trong cuộc sống sẽ vô cùng ý nghĩa nếu như nó do mình tạo ra. Tôi hài lòng với hiện tại và trân trọng những gì đã có, những điều hạnh phúc là do con người tạo ra. Chúng ta phải làm chủ cuộc sống, để sống thật đúng nghĩa và hạnh phúc hơn.
chúng tôi
Cập nhật thông tin chi tiết về Trình Bày Những Suy Nghĩ Của Anh (Chị) Về Quan Niệm Sống Sau: Sống Không Có Mục Đích Khác Nào Con Thuyền Lênh Đênh Ngoài Biển Khơi Mà Không Có La Bàn (J.ruskin). (Viết Không Quá 400 Từ) trên website Tzlt.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!