Z Test Đánh Giá Năng Lực / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Tzlt.edu.vn

11 Bài Test Đánh Giá Năng Lực Bản Thân

1. “WHO AM I?”

(http://you.visualdna.com/quiz/whoami#/quiz)Cái test này rất là hay, thay vì phải trả lời các câu hỏi một cách nhàm chán, bạn có thể lựa chọn giữa các hình ảnh sinh động và trực quan hơn.

2. 16 PERSONALITIES

(https://www.16personalities.com/free-personality-test)Một trong những bài test uy tín nhất, dựa trên nghiên cứu của Carl Gustav Jung và bài test nổi tiếng Myers-Briggs, 16 Personalities giúp bạn khám phá xem mình là hướng nội hay hướng ngoại, xu hướng làm việc nơi công sở như thế nào, điểm mạnh điểm yếu ra sao.

3. TEST COLOR

(http://www.testcolor.com/personalitytest/personalitytest.php)Cái test này khá là ngộ, nó sẽ cho bạn một bảng màu, đầu tiên bạn chọn những màu từ thích nhất đến ghét nhất. Xong sau đó lại chọn từ ghét nhất đến thích nhất. Từ những lựa chọn đó, sẽ cho ra kết quả của bạn về kĩ năng lãnh đạo, quản lý và trí tưởng tượng.

4. SEE MY PERSONALITY

(http://www.seemypersonality.com/IQ-Test)Test này giúp bạn thử xem bạn thuộc não trái hay não phải.

5. chúng tôi

(http://iqtest.dk/main.swf)Test này cũng thấy khá nhiều nơi dùng để kiểm tra IQ – chủ yếu là câu hỏi về logic, trí nhớ, sử dụng các hình khối để đánh giá.

6. THE MENSA IQ TEST

(https://www.mensa.org/workout)Bài test thuộc một cộng đồng lâu đời nhất về IQ.

7. INSTITUTE FOR HEALTH AND HUMAN POTENTIAL

(http://www.ihhp.com/free-eq-quiz/)Các câu hỏi ngắn và đơn giản về cách bạn phản ứng trong từng tình huống cụ thể. Ngoài kết quả ra còn có các hướng dẫn để bạn cải thiện EQ.

8. GOLEMAN’S EQ TEST (http://www.arealme.com/eq/en/)

Một bài test rất nổi tiếng dựa trên cuốn sách Emotional Intelligence: Why It Can Matter More Than IQ của tác giả Daniel Goleman.

9. TÌM HIỂU THÊM VỀ NGHỀ NGHIỆP BẢN THÂN

. SOKANU CAREER ASSESSMENT (http://www.sokanu.com/)Đây là một bài test sẽ giúp bạn định hướng xem bạn phù hợp với ngành nghề, công việc nào.

10. ĐỊNH VỊ 16 LOẠI TÍNH CÁCH VỚI MBTI

Bạn thuộc nhóm tính cách nào? Điểm mạnh của bạn là gì? Công việc nào phát huy hết tiềm năng của bạn?http://langmaster.edu.vn/mbti

11. Khả năng chịu đựng sự căng thẳng của bản thân?

Bạn có phải là con người can đảm? Bạn chịu được bao nhiêu mức độ của căng thẳng?

Xem tại: elite-symbol.com

Xây Dựng Khung Năng Lực Và Đánh Giá Năng Lực Cho Dn.

Khái niệm về Khung năng lực bắt nguồn từ định nghĩa về Năng lực (Competency) đã được nghiên cứu, áp dụng trong quản lý nhân sự ở cả lĩnh vực công và tư tại nhiều quốc gia. Theo Cục quản lý nhân sự (Office of Personnel Management) của Mỹ, Năng lực được hiểu là đặc tính có thể đo lường được của kiến thức, kỹ năng, thái độ, các phẩm chất cần thiết để hoàn thành được nhiệm vụ và là yếu tố giúp một cá nhân làm việc hiệu quả hơn so với những người khác. Hiểu được khung năng lực để tự xây dựng khung năng lực. Cụ thể:

Kiến thức (Knowledge): Mô tả những thông tin, sự kiện, quy luật thuộc lĩnh vực được học và nghiên cứu từ trường lớp hoặc được tích lũy từ thực tế, từ các nguồn tư liệu hoặc từ các chuyên gia có kinh nghiệm.

Kỹ năng (Skill): Mô tả những năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc phát sinh trong thực tế.

Thái độ (Attitude): Mô tả cách nhìn nhận về công việc, về nhiệm vụ, về đồng nghiệp và về cộng đồng. Thái độ chi phối cách ứng xử, hành vi và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ nhân sự

Từ đó, Khung năng lực là bảng mô tả tổ hợp các kiến thức, kỹ năng, thái độ và đặc điểm một cá nhân cần để hoàn thành tốt công việc. Kết cấu của khung năng lực thường gồm 3 nhóm năng lực chính sau:

Nhóm năng lực chung / cốt lõi: gồm các năng lực cần thiết cho tất cả các vị trí. Các năng lực cốt lõi được xác định dựa trên chiến lược, giá trị cốt lõi của công ty

Nhóm năng lực khối / chuyên môn: là các kiến thức, kỹ năng về một lĩnh vực chuyên môn cụ thể cần để hoàn thành một công việc, mang tính đặc thù cho vị trí công việc hoặc bộ phận mà cá nhân cần có để có thể đảm nhận vị trí công việc đó.

Nhóm năng lực quản lý / lãnh đạo: là các yêu cầu đối với các công việc có tính chất quản lý bao gồm hoạch địch, tổ chức, điều phối nguồn lực (ngân sách, con người…) và thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá công việc. Tùy theo tính chất phức tạp, mức độ và phạm vi quản lý mà mỗi chức danh có những yêu cầu về tiêu chuẩn năng lực quản lý khác nhau.

Khung năng lực là một phương pháp quản lý nhân sự tổng hợp nhằm ứng dụng cho rất nhiều các hoạt động quản lý nguồn nhân lực. Khung năng lực có thể sử dụng làm cơ sở để tuyển dụng đội ngũ quản lý và cán bộ có năng lực cũng như là cơ sở quan trọng cho hoạt động xây dựng chương trình quy hoạch cán bộ lãnh đạo – quản lý. Các năng lực trong khung năng lực có thể được sử dụng làm tiêu chuẩn đánh giá ứng viên. Khác với bộ tiêu chuẩn tuyển dụng thông thường, doanh nghiệp có thể ấn định một những năng lực cần thiết phải đánh giá khi tuyển dụng và cấp độ tối thiểu mà một ứng viên khi được tuyển chọn.

Như vậy, người tuyển dụng sẽ có một bức tranh toàn diện về các yêu cầu của công việc. Nó giúp người tuyển dụng có thể phân biệt giữa các năng lực có thể đào tạo và những năng lực rất khó phát triển và phải đáp ứng ngay khi tuyển. Khi đánh giá ứng viên, kết hợp với công cụ phỏng vấn hoặc trung tâm đánh giá doanh nghiệp có thể xác định được năng lực của ứng viên ở cấp độ nào ở các yêu cầu khác nhau. Nhờ vậy, người tuyển dụng sẽ đảm bảo được một cuộc phỏng vấn có tính hệ thống và khả năng tuyển được người có khả năng thành công với công việc cao hơn.

Khung năng lực cũng là cơ sở quan trọng hoạt động đào tạo, cụ thể là xác định nhu cầu đào tạo, nội dung chương trình đào tạo phát triển đội ngũ quản lý và lãnh đạo. Khi xây dựng khung năng lực, doanh nghiệp sẽ phải xác định được yêu cầu về loại năng lực và cấp độ ở từng năng lực của vị trí hiện tại hoăc vị trí cần phát triển lên đồng thời thực hiện đánh giá năng lực cho cán bộ quản lý và nhân viên. Khi có hai dữ liệu này, việc xác đinh ai cần phải đào tạo năng lực gì, đào tạo ở cấp độ nào trở nên vô cùng đơn giản khi so sánh mức độ đáp ứng và yêu cầu năng lực. Với việc ứng dụng khung năng lực, doanh nghiệp có thể tập trung vào những kỹ năng, kiến thức và các đặc điểm có ảnh hưởng đến hiệu quả và do đó khai thác hiệu quả thời gian và tiền bạc dành cho đào tạo và phát triển.

Xây dựng khung năng lực và triển khai khung năng lực

Quá trình xây dựng khung năng lực đòi hỏi tổ chức phải chuẩn hóa cơ cấu tổ chức, hệ thống chức danh và chức năng, nhiệm vụ của mỗi chức danh. Lý do là các năng lực thường sẽ gắn với việc thực hiện những nhiệm vụ hoặc hoạt động nhất định, vì vậy khi hệ thống chức danh và chức năng, nhiệm vụ chưa rõ ràng thì sẽ không thể xác định được năng lực nào là cần thiết và giúp người thực hiện công việc trở nên vượt trội.

Quá trình xây dựng khung năng lực và đánh giá Khung năng lực

Sau khi xác định xong hệ thống chức danh, việc tiếp theo là xác định các năng lực có thể cần đến. Có 2 phương pháp doanh nghiệp, tổ chức có thể lựa chọn là tự xây dựng bộ khung năng lực hoặc lựa chon bộ khung năng lực có sẵn. Một bộ khung năng lực thông thường sẽ gồm 3 nhóm năng lực như đã nêu ở trên: (1) Nhóm năng lực chung / cốt lõi; (2) Nhóm năng lực khối / chuyên môn; (3) Nhóm năng lực quản lý / lãnh đạo. Khi tiến hành xây dựng năng lực, doanh nghiệp, tổ chức sẽ cần thực hiện định nghĩa và phân chia các cấp độ cho từng năng lực và tập hợp tất cả năng lực thành từ điển năng lực. Mặt khác, một số bộ năng lực được phổ biến rộng rãi như từ điển năng lực Đại học Harvard (Havard University Competency Dictionary), bộ năng lực do Viện phát triển Nhân lực (CIPD) của Vương quốc Anh phát triển… cũng có thể được doanh nghiệp, tổ chức sử dụng và điều chỉnh cho thích hợp với hoàn cảnh của mình.

Kết thúc giai đoạn này, mỗi công việc trong doanh nghiệp (trừ các công việc đơn giản) đều gắn với một bộ năng lực nhất định và các cấp độ yêu cầu tương ứng. Đây chính là khung năng lực cho từng vị trí công việc. Để khung năng lực này có thể được đưa vào sử dụng, phần công việc quan trọng tiếp theo là phát triển các công cụ đánh giá năng lực của mỗi cá nhân và phương pháp đào tạo, phát triển gắn với mỗi loại năng lực. Tuy nhiên, đây là phần việc đòi hỏi chuyên môn rất cao vì vậy nếu doanh nghiệp không có đủ người có năng lực chuyên môn thì có thể thuê các chuyên gia hoặc các công ty tư vấn chuyên nghiệp thực hiện thay vì tự phát triển nội bộ. Công việc này bao gồm đánh giá cá nhân, xác định khoảng cách năng lực (chênh lệch giữa cấp độ yêu cầu và cấp độ đạt được của mỗi cá nhân sau khi được đánh giá).

Trên cơ sở kết quả phân tích so sánh này, bộ phận nhân sự có thể xây dựng các chương trình phát triển năng lực cụ thể cho mỗi cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp để giúp họ đạt được cấp độ năng lực hiệu quả cũng như thực hiện được lộ trình phát triển đã đặt ra.

Với Phần mềm digiiCAT, doanh nghiệp có thể tự xây dựng từ điển năng lực và khung năng lực cũng như triển khai đánh giá tại doanh nghiệp.

Đánh Giá Năng Lực Cá Nhân

Làm cách nào bạn nhận ra một cá nhân có năng lực? Nói cách khác, làm sao bạn biết ai có khả năng thăng tiến? Và trước vai trò quan trọng của tài năng và sự thay đổi nhanh chóng trong thế giới kinh doanh, năng lực cần phải được phát hiện sớm – không phải theo năm mà theo tuần.

NHỮNG VIỆC KHÔNG NÊN LÀM KHI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC

Có thể sẽ hữu ích nếu bắt đầu bằng việc chỉ ra những việc không nên làm. Khoảng 60% các công ty Mỹ không có cách thức cụ thể, vượt khỏi hẳn các hệ thống quản lý hiệu quả công việc thông thường, để đánh giá hiệu quả làm việc thực tế của một cá nhân hoặc đánh giá tiềm năng thăng tiến của họ. Nhà quản lý trong những tổ chức này cho rằng nếu các nhân viên làm tốt công việc hiện tại, họ chắc chắn sẽ thành công trong các vị trí cao hơn.

Để chắc chắn, có một nguyên tắc lựa chọn nhân viên nổi tiếng đồng thời là phương pháp tốt nhất để dự đoán hiệu quả làm việc tương lai đó là kiểm tra công việc trong quá khứ. Đó là lý do khiến bạn mất nhiều thời gian vào các đơn xin việc, kiểm tra lý lịch, phỏng vấn xin việc. Nhưng có phải nguyên tắc này luôn luôn đúng không?

Hãy xem xét mặt ngược lại, giả sử thành công ở một cấp nào đó trong sơ đồ tổ chức sẽ được thưởng bằng việc đề bạt lên cấp cao hơn. Điều này dẫn tới nguyên tắc Peter nổi tiếng, do tiến sĩ Laurence J. Peter và Raymond Hull đề xuất trong The Peter Principle (1986). Theo nguyên tắc Peter, thành viên của một tổ chức được thưởng bằng việc thăng tiến, miễn sao họ hoàn thành tốt công việc. Nhưng cuối cùng, họ được đề bạt tới cấp độ mà tại đó họ không thể làm việc tốt được – và bị mắc kẹt ở đó. Hệ quả của Nguyên tắc Peter là “rồi mọi vị trí đều sẽ do nhân viên không đủ năng lực đảm nhiệm” và thêm nữa, “công việc sẽ được hoàn thành bởi những nhân viên đó, những người chưa đạt tới được mức độ nằm ngoài khả năng của họ”.

Tất nhiên, một rắc rối là làm việc ở các cấp bậc cao hơn rất khác với làm việc ở cấp bậc hiện tại. Thành công trong quá khứ chỉ là một yếu tố báo trước thành công trong tương lai, trong trường hợp chúng ta không xem xét thêm bất kỳ yếu tố nào ngoài yếu tố “thành công”. Trong quyết định đề bạt, quá khứ không nhất thiết là chỉ dẫn tốt nhất cho tương lai, vì mức độ trách nhiệm và các nhiệm vụ giữa hai cấp bậc rất khác nhau. Tóm lại, rất khó biết được liệu các cá nhân sẽ thể hiện như thế nào nếu như bạn chưa bao giờ thấy họ thể hiện năng lực tại các chức vụ cao hơn.

Một số quan điểm về điều nên làm khi đánh giá năng lực thăng tiến

Hãy xem xét sự tương đồng giữa khả năng đi xe đạp với khả năng làm việc ở cấp bậc cao hơn. Làm thế nào bạn biết người khác có thể đi xe đạp nếu bạn chưa bao giờ thấy họ lái xe?

Một cách để phát hiện ai đó có thể “đi xe đạp” hay không là hỏi cấp trên trực tiếp của người đó. Điều này cũng giống như việc hỏi các nhà quản lý nên đề bạt nhân viên nào. Không may thay, như đã đề cập đến trong chương trước, phương pháp này bị tác động bởi thành kiến “giống tôi”, tức là các cá nhân có xu hướng lựa chọn những người giống họ khi được yêu cầu ra quyết định tuyển dụng hoặc đề bạt. Nghĩa là, việc bổ nhiệm quản lý sẽ đem lại sự nhân bản. Những nhà quản lý có thể đạp xe cũng có thể cho rằng những người họ thích là những người có thể đạp xe giống họ.

Cách thứ hai để biết ai đó có thể đi xe đạp là hỏi nhiều người, như cấp trên trực tiếp, đồng nghiệp và cấp dưới. Điều này giống như việc đánh giá 360 độ. Sau khi có kết quả, bạn sẽ biết điều người khác biết – nhưng bạn vẫn không biết chắc chắn liệu cá nhân đó có thực sự biết đi xe đạp không. Điều không biết là do không tận mắt chứng kiến.

Cách thứ ba là cho người đó ngồi lên yên xe đạp cố định, giống như những thiết bị trong các trung tâm thể thao. Yêu cầu những người biết đi xe đạp đánh giá khả năng đạp xe của người đó. Điều này giống như trong trung tâm đánh giá, bao gồm việc mô phỏng công việc ở cấp trách nhiệm cao hơn. Mặc dù phương pháp này có thể ước định cảm nhận của người đánh giá về năng lực của một cá nhân khi tiến hành công việc mô phỏng, nhưng vẫn không thực sự quyết định được liệu người đó có đi được xe đạp không.

Cách thứ tư là yêu cầu người đó thực hiện công việc của quản lý trực tiếp. Việc này chắc chắn phải do nhà quản lý trực tiếp của họ huấn luyện. Khi có kết quả, những người đánh giá sẽ nhận thấy chất lượng công việc, nhưng họ sẽ không biết bao nhiêu phần công việc do nhân viên thực hiện và bao nhiêu phần công việc do cấp trên thực hiện?

Cách thứ năm là yêu cầu các cá nhân tham gia vào thực tập thực tế. Đây là cách hiệu quả nhất, và có cùng nguyên tắc với đề bạt. Trong đó, các cá nhân đảm nhiệm những nhiệm vụ của cấp trên trực tiếp trong một thời gian ngắn. Mặc dù cách này khá đơn giản, nhưng rất ít tổ chức tiến hành. Tất nhiên, sau khi thực tập xong, nhân viên và quản lý trực tiếp của người đó sẽ đánh giá chính thức hiệu quả công việc đã thực hiện ở cấp cao hơn. Cả cá nhân lẫn tổ chức đều cần có cơ sở để đưa ra quyết định đề bạt và phát triển tốt hơn.

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DỰA TRÊN CÔNG VIỆC HÀNG NGÀY

Các nhà quản lý nên đánh giá tiềm năng dựa trên công việc hàng ngày như thế nào? Hãy xem xét những khả năng sau:

Chuẩn bị phương án 1: Thử thách dự án “Đòi hỏi cao”

Một cách để kiểm tra và phát triển tiềm năng của một nhân viên là mang đến cho họ một thử thách vượt xa hẳn những kỹ năng mà họ thể hiện trước đây. Ví dụ lựa chọn một hoạt động từ bản mô tả công việc của mình và để những người bạn muốn đánh giá và phát triển tiến hành hoạt động đó trong một khoảng thời gian cụ thể. Hãy giải thích cho mọi người điều bạn sẽ thử thách họ. Mô tả chi tiết việc họ phải làm và cách thực hiện, cũng như cách bạn kiểm tra họ, đồng thời chỉ cho họ những ví dụ tốt và xấu (nếu có).

Tuy nhiên, hãy cẩn thận với phương pháp này. Bạn sẽ cần kiểm soát những kỳ vọng, tránh hứa hẹn đề bạt hoặc tăng lương. Hãy nói đơn giản rằng bạn muốn xem họ vượt qua thử

thách như thế nào. Lưu ý về thời gian thử thách. Kết thúc hoạt động đúng lúc. Đưa ra những phản hồi chi tiết về mức độ hiệu quả trong công việc của họ.

Chúng ta hãy bắt đầu với vấn đề kinh doanh thực tế. Thử lập một đội đa chức năng với những người có khả năng giải quyết vấn đề, làm việc bán thời gian hoặc toàn thời gian. Hãy chọn những người có thể hưởng lợi từ việc thực hiện đa chức năng. Không giống như đào tạo trong lớp học – phương pháp thường không có kết quả thất bại – một dự án học tập hành động có những khó khăn thực sự. Thất bại có thể tác động tới việc tăng lương và cơ hội thăng tiến của nhân viên. Các thành viên trong đội cùng làm việc để nghiên cứu vấn đề, đề xuất giải pháp, thử nghiệm các giải pháp chắc chắn và đáp ứng kỳ vọng cải thiện.

Học tập hành động thực sự hữu ích trong việc phổ biến rộng rãi hình ảnh đa chức năng của cá nhân. Đồng thời, thành viên của đội có cơ hội hiểu biết về doanh nghiệp trong khi giải quyết các vấn đề thực tế – và cả những vấn đề rõ ràng đặt họ trong tầm quan sát của những nhà hoạch định cấp cao. Nếu đội giải quyết được vấn đề, cả đội sẽ cùng được tín nhiệm; nếu đội thất bại, các thành viên sẽ cùng bị khiển trách. Điều đó khiến cho quá trình phát triển được tiến hành theo cách hiếm thấy ở những chương trình tập huấn trong lớp học.

Chuẩn bị phương án 3: Ủy quyền trách nhiệm

Cách thứ ba để đánh giá và phát triển nhân viên là ủy quyền cho người bạn muốn đánh giá và/hoặc bồi dưỡng, giao cho họ những trách nhiệm khó khăn trong thẩm quyền của bạn. Phương án này tương tự như phương án 1 – ngoại trừ việc thay vì chỉ ủy quyền một hoạt động, bạn có thể ủy quyền một nhóm hoạt động.

Giả sử bạn tự mô tả công việc của mình, cập nhật và liệt kê những hoạt động bạn làm một cách bao quát nhất. Sau đó bạn sắp xếp lại danh sách, những hoạt động khó nhất đặt trước và những hoạt động dễ hơn sau. Bạn ủy quyền thực hiện phần công việc dễ hơn cho một hoặc nhiều cá nhân bạn muốn đánh giá và bồi dưỡng. Huấn luyện để họ biết cách làm tất cả những công việc ở nửa “dễ hơn” của bản danh sách. Khi họ đã thực hiện được tất cả các công việc “dễ hơn”, bạn tiếp tục huấn luyện họ thực hiện công việc “khó hơn”. Nếu họ thành công, bạn đã đánh giá và bồi dưỡng họ thành phương án thay thế của mình – và là những người kế nhiệm chắc chắn – bằng thực nghiệm.

Với cách này, bạn cũng cần kiểm soát kỳ vọng cá nhân. Làm rõ họ cần giải quyết công việc hiện tại của mình như thế nào trong khi học hỏi các công việc của bạn. Bạn cũng có thể giao cho người khác thực hiện nhiệm vụ của anh ta nếu có thể – đây là cơ hội để phát triển nhân viên đảm nhiệm những công việc này, giả định rằng bạn có đội ngũ đủ khả năng thực hiện.

Chuẩn bị phương án 4: Thử thách luân chuyển

Luân chuyển công việc là phương pháp nổi tiếng để phân công các cá nhân tới các bộ phận khác nhau trong tổ chức. Đây cũng là cách để kiểm tra những người có tiềm năng trong nhiều tình huống cũng như để bồi dưỡng năng lực của họ. Cách này sẽ hữu ích nếu bạn lo ngại bị chi phối bởi thành kiến “giống tôi”. Bằng việc chuyển nhân viên ra khỏi bộ phận của mình, bạn cho họ cơ hội được những phòng ban khác đánh giá và bồi dưỡng.

Hãy nghiên cân nhắc kỹ càng trước khi bạn đề xuất luân chuyển công việc. Tại sao bạn gửi người sang vị trí khác? Làm rõ điều mà mọi người nên học trong thời gian luân chuyển. Tìm ra cách để đo lường nó. Hãy đề nghị người quản lý giám sát các nhiệm vụ của nhân viên được luân chuyển đưa ra ý kiến, để bạn có những phản hồi chính thức và không chính thức về hiệu quả làm việc của các nhân viên này.

Chuẩn bị phương án 5: Thử thách nhân viên với một nhóm cộng đồng hoặc hội từ thiện

Tổ chức của bạn không thích việc trao đổi chéo nhân viên. Nhưng cách thứ năm để đánh giá và phát triển nhân viên là gửi họ ra khỏi tổ chức một thời gian, để có cơ hội thử thách với một tổ chức từ thiện địa phương hoặc nhóm cộng đồng. Hãy đảm bảo rằng công việc không chỉ ở cùng cấp độ mà còn có mức trách nhiệm cao hơn vị trí hiện tại của cá nhân đó trong tổ chức. Với cách này, “bài kiểm tra” sẽ tối thiểu hóa những tác động của sai sót trong tổ chức khi nhân viên này học hỏi.

Hãy kiểm soát những nhiệm vụ “hướng dẫn” giống như khi luân chuyển công việc. Sự luân chuyển không chiếm toàn bộ thời gian. Trên thực tế, bạn có thể lựa chọn nhân viên làm việc bán thời gian trong tổ chức và bán thời gian trong tổ chức từ thiện hoặc nhóm cộng đồng. Do đó, nhân viên có thể đưa ra những phản hồi ngay về “mọi việc diễn ra như thế nào”. Bạn sẽ có cơ hội “đào tạo dọc”. Trong điều kiện đó, lãnh đạo của tổ chức từ thiện hoặc nhóm cộng đồng sẽ đồng ý cung cấp những phản hồi chính thức và đầy đủ về hiệu quả làm việc của nhân viên. Những thông tin này là bằng chứng quý giá để đánh giá liệu nhân viên đó có thể làm việc tốt tại các cấp cao hơn không. Phương pháp này cũng đưa ra những thông tin quý báu về nhu cầu bồi dưỡng nhân viên trong tương lai.

Theo sách: Tối đa hóa năng lực nhân viên

Thi Thử Online Đánh Giá Năng Lực

Đề thi do các giảng viên Trường ĐH Bách khoa cùng giảng viên các trường thành viên ĐH Quốc gia chúng tôi biên soạn.

THI THỬ ONLINE ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2021

ĐƠN VỊ THỰC HIỆNVăn phòng Đào tạo Quốc tế (OISP) trực thuộc Trường Đại học Bách khoa (ĐHQG-HCM)

ĐỘI NGŨ BIÊN SOẠN Giảng viên Trường Đại học Bách khoa và các trường thành viên ĐHQG-HCM

MỤC ĐÍCH KỲ THI Giúp thí sinh làm quen với định dạng đề thi Đánh giá Năng lực, trải nghiệm ngân hàng câu hỏi phong phú, sẵn sàng kiến thức và tâm lý cho kỳ thi chính thức.

Tổng số lượng câu: 120 câu

Thời gian làm bài: 150 phút

Nội dungSThứ tự câuố câu Phần 1: Ngôn ngữ

1.1. Tiếng Việt

20

1-40

1.2. Tiếng Anh

20

Phần 2: Toán học, tư duy logic, phân tích số liệu

2.1. Toán học

10

41-70

2.2. Tư duy logic

10

2.3. Phân tích số liệu

10

Phần 3: Giải quyết vấn đề

3.1. Hóa học

10

71-120

3.2. Vật lý

10

3.3. Sinh học

10

3.4. Địa lý

10

3.5. Lịch sử

10

HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM BÀI

Điền đầy đủ thông tin của bạn vào mẫu bên dưới. Nhà trường sẽ dựa vào đó để gởi kết quả thi cho bạn. Vậy nên, hãy điền đầy đủ và chính xác đó nha ^^. Điền xong thì nhấn “Start quiz“.

Sau khi làm bài xong, nhấn “Quiz-summary” để rà lại câu nào còn sót. Khi đã chắc chắn hoàn tất, nhấn “Finish quiz” kết thúc bài làm hén!

Ngành học Bách khoa bạn quan tâm

Chương trình Bách khoa bạn quan tâm

Vì sao nên thi Đánh giá Năng lực?

19 ngành, dạy bằng tiếng Anh, học phí ~ 33 triệu đồng/HK (chưa kể HK Pre-University), kế hoạch đào tạo 4 năm (chưa kể HK Pre-University), địa điểm học tại Cơ sở Q.10, chuẩn tiếng Anh đầu vào IELTS ≥ 6.0/ TOEFL iBT ≥ 79/ TOEIC nghe – đọc ≥ 730 & nói – viết ≥ 280 (nếu chưa có, thí sinh khi trúng tuyển sẽ được kiểm tra trình độ tiếng Anh đầu vào và xếp lớp học tiếng Anh trong HK Pre-University để đạt chuẩn), học bổng khuyến khích học tập mỗi HK lên tới 100% giá trị học phí/suất và nhiều học bổng khác dành riêng cho SV chương trình đào tạo quốc tế, chuẩn kỹ năng ứng dụng CNTT đầu ra: MOS (Excel, PowerPoint); bằng tốt nghiệp do ĐHBK-HCM cấp

9 ngành, dạy bằng tiếng Anh; 2 năm đầu – địa điểm học tại Cơ sở Q.10, học phí trung bình 33 triệu đồng/ HK (chưa kể HK Pre-University), 2 năm cuối – chuyển tiếp sang ĐH đối tác Úc/ Mỹ, học phí khoảng 557-828 triệu đồng/năm; xét tuyển theo kết quả THPT kết hợp phỏng vấn, chuẩn tiếng Anh đầu vào IELTS ≥ 6.0/ TOEFL iBT ≥ 79/ TOEIC nghe – đọc ≥ 730 & nói – viết ≥ 280 (nếu chưa có, thí sinh khi trúng tuyển sẽ được kiểm tra trình độ tiếng Anh đầu vào và xếp lớp học tiếng Anh trong HK Pre-University để đạt chuẩn), chuẩn tiếng Anh chuyển tiếp IELTS ≥ 6.5-7.0/ TOEFL iBT ≥ 80-93, học bổng khuyến khích học tập mỗi HK lên tới 100% giá trị học phí/suất và nhiều học bổng khác dành riêng cho SV chương trình đào tạo quốc tế, bằng tốt nghiệp do ĐH đối tác Úc/ Mỹ cấp

2 ngành, dạy chuyên môn theo chương trình Đại trà (với sự tham khảo chương trình đào tạo của ĐH Waseda và ĐH Công nghệ Nagaoka) kết hợp đào tạo tiếng Nhật giao tiếp – chuyên ngành (1.200 giờ) và văn hóa Nhật, một số môn chuyên ngành ở năm thứ 3 và 4 do các giáo sư Nhật dạy bằng tiếng Nhật, học phí khoảng 25 triệu đồng/HK, kế hoạch đào tạo 4 năm, địa điểm học tại Cơ sở Q.10, chuẩn ngoại ngữ đầu ra: tiếng Nhật tương đương JLPT ≥ N3 (hướng đến khi tốt nghiệp tương đương N2), tiếng Anh TOEIC nghe – đọc ≥ 600 & nói – viết ≥ 200; chuẩn kỹ năng ứng dụng CNTT đầu ra: MOS (Excel, PowerPoint); có ít nhất 1 chuyến sang Nhật thực tập ngắn hạn, có thể chuyển tiếp du học 2 năm cuối sang ĐH đối tác Nhật, bằng tốt nghiệp do ĐHBK-HCM cấp, có triển vọng làm việc lâu dài tại các tập đoàn Nhật với chế độ đãi ngộ như kỹ sư Nhật

10 ngành, dạy chuyên môn theo chương trình Đại trà, CLC, TT kết hợp đào tạo tiếng Nhật (1.500 giờ) và văn hóa Nhật – tư duy quản trị – kỹ năng làm việc trong doanh nghiệp Nhật, học phí khoảng 17,5 triệu đồng/HK (Đại trà) hoặc 38 triệu đồng/HK (CLC, TT), xét tuyển tân SV chương trình Đại trà, CLC, TT 10 ngành tương ứng, kế hoạch đào tạo 4 năm, địa điểm học tại Cơ sở Dĩ An và Q.10, chuẩn ngoại ngữ đầu ra: tiếng Nhật tương đương JLPT ≥ N2, tiếng Anh theo quy định của chương trình Đại trà, CLC, TT; chuẩn kỹ năng ứng dụng CNTT đầu ra: MOS (Excel, PowerPoint), học bổng dành riêng cho SV chương trình, thực tập tại các doanh nghiệp Nhật, bằng tốt nghiệp do ĐHBK-HCM cấp, giới thiệu sang Nhật làm việc tại các doanh nghiệp hàng đầu

1 ngành; 2,5 năm đầu – địa điểm học tại Cơ sở Q.10, dạy chuyên môn theo chương trình Đại trà kết hợp đào tạo tiếng Nhật liên tục trong tuần, học phí khoảng 25 triệu đồng/HK, 2 năm cuối chuyển tiếp sang ĐH Công nghệ Nagaoka, dạy bằng tiếng Nhật, học phí khoảng 112 triệu đồng/năm; xét tuyển tân SV chương trình Đại trà ngành tương ứng, chuẩn tiếng Nhật chuyển tiếp tương đương JLPT ≥ N2, bằng tốt nghiệp do ĐH đối tác Nhật cấp, tỷ lệ SV có việc làm sau khi tốt nghiệp đạt 96%, cơ hội học tiếp lên bậc Sau ĐH (thạc sỹ, tiến sỹ) tại Nhật thuận lợi

VP Đào tạo Quốc tế (OISP), Trường ĐH Bách khoa – ĐH Quốc gia chúng tôi

Kiosk OISP, Trường ĐH Bách khoa, 268 Lý Thường Kiệt, P.14, Q.10, chúng tôi