Ý Kiến Đánh Giá Đảng Viên / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Tzlt.edu.vn

Mấy Ý Kiến Về Việc Đánh Giá, Phân Loại Đảng Viên Và Tổ Chức Cơ Sở Đảng

Lâu nay, việc phân loại, xếp loại đảng viên và các tổ chức cơ sở Đảng vẫn được tiến hành đều đặn hàng năm. Ở một số chi bộ có tổ chức sinh hoạt chặt chẽ và có tính chiến đấu, việc phân loại đã góp phần nâng cao nhận thức tư tưởng về tính tổ chức, kỷ luật và năng lực phấn đấu của đảng viên. Sau khi phân loại, các đơn vị, nhất là đảng uỷ đã họp tổng kết, tuyên dương khen thưởng những đơn vị, cá nhân đạt danh hiệu xuất sắc.

Tuy vậy, qua thực tế ở cơ sở, với sự nghiên cứu, tập hợp theo dõi, chúng tôi thấy vấn đề phân loại, đánh giá đảng viên ở nhiều nơi vẫn còn sa vào hình thức, đối phó, khiên cưỡng, máy móc…

Trước hết là nhận thức chưa đầy đủ yêu cầu cần thiết và quan trọng của việc phân loại đảng viên, đơn vị tổ chức Đảng. Một số cấp uỷ cho rằng việc phân loại là việc thường tình đến hạn thì làm, làm xong là được, kết quả đạt được ra sao cũng không quan tâm. Đến tháng 12 thì chi uỷ phát phiếu, đảng viên ghi vào rồi đưa ra phân loại. Cả năm chẳng có nhắc nhở, hướng dẫn, đặt vấn đề phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ ra sao. Do đó mà đến kỳ phân loại, một số đảng viên chẳng quan tâm gì đến việc làm phiếu, làm bản kiểm điểm và thậm chí cả dự họp phân loại cũng không lưu ý.

Thứ hai là việc phân loại đảng viên, có những chi bộ thường không căn cứ vào tiêu chí, nội dung cụ thể mà chỉ xét chung chung. Cuối năm, đảng viên nào không sai phạm gì lớn là hoàn thành nhiệm vụ. Đảng viên nào có làm một số việc được giao là coi như hoàn thành tốt. Một số đảng viên do nhận thức cảm tính, nên đã bỏ phiếu bầu một số đảng viên yếu kém là xuất sắc và bầu đảng viên phấn đấu tốt, hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc chỉ hoàn thành nhiệm vụ!

Cũng vì nhận thức cảm tính, máy móc, rập khuôn, tư duy kiểu cũ nên khi đánh giá phân loại đảng viên, có chi bộ đã bỏ qua yêu cầu đánh giá cụ thể, đi vào suy tôn hình thức, đối phó. Đã là bí thư chi bộ, đảng bộ, là cán bộ xã thì dù có thiếu sót, thậm chí thiếu sót lớn vẫn được bầu là đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ thậm chí còn bầu là đảng viên hoàn thành xuất sắc. Cũng từ suy nghĩ đó mà có những tổ chức Đảng không dám xử lý đảng viên yếu kém vì sợ mất “chi bộ trong sạch và vững mạnh”, hoặc không dám xử lý các chi bộ yếu kém vì sợ mất “đảng bộ vững mạnh”! Ngay cả ở nhiều đảng uỷ, khi xét phân loại các chi bộ, các đảng viên cũng còn có hiện tượng tránh né đối với đồng chí bí thư, chủ tịch UBND. Thậm chí có nơi chánh, phó bí thư đảng uỷ đáng lý phải xử lý, phải khiển trách nhưng lại được bầu chọn là “đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”!

Cũng từ tình trạng nói trên mà một số nơi, sau khi phân loại đánh giá cuối năm, chi bộ mất đoàn kết, đảng viên sai phạm tiếp tục sai phạm nặng hơn. Rồi cũng từ đó mà chất lượng công tác của đảng viên sút kém, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện của chi bộ sút kém hơn, gây mất lòng tin trong nhân dân.

Điều đáng quan tâm giải quyết là việc đánh giá xếp loại đảng viên và các tổ chức Đảng như chi bộ, đảng bộ lâu nay chưa căn cứ vào nhiệm vụ chính trị cụ thể, công việc được giao của đảng viên, của tổ chức Đảng.

Khi đánh giá đảng viên để phân loại phải căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể của đơn vị và cá nhân. Dù đảng viên đó có chức vụ và địa vị gì mà không hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao thì không thể xếp loại khá, tốt. Bản thân cấp uỷ và chi bộ phải có bảng phân công trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể của từng đảng viên. Hàng tháng phải được kiểm tra đánh giá, góp ý sửa chữa sai phạm và mỗi năm phải được đánh giá cụ thể, xác đáng, không vị nể, không né tránh, không bao che, không “dĩ hoà vi quý”, không chạy theo thành tích và danh hiệu hình thức.

Từ thực tế nói trên, để đổi mới có hiệu quả việc đánh giá, xếp loại đảng viên và tổ chức cơ sở Đảng, chúng tôi có mấy đề xuất và kiến nghị:

Trước hết, các cấp uỷ Đảng phải có nhận thức đúng đắn, đầy đủ tầm quan trọng và tác dụng tích cực về tính chiến đấu của Đảng đối với việc đánh giá, phân loại đảng viên. Tránh tình trạng chỉ làm cho có, làm để đối phó, làm không kiểm tra như lâu nay. Từ nhận thức của cấp uỷ mà nâng cao nhận thức cho đảng viên và công việc đó phải được tiến hành thường xuyên trong tổ chức Đảng, chứ không chỉ chờ đến cuối năm theo kiểu “rằm thì trăng tròn”.

Thứ hai, đảng uỷ phải giao trách nhiệm, giao nhiệm vụ chính trị cụ thể cho từng chi bộ bằng kế hoạch, văn bản. Phải quản lý và theo dõi kế hoạch công tác lãnh đạo và nhiệm vụ chính trị cụ thể của từng chi bộ. Không chỉ kiểm tra đôn đốc thường xuyên mà đến khi xét đánh giá, phân loại, đảng uỷ phải căn cứ vào kế hoạch đó mà đánh giá, xếp loại đảng viên và tổ chức cơ sở Đảng.

Thứ ba, các cấp uỷ, chi bộ phải có phân công nhiệm vụ đảng viên cụ thể, sát hợp, ghi vào biên bản, ghi vào sổ phân công đảng viên. Hàng tháng, trong sinh hoạt chi bộ, phải đôn đốc thực hiện, sửa chữa những khuyết điểm, những sai sót qua kiểm tra của cấp uỷ. Đến cuối tháng, kiểm điểm của chi uỷ phải rà soát bảng phân công đó. Cuối năm, trong kiểm điểm, đánh giá và phân loại phải căn cứ vào bảng phân công mà xếp loại. Muốn cho chi bộ, đảng bộ tốt thì phải luôn rà soát nhiệm vụ, luôn kiểm tra đôn đốc, bổ cứu rút kinh nghiệm; tránh tình trạng cả năm không để ý, cuối năm lo xếp loại tốt để “có thành tích” và giữ “uy tín” của chi bộ.

Thứ tư, cần chống lối làm việc tuỳ tiện, chạy theo thời gian rồi bỏ qua việc kiểm điểm của từng đảng viên, việc góp ý phê bình của các đảng viên trong chi bộ. Có nơi, chỉ qua vài tiếng đồng hồ mà kiểm điểm xong cả hơn ba chục đảng viên trong chi bộ. Bản kiểm điểm làm qua loa, chiếu lệ, người làm, người không và trong khi họp, người góp ý thì còn e dè, nể nang, né tránh. Thậm chí có đảng viên còn bóp méo sự thật, hữu khuynh thiên lệch, đánh giá theo cảm tính…

Thứ năm, trong giai đoạn hiện nay, việc xếp loại đánh giá đảng viên, tổ chức cơ sở Đảng cần gắn liền với việc đẩy mạnh việc thực hiện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ tư (khoá XI) của Đảng về xây dựng chỉnh đốn Đảng./.

(Nguồn tin: Hải Hồng – tuyengiao.vn)

Hướng Dẫn Đánh Giá Chất Lượng Tổ Chức Đảng Và Đảng Viên Năm 2011

Công tác đánh giá, phân loại tổ chức đảng và đảng viên thực hiện theo Hướng dẫn số 07-HD/BTCTW ngày 11-10-2011 của Ban Tổ chức Trung ương về ” đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên”, Ban Tổ chức Tỉnh ủy hướng dẫn thêm một số nội dung sau:

– Xếp loại chất lượng chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở thực hiện như đối với tổ chức cơ sở đảng, gồm 4 mức: chi bộ trong sạch vững mạnh; chi bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ; chi bộ hoàn thành nhiệm vụ; chi bộ yếu kém.

– Các tổ chức đảng thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình về hướng dẫn đánh giá phân loại. Trước khi tiến hành kiểm điểm đánh giá chất lượng tổ chức đảng, cấp ủy các tổ chức đảng chỉ đạo các tổ chức chính quyền và đoàn thể tổng kết công tác bình xét, xếp loại thi đua khen thưởng để làm căn cứ xếp loại tổ chức đảng.

– Xếp loại chất lượng đối với đảng viên, lưu ý: đảng viên đủ tư cách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, phải được 2/3 trở lên số đảng viên chính thức chi bộ biểu quyết hoặc bọ phiếu tán thành. Số đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tối đa không vượt quá 15% tổng số đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.

– Ban Thưọng vụ các huyện, thị ủy, đảng ủy trực thuộc tỉnh tăng cưọng công tác chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc tổ chức thực hiện và thẩm định chặt chẽ kết quả đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên. trường hợp, tổ chức cơ sở đảng, đảng viên đã được công nhận xếp loại, nhưng sau đó mới phát hiện có khuyết điểm thì phải xem xét, làm rõ; nếu có khuyết điểm thì hủy bọ kết quả đã công nhận.

– Hàng năm, thời điểm kết thúc công tác đánh giá chất lượng tổ chức đảng và đảng viên ở cơ sở chậm nhất là ngày 10 tháng 12. Ban Thưọng vụ Huyện, Thị ủy và tương đương xét, thẩm định và tổng hợp kết quả đánh giá (theo biểu 7a, 7b); báo cáo về Ban Thưọng vụ Tỉnh ủy (qua Ban Tổ chức Tỉnh ủy) chậm nhất là ngày 25 tháng 12.

2. Công tác khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên: – đối tượng, hình thức, thẩm quyền khen thưởng:

+ đối tượng được khen thưởng: tổ chức đảng các cấp và đảng viên.

+ Hình thức khen thưởng:

* đối với tổ chức đảng: biểu dương, tặng giấy khen, bằng khen, tặng cọ.

* đối với đảng viên: biểu dương, tặng giấy khen, bằng khen.

+ Thẩm quyền khen thưởng:

* Chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở: biểu dương tổ đảng; biểu dương đảng viên của chi bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong năm.

* Chi bộ cơ sở: biểu dương tổ đảng, tặng giấy khen cho đảng viên của chi bộ “đủ tư cách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” trong năm.

* đảng ủy cơ sở: quyết định công nhận chi bộ trong sạch, vững mạnh; tặng giấy khen cho những chi bộ, đảng ủy bộ phận đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh” tiêu biểu trong năm. Tặng giấy khen cho đảng viên “đủ tư cách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” trong năm.

* Ban Thưọng vụ Huyện ủy và tương đương: quyết định công nhận tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh. Tặng giấy khen cho chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh” tiêu biểu 3 năm liên tục. Tặng giấy khen cho tổ chức cơ sở đảng đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh” tiêu biểu trong năm. Tặng giấy khen cho đảng viên “đủ tư cách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” 3 năm liên tục.

* Ban Thưọng vụ Tỉnh ủy quyết định tặng bằng khen cho chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh” tiêu biểu 5 năm liên tục. Tặng bằng khen cho tổ chức cơ sở đảng đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh” tiêu biểu 3 năm liên tục. Tặng cọ cho tổ chức cơ sở đảng đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh” tiêu biểu 5 năm liên tục. Tặng bằng khen cho đảng viên “đủ tư cách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” 5 năm liên tục.

– Về số lượng khen thưởng:

+ đối với tổ chức cơ sở đảng: trong tổng số những tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch vững mạnh, ban thưọng vụ các huyện, thị ủy, đảng ủy trực thuộc xem xét, lựa chọn những tổ chức cơ sở đảng tiêu biểu để biểu dương, khen thưởng. Số tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu được khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng tối đa không vượt quá 20% tổng số tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch, vững mạnh.

+ đối với chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở: trong số những chi bộ trực thuộc đạt trong sạch vững mạnh, đảng ủy cơ sở xem xét, lựa chọn những chi bộ đảng tiêu biểu để biểu dương, khen thưởng. Số chi bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu được khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng tối đa không vượt quá 20% tổng số chi bộ đạt trong sạch, vững mạnh.

+ đối với đảng viên: số lượng đảng viên đủ tư cách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và đề nghị khen thưởng không vượt quá 15% tổng số đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.

­ Thủ tục hồ sơ đề nghị Ban Thưọng vụ Tỉnh ủy khen thưởng đối với tổ chức đảng và đảng viên phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Tọ trình của Ban thưọng vụ các huyện, thị ủy, đảng ủy trực thuộc tỉnh (có danh sách kèm theo).

+ Báo cáo thành tích của tổ chức đảng và đảng viên: Phải đạt các tiêu chí về nội dung và trình bày theo mẫu (kèm theo).

+ Báo cáo kết quả thẩm định của Ban thưọng vụ các huyện, thị ủy, đảng ủy trực thuộc tỉnh đối với tổ chức và cá nhân đảng viên được trình khen thưởng.

– thời hạn nhận hồ sơ khen thưởng: kết thúc chậm nhất đến hết ngày 30 tháng 12. Các hồ sơ gửi sau thời gian này sẽ không được xem xét khen thưởng.

Hướng Dẫn Kiểm Điểm, Đánh Giá Đảng Viên Cuối Năm 2022

Việc kiểm điểm, đánh giá, xếp loại áp dụng với cả cá nhân Đảng viên, cấp ủy, tổ chức Đảng, tập thể lãnh đạo, quản lý… Đảng ủy VKSND thành phố hướng dẫn kiểm điểm, đánh giá chất lượng Đảng viên.

Nội dung kiểm điểm Đảng viên cũng là khung tiêu chí đánh giá chất lượng Đảng viên n ăm 2020 theo 05 tiêu chí như sau:

Tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong, lề lối làm việc – Tư tưởng chính trị:

Trung thành với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng;

Chấp hành, tuyên truyền, vận động gia đình và nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

Nghiêm túc học tập các Nghị quyết, Chỉ thị… để nâng cao bản lĩnh chính trị, nhân sinh quan cách mạng.

– Phẩm chất đạo đức, lối sống:

Không ngừng học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh;

Giữ gìn đạo đức, lối sống, phát huy tính tiền phong, gương mẫu của người Đảng viên và quan hệ mật thiết với nhân dân;

Có tinh thần cầu thị, lắng nghe, tiếp thu sửa chữa khuyết điểm và đấu tranh với các biểu hiện quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực;

Có ý thức xây dựng địa phương, cơ quan, đơn vị và giữ gìn đoàn kết nội bộ.

– Ý thức tổ chức kỷ luật: – Tác phong, lề lối làm việc:

Năng động, sáng tạo, quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ;

Làm việc khoa học, dân chủ, đúng nguyên tắc;

Có tinh thần hợp tác, giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp.

– Liên hệ 27 biểu hiện về suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Thực hiện chức trách, nhiệm vụ

– Thực hiện tốt nhiệm vụ Đảng viên theo đúng quyền hạn, trách nhiệm;

– Đạt kết quả tốt khi thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm được lượng hóa bằng sản phẩm cụ thể;

Thực hiện đúng cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm.

Khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã được cấp có thẩm quyền kết luận hoặc chỉ ra ở kỳ kiểm điểm trước.

Khung tiêu chuẩn các mức chất lượng Đảng viên

Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

– Là Đảng viên thực sự tiêu biểu về năng lực, phẩm chất đạo đức, lối sống, luôn đổi mới, sáng tạo, có nhiều thành tích nổi bật trong công tác được các Đảng viên khác học tập, noi theo.

– Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao đều đạt “Xuất sắc”; các tiêu chí còn lại được đánh giá “Tốt” trở lên.

– Đảng viên là công chức, người lao động được xếp loại “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”.

Hoàn thành tốt nhiệm vụ

– Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao đạt “Tốt” trở lên; những tiêu chí còn lại đạt “Trung bình” trở lên.

– Đảng viên là công chức, người lao động được xếp loại “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên.

Hoàn thành nhiệm vụ

– Các tiêu chí cơ bản được đánh giá “Trung bình” trở lên.

– Đảng viên là công chức, người lao động được xếp loại “Hoàn thành nhiệm vụ” trở lên.

Không hoàn thành nhiệm vụ

Là Đảng viên không đạt mức “Hoàn thành nhiệm vụ” hoặc thuộc một trong các trường hợp sau:

– Bị đánh giá có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

– Chỉ hoàn thành dưới 50% chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm.

– Đảng viên là công chức, người lao động xếp loại “Không hoàn thành nhiệm vụ”.

– Đảng viên bị thi hành kỷ luật trong năm.

Hai bước kiểm điểm Đảng viên

Bước 1: Chuẩn bị kiểm điểm

Mỗi cá nhân Đảng viên chuẩn bị một bản kiểm điểm Đảng viên (theo mẫu). Đồng thời, tổ chức Đảng, cấp ủy gợi ý kiểm điểm với cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý nếu cần.

Bước 2: Tổ chức kiểm điểm

Kiểm điểm Đảng viên được tiến hành vào dịp cuối năm, theo thứ tự kiểm điểm tập thể trước, cá nhân sau; người đứng đầu trước, cấp phó và các thành viên sau.

Trong khi thực hiện kiểm điểm, mỗi Đảng viên trình bày bản tự kiểm điểm của mình và các cá nhân trong tập thể góp ý, phê bình.

Sau đó, người chủ trì kết luận ưu, khuyết điểm của từng Đảng viên. Đảng viên tiếp thu và hoàn thiện bản tự kiểm điểm đó.

Đánh giá, xếp loại chất lượng Đảng viên theo 02 bước sau đây:

Bước 1: Tự đánh giá, xếp loại chất lượng

Căn cứ các tiêu chí đánh giá, tiêu chuẩn mức chất lượng nêu trên, Đảng viên tự xác định, xem xét và tự nhận mức chất lượng trong bản kiểm điểm Đảng viên: xuất sắc, tốt, trung bình hoặc kém.

Sau khi tự nhận mức chất lượng, Đảng viên báo cáo trước chi bộ trong cuộc họp kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng Đảng viên cuối năm.

Bước 2: Quyết định xếp loại chất lượng

Sau khi có bản tự kiểm điểm của Đảng viên, chi ủy tổng hợp, cho ý kiến nhận xét để đề xuất mức xếp loại của từng Đảng viên.

Việc quyết định xếp loại của Đảng viên được thực hiện thông qua hình thức bỏ phiếu. Sau khi bỏ phiếu, chi ủy sẽ tổng kết kết quả để báo cáo Đảng ủy cơ sở.

Sau khi có được báo cáo này, bộ phận giúp việc của cấp ủy tổng hợp, thẩm định báo cáo Đảng ủy để xem xét quyết định xếp loại chất lượng Đảng viên.

VH (Tổng hợp)

Chi Tiết Hướng Dẫn Đánh Giá, Phân Loại Đảng Viên Cuối Năm

Vietnamembassy-uae.org xin được tổng hợp toàn bộ những kiểm điểm, đánh giá phân loại đảng viên cuối năm 2018 đầu năm 2019. Theo đó, các đảng viên có thể kiểm điểm, tự phê bình và phê bình; đánh giá, tự đánh giá, phân loại chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên để biết được những thành tựu mình đã đóng góp được trong một năm đã trôi qua.

VỀ KIỂM ĐIỂM

1. Đối tượng thực hiện kiểm điểm:

Tất cả đảng viên tại đơn vị, trừ Đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt Đảng.

2. Nơi kiểm điểm:

– Đảng viên kiểm điểm tự phê bình và phê bình ở chi bộ nơi sinh hoạt.

– Đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý ngoài kiểm điểm ở chi bộ còn phải kiểm điểm ở cấp ủy, tổ chức Đảng và tập thể lãnh đạo cao nhất có tổ chức kiểm điểm mà mình tham gia, cụ thể như sau:

3. Nội dung kiểm điểm: Đối với Đảng viên không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:

– Tư tưởng chính trị: Trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng; chấp hành, tuyên truyền, vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; ý thức, trách nhiệm và thái độ trong đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng chính trị; việc học tập nâng cao trình độ chính trị, năng lực công tác của bản thân.

– Phẩm chất đạo đức, lối sống: Kết quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; phát huy tính tiền phong, gương mẫu của người đảng viên và quan hệ mật thiết với nhân dân. Đối chiếu với những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” để nghiêm túc kiểm điểm tự phê bình, đồng thời phê phán cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên tinh thần thẳng thắn, đoàn kết, xây dựng. Tinh thần cầu thị, lắng nghe, tiếp thu sửa chữa khuyết điểm và đấu tranh với các biểu hiện quan liêu, tham nhũng, lãng phí, lối sống thực dụng, nói không đi đôi với làm. Tính trung thực, khách quan, chân thành trong tự phê bình, phê bình và xây dựng đoàn kết nội bộ.

– Thực hiện chức trách, nhiệm vụ: Tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao; đổi mới phương pháp công tác và lề lối làm việc; chấp hành và bảo vệ, tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, quan điểm, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; ý thức học tập nâng cao trình độ và năng lực công tác; kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

– Ý thức tổ chức kỷ luật: Việc chấp hành phân công của tổ chức, quy định về những điều đảng viên không được làm và các nội quy, quy chế của địa phương, cơ quan, đơn vị; thực hiện chế độ sinh hoạt đảng, đóng đảng phí theo quy định; giữ mối liên hệ với cấp ủy cơ sở và gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú.

– Về khắc phục, sửa chữa những hạn chế, khuyết điểm thời gian qua (nếu có)

* Lưu ý: Khi kiểm điểm về thực hiện chức trách, nhiệm vụ cần đi sâu làm rõ về khối lượng, chất lượng, tiến độ, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ được giao; ý thức, thái độ phục vụ nhân dân và giữ gìn đoàn kết nội bộ. Sau kiểm điểm, cá nhân tiếp thu, hoàn chỉnh bản tự kiểm điểm, xây dựng kế hoạch sửa chữa, khắc phục khuyết điểm và báo cáo cấp có thẩm quyền.

Đối với Đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Ngoài những nội dung nêu tại Điểm 2.2.1 còn phải kiểm điểm sâu sắc các nội dung sau:

– Kết quả lãnh đạo, quản lý, tổ chức, điều hành; việc quy tụ, đoàn kết nội bộ; thái độ công tâm, khách quan và sự tín nhiệm của cán bộ, đảng viên, quần chúng.

– Tham gia cùng tập thể trong lãnh đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị và công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan, đơn vị; làm rõ trách nhiệm cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể.

– Ý thức trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, tu dưỡng đạo đức, lối sống, ý thức nêu gương của bản thân và gia đình.

– Việc xây dựng chương trình hành động của cá nhân thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.

3. Các bước kiển điểm:

Bước 1: Chuẩn bị kiểm điểm

– Người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực tiếp chỉ đạo chuẩn bị báo cáo kiểm điểm của tập thể và gửi trước cho các thành viên ít nhất 03 ngày để nghiên cứu, chuẩn bị ý kiến tham gia, góp ý.

– Đảng viên chuẩn bị bản kiểm điểm (theo mẫu 01-HD đính kèm); lấy ý kiến nhận xét của cấp ủy nơi cư trú (theo mẫu 02-HD đính kèm); khai Phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên (theo mẫu đính kèm).

– Cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cấp trên gợi ý kiểm điểm bằng văn bản đối với tập thể, cá nhân thuộc cấp mình quản lý (nếu thấy cần).

Báo cáo kiểm điểm tập thể và bản kiểm điểm cá nhân phải chỉ rõ ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân; giải trình những nội dung gợi ý kiểm điểm, ý kiến đóng góp (nếu có).

Bước 2: Tổ chức kiểm điểm

– Kiểm điểm tập thể trước, cá nhân sau; cấp uỷ viên, cán bộ lãnh đạo kiểm điểm trước, đảng viên kiểm điểm sau.

– Đảng viên trình bày bản tự kiểm điểm, tập thể đóng góp ý kiến, cá nhân tiếp thu, người chủ trì kết luận (khi kiểm điểm người đứng đầu thì phân công một đồng chí cấp phó chủ trì). Đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý ở nơi nào thì kiểm điểm sâu việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao ở nơi đó; khi kiểm điểm ở chi bộ thì báo cáo tóm tắt kết quả đã kiểm điểm trước khi kiểm điểm việc thực hiện nhiệm vụ của đảng viên.

– Trong quá trình kiểm điểm, nếu có dấu hiệu vi phạm nhưng chưa đủ cơ sở kết luận thì báo cáo cấp có thẩm quyền xác minh, làm rõ.

* Lưu ý: Đối với cá nhân, Bản kiểm điểm đảng viên hàng năm được làm thành 02 bản (01 bản lưu tại Đảng bộ, chi bộ; 01 bản gửi về Đảng ủy Bộ kèm theo Phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên và Bản nhận xét của cấp ủy nơi cư trú để theo dõi và lưu hồ sơ).

VỀ ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI

Việc đánh giá, phân loại đảng viên phải căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ đảng viên theo quy định của Điều lệ Đảng và chức trách, nhiệm vụ được giao.

1. Đối tượng: Đảng viên trong toàn đơn vị (trừ đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng).

2. Nội dung: Theo nội dung kiểm điểm đảng viên. 3. Phân loại chất lượng đảng viên.

Đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: Là đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và phải có trên 2/3 số đảng viên chính thức của chi bộ bỏ phiếu tán thành. Nếu đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức đang công tác thì phải được đánh giá đạt mức “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” hoặc được đề nghị đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở” hoặc trong năm có thành tích xuất sắc được tặng “Bằng khen” cấp Bộ, ngành.

Số đảng viên được phân loại “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” và đề nghị khen thưởng không vượt quá 15% số đảng viên được phân loại “Hoàn thành tốt nhiệm vụ”; đối với chi bộ có dưới 07 đảng viên thì không quá 01 đồng chí; đảng bộ, chi bộ có thành tích đặc biệt xuất sắc thì số đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ có thể tăng thêm nhưng không quá 20% trong số đảng viên được phân loại “Hoàn thành tốt nhiệm vụ”.

Đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ: Là đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao nhưng chưa đủ điều kiện đạt mức “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” và phải có trên 1/2 số đảng viên chính thức bỏ phiếu tán thành. Nếu đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức đang công tác thì phải được đánh giá đạt mức “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên.

Đảng viên hoàn thành nhiệm vụ: Là đảng viên cơ bản hoàn thành nhiệm vụ được giao và có trên 1/2 số đảng viên chính thức bỏ phiếu tán thành. Nếu đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức đang công tác thì phải được đánh giá đạt mức “Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực” trở lên.

– Đảng viên không hoàn thành nhiệm vụ chi bộ giao.

– Phân loại cán bộ, công chức, viên chức ở mức “Không hoàn thành nhiệm vụ”.

– Vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm hoặc vi phạm khác ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng và vị trí công tác của đảng viên đó.

– Không chấp hành phân công của tổ chức hoặc là nguyên nhân gây mất đoàn kết nội bộ.

Một số điểm lưu ý trong đánh giá, phân loại đảng viên:

– Căn cứ các điều kiện, tiêu chuẩn phân loại, cá nhân tự đánh giá, phân loại; chi bộ đánh giá, phân loại bằng hình thức bỏ phiếu, công bố kết quả phân loại và báo cáo cấp ủy cấp trên xem xét, quyết định.

– Đối với đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức đảm nhiệm nhiều chức vụ công tác thì đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ chủ yếu ở chức vụ đảm nhiệm chính và cao nhất.

– Đảng viên nghỉ ốm từ 3 tháng trở lên không phân loại đạt mức “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên.

– Đảng viên phải hoàn thành việc kiểm điểm mới được đánh giá, phân loại. Những đảng viên vắng mặt chưa được đánh giá, phân loại thì chi bộ tổ chức đánh giá, phân loại vào cuộc họp gần nhất khi đảng viên có mặt.

– Đảng viên đã được phân loại chất lượng, nhưng sau đó phát hiện có khuyết điểm hoặc không đảm bảo điều kiện của mức đã phân loại thì cấp uỷ cơ sở hủy bỏ kết quả và chỉ đạo phân loại lại.

– Không tổ chức đánh giá, phân loại đối với đảng viên mới kết nạp chưa đủ 06 tháng.

* Các Đảng bộ, chi bộ tổng hợp Báo cáo kết quả đánh giá, phân loại chất lượng tổ chức đảng và đảng viên năm 2017 (theo mẫu 03-HD, 04-HD, 05-HD đính kèm).

VỀ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG

1. Đối tượng và tiêu chuẩn khen thưởng định kỳ

– Đảng ủy cơ sở, chi bộ cơ sở xét tặng Giấy khen đối với đảng viên đạt tiêu chuẩn “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” trong năm.

– Đảng ủy Bộ xét tặng Giấy khen đối với: Đảng viên đạt tiêu chuẩn “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” trong năm của các chi bộ trực thuộc Đảng bộ Bộ, các Ban của Đảng ủy Bộ.

– Đảng ủy Bộ xét, đề nghị Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương xét tặng Bằng khen đối với đảng viên đạt tiêu chuẩn “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” 05 năm liền.

2. Đối tượng và tiêu chuẩn khen thưởng không theo định kỳ

Ngoài việc khen thưởng cho tổ chức đảng, đảng viên theo định kỳ nêu trên, các cấp ủy đảng cần quan tâm xét khen thưởng hoặc đề nghị khen thưởng kịp thời đối với tổ chức đảng cấp dưới có thành tích đặc biệt xuất sắc, là điển hình tốt trong Đảng bộ về từng lĩnh vực, đối với đảng viên trong một số trường hợp được các tổ chức quốc tế trao giải thưởng.

3. Hồ sơ đề nghị xét khen thưởng

– Danh sách đề nghị khen thưởng (theo mẫu 06-HD đính kèm).

– Báo cáo thành tích của tổ chức đảng đề nghị tặng Cờ, Bằng khen của Đảng ủy Khối; đề nghị Đảng ủy Bộ tặng Giấy khen (theo mẫu 07-HD đính kèm).

– Báo cáo thành tích của đảng viên đề nghị tặng Bằng khen của Đảng ủy Khối; đề nghị Đảng ủy Bộ tặng Giấy khen (theo mẫu 08-HD đính kèm).

– Báo cáo thành tích của đảng viên đề nghị khen thưởng thành tích đặc biệt xuất sắc.

– Bản sao Giấy khen, Bằng khen hoặc quyết định khen thưởng của các cấp ủy đảng, chính quyền trong giai đoạn đề nghị khen thưởng và biên bản họp của đảng ủy, chi bộ.

* Lưu ý: Hồ sơ đề nghị Đảng ủy Khối khen thưởng gửi 02 bản báo cáo thành tích; Đảng ủy Bộ khen thưởng gửi 01 bản báo cáo thành tích. Cá nhân và tập thể đề nghị khen thưởng phải đảm bảo số buổi sinh hoạt Đảng trong năm đúng quy định.

Các cấp ủy trực thuộc Đảng ủy Bộ báo cáo kết quả kiểm điểm của tập thể, cá nhân và đánh giá, phân loại tổ chức đảng, đảng viên (theo mẫu gửi kèm) và Hồ sơ đề nghị khen thưởng về Đảng ủy Bộ (qua Văn phòng Đảng – Đoàn thể) trước ngày 20/12/2018, nếu quá thời hạn nêu trên sẽ không được bình xét thi đua, khen thưởng.

Hoàn thành việc quán triệt Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII) trong quý I/2018 Đó là yêu cầu trong Hướng dẫn số 51-HD/BTGTW của Ban Tuyên giáo Trung ương về tuyên truyền học tập, quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 6, khóa XII của Đảng.

Các cấp ủy đảng lựa chọn hình thức tổ chức học tập, quán triệt và xác định nội dung cần quán triệt cho phù hợp với từng đối tượng, từng cấp.

Nội dung chi tiết điều kiện kết nạp Đảng 2019 mới nhất