Ví Dụ Về Đánh Giá Năng Lực Học Sinh / Top 17 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Tzlt.edu.vn

Cơ Sở Đánh Giá Năng Lực Học Sinh

Đổi mới kiểm tra, đánh giá là một khâu trọng yếu của quá trình đổi mới giáo dục phổ thông, trong đó định hướng đánh giá năng lực của học sinh là một yêu cầu then chốt.

Mục tiêu chính của việc đổi mới là tập trung phát triển năng lực của người học để nâng cao chất lượng đào tạo cũng như chất lượng của nguồn nhân lực tương lai cho đất nước. Từ đó đặt ra vấn đề bức thiết là cần đổi mới dạy học như thế nào để phát triển năng lực của người học. Làm thế nào để đánh giá, đo lường mức độ năng lực mà người học đạt được? Đánh giá kiến thức, kỹ năng khác với đánh giá năng lực như thế nào?

Xét về mục đích chủ yếu, đánh giá kiến thức, kỹ năng là nhằm xác định việc đạt kiến thức, kỹ năng theo mục tiêu của chương trình giáo dục; còn đánh giá năng lực là đánh giá khả năng học sinh vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học được vào giải quyết vấn đề thực tiễn cuộc sống. So sánh ngữ cảnh đánh giá, một bên gắn với nội dung học tập được học trong nhà trường như kiến thức, kỹ năng, thái độ thì một bên lại gắn với ngữ cảnh học tập và thực tiễn cuộc sống của học sinh. Nội dung đánh giá kiến thức, kỹ năng tập trung vào một môn học cụ thể, quy chuẩn theo việc người đó có đạt được hay không một nội dung đã được học. Còn đánh giá năng lực tập trung ở nhiều môn học, nhiều hoạt động giáo dục và những trải nghiệm của bản thân học sinh trong cuộc sống xã hội, quy chuẩn theo các mức độ phát triển năng lực của người học. Về công cụ đánh giá, một bên dùng câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ trong tình huống hàn lâm hoặc tình huống thực còn một bên là nhiệm vụ, bài tập trong tình huống cụ thể, bối cảnh thực. Như vậy, đánh giá năng lực của học sinh bao gồm cả việc đánh giá kiến thức, kỹ năng lập luận, thái độ, niềm tin, giá trị, trách nhiệm xã hội, khả năng giao tiếp, khả năng giải quyết vấn đề, khả năng sáng tạo… của các em.

Khi đánh giá năng lực học sinh, giáo viên phải tổng hợp các giá trị: kiến thức, kỹ năng, khả năng, sáng tạo…

Cụ thể, từ việc tham khảo các tiêu chí trong phiếu hướng dẫn chấm điểm bài văn nghị luận trong kỳ thi THPT đổi mới vừa rồi, chúng tôi xin gợi ý 6 tiêu chí đánh giá để xây dựng phiếu hướng dẫn cho điểm bài văn nghị luận theo hướng đánh giá năng lực phù hợp với tình hình thực tế như sau:

Thứ nhất, là nội dung: Tùy vào yêu cầu cụ thể của đề bài. Thứ hai, là hình thức ngôn ngữ, gồm: Chính tả, từ vựng, ngữ pháp, phong cách ngôn ngữ phù hợp, ngôn ngữ phù hợp với đối tượng tiếp nhận. Thứ ba, là kết cấu đầy đủ 3 phần gồm mở bài, thân bài, kết bài và phân đoạn hợp lý. Thứ tư, là khả năng lập luận gồm khả năng phân tích suy đoán, khả năng lập luận và sử dụng lý lẽ, khả năng đưa ra bằng chứng thuyết phục. Thứ năm, là liên kết và mạch lạc trong văn bản: Có sử dụng các phương tiện và phương thức liên kết; văn bản mạch lạc vì có liên kết nội dung và liên kết hình thức. Thứ sáu, là tính sáng tạo: Có ý tưởng sáng tạo và có sử dụng các hình thức ngôn ngữ sáng tạo.

ThS. Nguyễn Thành Ngọc Bảo (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM)

Đánh giá năng lực của học sinh bao gồm cả việc đánh giá kiến thức, kỹ năng lập luận, thái độ, niềm tin, trách nhiệm xã hội, khả năng giao tiếp, khả năng giải quyết vấn đề… của các em.

Kiểm Tra, Đánh Giá Năng Lực Học Sinh

Trong quá trình dạy học, chắc hẳn bạn đã gặp tình huống:

– Học sinh thắc mắc về việc cho điểm của bạn? chúng thắc mắc nhưng cứ ấm ức không dám nói? Vì chúng cãi làm sao được bạn?

– Bạn cho điểm chỉ để đáp ứng đủ các đầu điểm trong sổ. chấm hết!

– Học sinh nhận được bài, xem điểm rồi cất bài kiểm tra đi hoặc thậm chí không thèm ngó lần thứ hai? – Bạn thấy dường như việc cho điểm cũng không hiệu quả lắm nhưng không biết cách làm như thế nào để thay đổi?

– Bạn biết rằng điểm số không phải là tất cả, nhưng bạn cũng buộc phải đồng ý và làm theo nó?

– Bạn muốn học sinh phát triển với nhiều loại trí thông minh, nhiều hình thức hoạt động khác nhau, nhưng chấm bài học sinh thế nào đây?

– Bạn nghe người ta nói cũng nhiều về rubric hay “ma trận” nhưng vẫn chưa biết cách thiết kế và sử dụng nó?

Đánh giá là một phần của tiến trình dạy học. Khi vận dụng vào thực hành trên lớp, hình thức đánh giá này cung cấp thông tin cần có để điều chỉnh việc dạy và học trong quá trình. Việc đánh giá sẽ thông báo cho cả giáo viên lẫn học sinh về mức độ hiểu của học sinh ở một thời điểm mà sự điều chỉnh thời gian có thể được thực hiện. Những điều chỉnh này giúp đảm bảo học sinh đạt được các mục tiêu học tập dựa trên tiêu chuẩn trong một khoảng thời gian nhất định.

Nội dung khóa học:

– Quan niệm về đánh giá trong quá trình dạy học

– Các hoạt động đánh giá sau mỗi hoạt động/ bài học

– Rubric – Công cụ hiệu quả để đánh giá năng lực học sinh

– Thế nào là một hoạt động đánh giá hiệu quả?

– Những sai lầm của giáo viên trong quá trình đánh giá?

Gợi ý thứ tự các khóa học: Xem mục 4 – Hỏi đáp

ĐIỀU KIỆN CẤP CHỨNG CHỈ KHOÁ HỌC

Đối với những khoá học có cấp chứng chỉ tại Táo Đào Tạo thì học viên cần chú ý:

Hoàn thành ít nhất 80% nội dung khoá học

Làm bài tập cuối khoá đi kèm trong khoá học

Đối những với bài làm không đạt chất lượng Táo Đào Tạo có quyền yêu cầu học viên làm lại mới cấp chứng chỉ

Những Hoạt Động Đánh Giá Năng Lực Học Sinh Trong Dạy Học

Đánh giá thường xuyên là một phần không thể thiếu trong quá trình dạy học phát triển năng lực, nó không chỉ cho giáo viên biết được mức độ hoàn thành nhiệm vụ của học sinh mà còn là cơ sở để học sinh có thể tự suy ngẫm về những điều mình đã học được và những điểm cần cải thiện.

1. Đưa ra các câu hỏi mở

Nếu giáo viên đặt một câu hỏi mà đáp án có sẵn trong vở ghi hoặc sách giáo khoa, điều hiểu nhiên học sinh sẽ làm là dùng tài liệu để đưa ra câu trả lời mang tính đối phó.

Để đánh giá học sinh hiệu quả hơn, giáo viên cần đặt ra các câu hỏi mở để học sinh có thể vận dụng hiểu biết và quan điểm cá nhân để đưa ra câu trả lời.

Giáo viên cũng cần tránh các câu hỏi dạng “có / không” ví dụ như “Bạn có thích đọc không?” “Các con có hiểu không”. Bởi vì học sinh sẽ chỉ trả lời “có” cho xong chứ không thực sự suy nghĩa về những gì đã học.

2. Yêu cầu học sinh suy ngẫm

Tôi đã tham dự rất nhiều tiết dự giờ với các hoạt động dạy học tích cực, học sinh tham gia rất sôi nổi, nhưng cuối buổi học học sinh vẫn không đọng lại được các kiến thức quan trọng. Lý do đơn giản là học sinh đã không có thời gian cần thiết để suy ngẫm về nội dung của bài học.

Vì vậy, khi thiết kế các hoạt động dạy học, giáo viên cần dành một khoảng thời gian để học sinh suy ngẫm, tái hiện những nội dung đã học trong bài hoặc giải thích theo quan điểm cá nhân.

Đây là một trong những chiến lược đánh giá hiệu quả nhất trong quá trình giảng dạy mà giáo viên nên áp dụng thường xuyên.

3. Sử dụng kahoot

Trò chơi này khiến học sinh vừa ôn tập củng cố lại nội dung bài học đồng thời cho giáo viên biết được số học sinh nắm được nội dung của bài và đưa ra câu trả lời đúng

4. Yêu cầu học sinh tóm tắt

Giáo viên có thể yêu cầu học sinh tóm tắt lại nội dung bài học một cách ngắn gọn, sử dụng ngôn ngữ của chúng.

Hoạt động này nhằm hai mục đích, một là học sinh sẽ phải xem lại nội dung của bài và sau đó phải lựa chọn những nội dung cốt lõi và cuối cùng là diễn đạt lại theo cách hiểu của bản thân.

Học sinh có thể tóm tắt bằng cách viết một đoạn văn hoặc tóm tắt bằng sơ đồ tư duy hay các loại sơ đồ trực quan khác.

5. Nút Like/Dislike

Học sinh có thể kết hợp dùng các tín hiệu like và dislike (trên facebook) như một biện pháp để thể hiện mức độ làm chủ nội dung.

Học sinh giơ ngón tay cái hướng lên (like) để thể hiện rằng mình đã làm chủ nội dung bài học. Học sinh sẽ đưa ngón cái hướng xuống dưới (dislike) để thể hiện mình chưa hiểu nội dung. Học sinh sẽ đưa ngón tay cái ở vị trí ngang, để biểu thị vẫn còn một vài chỗ chưa hiểu.

Sau khi học sinh giơ ngón tay, giáo viên nên chọn một vài em để kiểm tra lại xem các em có thực sự hiểu nội dung của bài học.

Hoạt động này giúp thu hút sự tham gia của tất cả học sinh và giáo viên. Nó cũng giúp giáo viên có thể kiểm tra sự mức độ hiểu bài của toàn bộ học sinh trong lớp.

6. Thẻ phản hồi

Học sinh có thể sử dụng các tấm thẻ hoặc các bảng trắng nhỏ hay và các vật dụng khác để đưa ra câu hỏi, thắc mắc cũng như thể hiện phản hồi của mình đối với các câu hỏi của giáo viên. Phương pháp này giúp học sinh có thể nhanh chóng đưa ra các vấn đề của bản thân, đồng thời giáo viên cũng có thể sử dụng trong việc đánh giá nhanh học sinh.

7. Di chuyển theo bốn góc

Trong phương pháp này, giáo viên sẽ chia lớp học thành 4 góc để biểu thị cho 4 quan điểm: “hoàn toàn đồng ý”, “hoàn toàn không đồng ý”, “đồng ý một phần” và “không chắc chắn”.

Kết thúc buổi học, giáo viên sẽ chuẩn bị các câu hỏi và hỏi học sinh. Học sinh có thể chọn bất kỳ góc nào trong bốn góc để nêu ý kiến ​​của mình.

8. Think -Pair-Share

Hoạt động này giúp học sinh có cơ hội ôn lại nội dung bài học, đồng thời giúp giáo viên nhận ra những vấn đề mà học sinh đang gặp phải.

9. Hightlight (đánh dấu)

Cuối hoạt động hoặc tiết học, học sinh và giáo viên sẽ cùng đọc lại nội dung của bài học và sử dụng bút màu/bút đánh dấu để đánh dấu các lý thuyết hoặc khái niệm cụ thể.

Trong hoạt động này, học sinh sẽ cùng giáo viên đọc lại bài học (văn bản) thành tiếng. Mục đích của hoạt động nhằm giúp học sinh (nhất là học sinh các lớp nhỏ) có thể cải thiện kỹ năng đọc và nghe, phân biệt giữa đọc nội dung và các câu nói, đoạn hội thoại, câu hỏi, v.v.

10. Câu hỏi trắc nghiệm

Các câu hỏi nên tập trung vào các khái niệm chính của bài học cũng như vào những điểm mà học sinh hay nhầm lẫn.

Sau đó, giáo viên lại đặt câu hỏi cho các nhóm đã trình bày để tìm hiểu vấn đề ở góc độ sâu hơn.

Hoạt động này giúp học sinh ôn lại nội dung bài học cũng như đặt câu hỏi cho các vấn đề mà chúng còn đang thắc mắc.

12. Kỹ thuật 3-2-1

Cuối buổi học, giáo viên phát cho học sinh một bảng về kỹ thuật 3-2-1, trong đó học sinh xem xét và phân tích những nội dung đã học:

(3) Điều mà học sinh đã hiểu gì/học được

(2) Điều mà học sinh chưa rõ

(1) Câu hỏi mà học sinh muốn đặt ra?

Thông qua hoạt động này, giáo viên cũng sẽ thu được bằng chứng về mức độ làm chủ kiến thức của học sinh.

13. Vé xuất cảnh

Học sinh ghi lại câu trả lời cho các câu hỏi đó. Những học sinh nào trả lời xong, nộp lại vé xuất cảnh mới được ra ngoài.

Giáo viên thu thập các câu trả lời ngắn gọn của học sinh trong vé xuất cảnh để đưa ra phản hồi về mức độ hiểu bài, làm chủ kiến thức kĩ năng của người học.

14. Dán giấy note

Giáo viên sẽ phát cho học sinh các tờ giấy note màu vàng (có một mặt dính).

Sau khi viết xong, giáo viên cho phép học sinh dán các tờ giấy note lên bảng.

Giáo viên và học sinh sẽ cùng suy ngẫm về những điều mà học sinh viết trên các tờ giấy note. Đó có thể là những suy nghĩ sáng tạo, những điểm mà học sinh bị vướng mắc nhiều nhất hoặc có thể là các câu hỏi thú vị mà học sinh đặt ra…

15. Đưa ra tiêu chí và tự đánh giá

Kết thúc buổi học, giáo viên sẽ đưa ra một bản checklist về những yêu cầu được đặt ra trong mục tiêu bài học.

Học sinh sẽ làm việc cá nhân và tự đánh giá những điều mình đã làm tốt.

Học sinh làm việc theo cặp đôi và kiểm chứng phần đánh giá của bạn mình.

Giáo viên sẽ gọi một học sinh bất kỳ, yêu cầu học sinh trình bày nội dung tự đánh giá và giải thích trước lớp.

Cách làm này giúp phát triển kĩ năng tự đánh giá của học sinh, đồng thời rèn luyện kĩ năng diễn đạt, giải thích, thuyết phục người khác để bảo vệ quan điểm cá nhân.

16. Đưa quan điểm

Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét và giải thích lý do đồng ý hoặc không đồng ý cho quan điểm.

Hoạt động này học sinh có thể làm nhóm hoặc cá nhân. Trong quá trình học sinh làm việc, giáo viên sẽ di chuyển hỗ trợ và tương tác với các nhóm.

17. Tìm những điểm tương đồng

Sử dụng phương pháp so sánh là một công cụ hiệu quả để kiểm chứng mức độ hiểu bài của học sinh.

Giáo viên có thể chọn một vấn đề tương tự với nội dung đã học, yêu cầu học sinh xác định những điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng.

18. Đặt câu hỏi

Các câu hỏi sẽ được bỏ vào một chiếc hộp và sử dụng làm hoạt động khởi động cho buổi học sau.

Các câu hỏi mà học sinh đặt ra cũng được sử dụng làm minh chứng cho mức độ hiểu bài, làm chủ kiến thức, kĩ năng của người học.

19. Trò chơi hẹn hò

Giáo viên chia học sinh làm hai. Giáo viên viết các câu hỏi và câu trả lời lên các tấm thẻ riêng biệt. Đảm bảo số thẻ tương ứng với số học sinh của lớp.

Giáo viên phát cho học sinh nhóm 1 tất cả các thẻ câu hỏi. Giáo viên phát cho nhóm 2 các câu trả lời.

Học sinh sẽ phải di chuyển để tìm cặp đôi có câu hỏi và câu trả lời tương ứng nhau.

Trong quá trình di chuyển, học sinh sẽ phải ôn tập lại các nội dung kiến thức đã học trong bài học.

20. Hoạt động thực hành

Nếu như nội dung bài học chủ yếu là lý thuyết thì các sản phẩm thực hành sẽ chính là công cụ để giáo viên có thể sử dụng để đánh giá học sinh.

Hãy cho học sinh có cơ hội thực hành thường xuyên, trong quá trình thực hành, chắc chắn học sinh sẽ phải ôn tập lại những nội dung đã học và vận dụng chúng để hoàn thành các nhiệm vụ mà giáo viên giao.

Có thể nói, hoạt động đánh giá có ý nghĩa quan trọng cả với giáo viên và học sinh trong quá trình học tập. Hi vọng rằng, các ý tưởng trên có thể giúp ích cho các thầy cô trong quá trình thiết kế kế hoạch bài học và giảng dạy trên lớp.

Theo Táo giáo dục

13 Ví Dụ Cụ Thể Về Phản Hồi Tốt Hơn Cho Việc Học Tập

1. Trong một lớp hàn, giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh. Công việc hoàn thành khi ‘đạt tiêu chuẩn hàn chuyên nghiệp’ cho loại mối hàn đó. Học sinh nhận được một văn bản mô tả các tiêu chuẩn đi kèm một bản vẽ. Nhưng mấu chốt là giai đoạn cuối cùng. “Khi bạn nghĩ rằng mình đã đạt tiêu chuẩn, hãy thử vận dụng kiến thức để kiểm tra cái bàn này và đánh dấu nó bằng bút nhớ thần kì nếu các mối hàn đạt tiêu chuẩn.” Học sinh sẽ tìm thấy nhiều mối hàn đạt tiêu chuẩn từ nhiều năm trước nhưng có những chỗ lại không. Tôi từng thấy một cậu bé nghĩ rằng mình đã sẵn sàng. Nhưng khi đến bàn và kiểm tra chặt chẽ tất cả các mối hàn trên bàn, cậu quyết định quay trở lại trạm (nhận ra tri thức của mình vẫn chưa đạt tiêu chuẩn) để làm việc nhiều hơn.

2. Một giáo viên dạy viết lớp 6 đã dạy học sinh kiểm tra chéo và tự đánh giá. Tất cả các bài viết sau khóa học chỉ đến tay học sinh sau khi đã đi hết một vòng lớp học:

(a) Học sinh cho nhóm bạn học xem bản nháp của bài viết. Trang bìa nêu rõ mục đích, đối tượng của bài viết và học sinh yêu cầu phản hồi có mục đích.

b) Nhóm bạn sẽ đọc rồi chỉ ra những điểm tốt và chưa tốt. Họ cũng đánh dấu những chỗ trong bài – và giải thích trực tiếp với tác giả bài viết.

c) Người viết tiếp nhận và chọn lọc ý kiến ​​phản hồi (cũng như lời khuyên); sửa lại bài viết, đính kèm bản tự đánh giá và một báo cáo ngắn về việc lựa chọn phản hồi – sau đó, nộp hết cho giáo viên.

3. Trong một lớp 1, học sinh làm việc theo cặp đôi phải vẽ một bản đồ trường học đơn giản, đi kèm bản đồ chi tiết của một căn phòng trong tòa nhà. Bản đồ được đánh giá là thành công, một phần, phụ thuộc vào khả năng đọc bản đồ của học sinh khác, các chỉ dẫn trong bản đồ và la bàn. Sau khi mỗi đội cho đội khác thử dùng bản đồ của mình, các học sinh vẽ biểu tượng (mặt cười hoặc mặt mếu) vào mỗi địa điểm được khoanh tròn để thể hiện sự tự đánh giá độ tiện ích và rõ ràng của bản đồ mà họ thiết kế.

1) học sinh hoàn thành trọn vẹn bài tập mà không cần sự trợ giúp hoặc gợi ý từ giáo viên.

2) học sinh cần một gợi ý nhỏ (ví dụ: một câu hỏi hoặc nhắc nhở gián tiếp)

3) học sinh cần 2-3 gợi ý/ tín hiệu/ làm mẫu.

4) học sinh chỉ có thể hoàn thành bài tập với sự thúc đẩy đáng kể và gợi ý từ giáo viên,

5) Ngay cả với sự thúc đẩy đáng kể, học sinh vẫn không thể hoàn thành bài tập.

8. Học sinh lớp 4 thực hiện một bài kiểm tra Toán trên máy tính và biết kết quả ngay, sau đó, học sinh phải sửa các câu làm sai thông qua lệnh của phần mềm. Số câu trả lời đúng cuối cùng được báo cáo cùng với số lệnh cần thiết. Học sinh cũng biết được mức độ khó khăn mà mình gặp phải và có thể xử lý như thế nào.

9. Hàng tuần, trong lớp Nghệ thuật, học sinh trung học cơ sở trình bày sản phẩm mới nhất của mình cho một nhóm học sinh khác đánh giá theo các tiêu chí và mục đích mà người nghệ sĩ thường đưa ra để xem xét. (Quá trình tương tự được sử dụng tại Trường Thiết kế Rhode Island).

13. Mỗi thứ Sáu, giáo viên thu thập thẻ trả lời hai câu hỏi từ các học sinh lớp 6: Điều gì có hiệu quả đối với em trong tuần này? Điều gì đã không hiệu quả đối với em trong tuần này (và tại sao)? Giáo viên thông báo lại cho học sinh vào thứ hai với một bản tóm tắt các điều chỉnh mà giáo viên có thể thực hiện dựa trên phản hồi.

Và tất nhiên, mọi phản hồi đều được hoan nghênh!

Công Cụ Đánh Giá Năng Lực Học Sinh Trong Dạy Học Stem

Mục tiêu của kiểm tra đánh giá phải hướng tới việc xác định sự tiến bộ của người học. Đành giá năng lục người học chính là đánh giá khả năng người học áp dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các văn để trong cuộc sống thực tiền. Đánh giá năng luc người học còn gọi là đánh giá thực hiện.

Đánh giá năng lực không hoàn toàn phải dựa vào chương trinh giáo dục môn học như đánh giá kiến thức, kĩ năng. Trong đó, năng lực là sự tổng hoà, kết tinh của kiến thức, kĩ năng, thái độ, tình cảm, giả trị, chuẩn mực đạo đức, được hình thành từ nhiệu lĩnh vực học tập và từ sự phát triển tự nhiên về mặt xã hội của một con người.

Thang đo đánh giá năng lực được quy chuẩn theo các mức độ phát triển năng lực của học sinh, chứ không quy chuẩn theo việc học sinh đó có đạt hay không đạt một nội dung đã được học, do vậy:

Đánh giá năng lực tập trung vào mục tiêu đành giá sự tiến bộ của người học so với chính họ hơn là mục tiêu đành giá xếp hạng giữa các người học với nhau.

Học sinh cùng một lửa tuổi, học cùng một chương trình giáo dục nhưng có thể đạt các mức độ năng lực rất khác nhau. Một bộ phận đạt mức độ năng lực thấp, bộ phận khác đạt năng lực phù hợp và số còn lai đạt mức cao so với lứa tuổi. Điều này đánh giá theo kiến thức, kĩ năng đơn lẻ không giải quyết được,

Để đánh giá quá trình, các nhiệm vụ học tập thể hiện các hành vi của các năng lực ứng với các mức độ khác nhau sẽ được giao cho học sinh. Một cách lý tưởng, nhiệm vụ đó sẽ được phân hóa phù hợp với vùng phát triển gần của tùng học sinh, Mặc dù vậy, để thực thi việc đó trong điều kiện lớp học đông là hết sức khó khăn. Một cách thực tế hơn là giáo viên sẽ chọn mức độ nhiệm vụ phù hợp với da số trình độ của học sinh. Sau đó có thể cung cấp thêm những nhiệm vụ nâng cao với nhóm học sinh giỏi và tăng cường trợ giúp với nhóm học sinh yếu. Chính vì vày để đành giá quá trình, việc đầu tiên cần làm là giáo viên cần xây dựng được hệ thống nhiêm vụ có mức độ yêu cầu khác nhau.

Cách 1: Phần mức theo độ mở của nhiệm vụ. Độ mở được đặc trưng bởi sự trả lời tự do của cá nhân và không có một lời giải cố định. Cho phép các cách tiếp cận khác nhau và dành không gian cho sự sáng tạo, tự quyết định của người học. Mức độ cao- thấp phụ thuộc vào tính mở của câu hỏi. Câu hỏi càng có nhiều lời giải và cách tiếp cận thì độ mở càng cao. Trong việc đánh giá, chú trọng việc học sinh biết lập luận thích hợp cho con đường giải quyết hay quan điểm của mình.

Cách 2: Phân mức theo độ phức tap của nhiệm vụ. Độ phúc tạp thể hiện trong tính thực tiễn của nhiệm vụ. Cho phép học sinh vẫn dung các kiến thức. kĩ năng đã học vào giải quyết vấn để thực tiễn của cuộc sống. Nhiệm vụ càng sát với tình huống thực, bối cảnh thực thì mức độ phức tạp càng cao. Trong việc đánh giá, chú trọng sư phân tich, tổng hợp, đánh giá, vận dụng kiến thức trong quá trình giải quyết vấn để của học sinh.

Cách 3: Phân mức theo số lượng thao tác phải thực hiện trong nhiệm vụ. Thao tác bao gồm thao tác tự duy (diễn ra bên trong học sinh) và thao tác hành động (đođạc, tính toán, lắp đặt,). Để hoàn thành một nhiệm vụ học sinh cần thực hiện một hoặc nhiều thao tác. Năng lực của học sinh thể hiện qua các thao tác mà họ thực hiện. Một nhiệm vụ phải trải qua càng nhiều thao tác để thực hiện thì yêu cầu năng lực của học sinh càng cao.

Cách 4: Phân mức theo mức độ tự lực của học sinh. Tự lực là có khả năng thực hiện nhiệm vụ mà không cần đến sự trợ giúp, gợi ý. Nếu nhiệm vụ yêu cầu học sinh tự lực thực hiện càng nhiều thao tác thì nhiệm vụ đó có mức độ tự lực càng cao. Trong đánh giá mức độ tư lực, chú trọng đến sự chủ động, tích cực của học sinh khi thực hiện nhiệm vụ,

Khi có các nhiêm vụ với các mức độ tương ứng với các mức độ của hành vi khác nhau của năng lực thì ta có thể sử dụng các bước sau để đánh giá mức độ đạt được năng lực của học sinh trong quá trình day:

Giao nhiệm vụ ở mức độ cao hơn.

Học sinh tư lực làm việc, giáo viên đánh giá ghi nhận các học sinh thực hiện được nhiệm vụ.

Gơi ý để hạ xuống mức độ yêu cầu thấp hơn

Học sinh thực hiện theo gợi ý, giáo viên đánh giá học sinh đạt được mức năng lực thấp hơn. Các bước xây dựng các nhiệm vụ học tập theo ba mức độ khác nhau như sau:

Làm rõ mục tiêu cần đánh giả (hành vi).

Mô tả trông đợi đối với học sinh ở mức cao nhất – Đây chính là đáp án của nhiệm vụ mức 3.

Phát biểu nhiệm vụ cần thực hiện của học sinh ở mức 3,

Xác định khó khăn chính của học sinh khi thực hiện nhiệm vụ ở mức 3.

Mô tả cách hỗ trợ của giáo viên để học sinh vượt qua khó khăn.

Phát biểu nhiệm vụ học tập ở mức 2 (dựa vào nhiệm vụ mức 3 và hỗ trợ của giáo viên)

Mô tả yêu của trông đợi đối với học sinh ở mức 2 – Đáp án nhiệm vụ mức 2

Xác định khó khăn chính khi thực hiện nhiệm vụ mức 2

Mô tả cách hỗ trợ của giáo viên để vượt qua khó khăn,

Phát biểu nhiệm vụ mức 1.

Mô tả đáp án mức 1.

Một công cụ phổ biến được sử dụng trong đánh giá năng lực học sinh là bảng đánh giá theo tiêu chí (Rubric). ĐỐi với các hoạt động học tập STEM, bảng đánh giá theo tiêu chí được sử dụng trong nhiều giai đoạn, phổ biến nhất là trong đánh giá quá trình hoạt động, đánh giá sản phẩm và đánh giá trình bay, thuyết trình sản phẩm.

Một hạn chế hay gặp phải của việc xây dựng các bảng đánh gia theo tiêu chí đó là giáo viên không bám sát vào các biểu hiện hành vi của các năng lực cần đánh giá để mô tả trong bảng.

Với Rubric tiêu chí này có thể cho điểm về sản phẩm của học sinh chế tạo được tuy nhiên lại không cung cấp thông tin để đánh giá trực tiếp năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn ở đây.

Để đánh giá được mức độ biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề của học sinh, dựa vào cấu trúc năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo ta có thể xây dựng được bảng Rubric như sau:

Billy Nguyễn: Tham khảo “Giáo dục STEM trong trường phổ Thông”