Tư Vấn Đầu Tư Xây Dựng Là Gì / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Tzlt.edu.vn

Tư Vấn Xây Dựng Hệ Thống Bsc

BrainMark là đơn vị chuyên tư vấn xây dựng hệ thống BSC – KPI cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. Đến nay BrainMark đã tư vấn cho hơn 568 doanh nghiệp ứng dụng hiệu quả dự án BSC-KPI. Ý nghĩa và các bước BrainMark triển khai tư vấn hệ thống BSC – KPI được thực hiện như sau:

Ý nghĩa khi áp dụng hệ thống BSC – KPI của BrainMark:

Là công cụ đánh giá hiệu quả công việc

Là phương pháp ghi nhận năng lực của từng nhân viên

Là hệ thống giúp nhân viên tự cải tiến công việc

Là phương pháp để doanh nghiệp tưởng thưởng cho CBNV

Là phương pháp mang lại niềm vui cho CBNV khi làm việc tại doanh nghiệp.

Các bước thực hiện tư vấn

Xác định mục tiêu theo chiến lược và kế hoạch kinh doanh

Hướng dẫn xây dựng mục tiêu chiến lược theo Balanced Scorecard

Cố vấn các mục tiêu cho HĐQT và Ban Tổng Giám Đốc

Xem xét cơ cấu tổ chức công ty và hệ thống chức năng.

Hướng dẫn Quản lý cấp trung xây dựng mục tiêu cho từng phòng ban

Hướng dẫn cách thức phân bổ chỉ tiêu cho cá nhân từng nhân viên

Đây là phần mở đầu làm cơ sở cho việc đo lường hiệu quả làm việc của từng cá nhân, phòng ban và toàn công ty. Sau khi phần này được triển khai, công ty sẽ có hệ thống mục tiêu hoàn chỉnh theo SMART, vừa giúp thể hiện rõ vai trò và trách nhiệm của từng cá nhân, phòng ban trong việc thực hiện mục tiêu công ty.

2. Xác định tiêu chí chủ yếu dành cho KPI cá nhân

Xây dựng các tiêu chí về phẩm chất, thái độ, hành vi

Xây dựng thang điểm dành cho KPI cá nhân

Xây dựng và đề xuất tỷ lệ (trọng số) theo nhóm tiêu chí

Hoàn tất phần này, công ty sẽ có định hướng đánh giá KPI hàng tháng dành cho nhân viên, qua đó, Phòng Nhân sự sẽ có sở sở để phối hợp với các Trưởng phòng ban thực hiện công tác đánh giá sau này.

3. Xây dựng hệ thống đánh giá BSC – KPI

Xây dựng bảng BSC – KPI cho công ty

Xây dựng bảng BSC – KPI cho phòng ban

Xây dựng bảng KPIs cho cá nhân nhân viên hàng tháng

Đây là phần quan trọng nhất, xây dựng hệ thống đánh giá cho từng phòng ban. Xác định cách thức đo lường, xác định chuẩn trọng số, mục tiêu cho cấp Công ty, phòng ban và nhân viên. Sau khi phần này được triển khai, công ty sẽ có hệ thống đánh giá hoàn chỉnh, có các form biểu mẫu để thực hiện đánh giá.

4. Huấn luyện triển khai thực hiện

Huấn luyện đội ngũ Quản lý và nhân viên tiềm năng về BSC – KPI

Huấn luyện các Cấp Quản lý công ty thực hiện đánh giá theo hệ thống

Huấn luyện phòng Nhân sự phối hợp các trưởng phòng đánh giá KPI cho từng nhân viên hàng tháng.

Phần này được triển khai trước, trong và sau quá trình tư vấn nhằm giúp cho doanh nghiệp rõ phương pháp xây dựng, đánh giá. Sau khi BrainMark chuyển giao doanh nghiệp hoàn toàn phát triển mở rộng và kiểm soát quá trình vận hành hệ thống hiệu quả.

5. Kết quả đạt được sau khi BrainMark triển khai hệ thống BSC – KPI

Quý công ty sở hữu phương pháp và quản trị dễ dàng hệ thống BSC – KPI để sử dụng lâu dài.

Quý công ty sẽ có phương pháp xác lập mục tiêu từ Công ty đến nhân viên.

Toàn thể CBNV công ty sẽ hiểu rõ và đồng lòng thực hiện mục tiêu chung của công ty.

Công ty sẽ có hệ thống đánh giá hiệu qủa công việc đến từng phòng ban và nhân viên.

Tạo cho công ty tư duy mới và ý thức trách nhiệm cao, chủ động triển khai công việc.

Sau khi triển khai hệ thống các cấp quản lý phòng ban sẽ thấy rõ những điều cần cải tiến, những vị trí cần thay đổi hoặc có giải pháp hỗ trợ kịp thời để từng cá nhân phát triển hoàn thiện bản thân mình.

BrainMark là công ty dẫn đầu tại Việt Nam về tư vấn BSC – KPI theo tiêu chí đơn giản và hiệu quả được khách hàng ngày càng tín nhiệm. Chúng tôi đã tư vấn xây dựng hệ thống kpi cho hơn 568 tại Việt Nam, chúng tôi sẽ cung cấp phần mềm để doanh nghiệp sử dụng theo đúng phương pháp chuẩn nhất của thế giới.

BrainMark Consulting & Training

A member of BrainGroup

596 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 3, Quận 3, TP HCM, Việt Nam

Email: consulting@brainmark.vn

Sedex Là Gì ? Tư Vấn Sedex

Sedex là gì ? Tư vấn Sedex – SMETA

Sedex là một tổ chức bao gồm các thành viên hoạt động phi lợi nhuận với mục đích hoạt động nhằm định hướng cải tiến đạo đức kinh doanh và trách nhiệm trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Cho tới nay Sedex đã phát triển hơn 27 000 thành viên, 23 lĩnh vực và có mặt ở hơn 150 quốc gia.

Sedex cung cấp cơ sở dữ liệu trực tuyến cho phép các thành viên để lưu trữ, chia sẻ và báo cáo về thông tin trên bốn lĩnh vực chính:

– Tiêu chuẩn Lao động

– Sức khỏe và an toàn

– Môi trường

– Đạo đức kinh doanh.

Lợi ích tham gia Sedex

● Sedex tổ chức phi lợi nhuận cam kết cải tiến liên tục của các thực hành đạo đức và có trách nhiệm trong chuỗi cung ứng

● Sedex thúc đẩy chia sẻ để giảm bớt gánh nặng thủ tục đối với các nhà cung cấp khi giao dịch với nhiều nhà bán lẻ / khách hàng đòi hỏi phải đánh giá dữ liệu trách nhiệm xã hội. Các nhà cung cấp có thể tải lên kết quả đánh giá và chia sẻ với khách hàng của họ, tránh việc lặp lại, thủ tục hành chính, số lần đánh giá chi phí để giúp giảm chi phí

● Sedex cũng cho phép chia sẻ các thực hành tốt tại nơi đánh giá: chứng nhận nơi đánh giá có thể được tải lên, chi tiết của chương trình đào tạo, tham gia các dự án cộng đồng và phi chính phủ, ví dụ điển hình trong báo cáo đánh giá.

● Các thành viên của Sedex bao gồm các thương hiệu toàn cầu hàng đầu và hàng ngàn nhà cung cấp đã đăng ký ở hơn 150 quốc gia. Các cơ sở thành viên đang phát triển đáng kể mỗi tháng và một số lượng ngày càng tăng sự quan tâm của khách hàng đối với Sedex

Mục đích của Sedex

……….. ……….

Người mua có thể xem và quản lý thông tin

về đạo đức tất cả các nhà cung cấp của

họ ở một nơi an toàn

Các nhà cung cấp có thể nhập thông tin về

trách nhiệm xã hội của họ và chọn chia sẻ

nó với nhiều khách hàng trên Sedex

Các yêu cầu chính của Sedex

1. Lao động cưỡng bức

2. Tự do hiệp hội

3. Sức khỏe và an toàn

4. Lao động trẻ em và lao động trẻ

5. Mức lương căn bản

6. Giờ làm việc

7. Phân biệt đối xử

8. Nhà thầu phụ, làm việc tại nhà, gia công ngoài

9. Kỷ luật

10. Các vấn đề khác

– Quyền làm việc, di cư và cơ quan lao động

– Môi trường

– Thực hành kinh doanh

Nội dung do EFC biên dịch từ Sedex và biên soạn, khi sao chép nội dung trên, vui lòng trích nguồn thông tin Liên hệ tư vấn Sedex

Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Hiệu Quả Của Dự Án Đầu Tư Xây Dựng

1. Một số chỉ tiêu để đánh giá kết quả xây dựng

Các chỉ tiêu là điều không thể bỏ qua trong cách đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng.

1.1 Số vốn đã đầu tư vào xây dựng

Đây là tổng số tiền bỏ ra để thực hiện hoạt động của việc đầu tư, gồm có: Chi phí cho việc chuẩn bị đầu tư xây dựng, mua sắm thiết bị, các chi phí khác trong dự án. Khối lượng vốn đầu tư được tính theo phương pháp:

Với đầu tư quy mô nhỏ: Thời gian ngắn thì dựa vào khối lượng vốn đầu tư thực hiện khi công việc của quá trình đầu tư đã kết thúc.

Với đầu tư quy mô lớn: Thời gian kéo dài thì tính theo từng giai đoạn, hoạt động của công việc đầu tư đã hoàn thành.

Đối với những công cuộc đầu tư quy mô lớn, có nhiều đối tượng hạng mục có thể phát huy được tác dụng độc lập. Khi đó, sẽ áp dụng hình thức huy động bộ phận. Thời điểm là sau khi các đối tượng hạng mục đã kết thúc quá trình mua sắm cũng như xây dựng, lắp đặt. Đối với quy mô nhỏ, thời gian thực hiện ngắn, áp dụng hình thức huy động toàn bộ khi tất cả hạng mục, đối tượng công trình kết thúc quá trình lắp đặt, mua sắm, xây dựng.

Tài sản cố định và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm được hiểu là những sản phẩm cuối cùng của công cuộc đầu tư xây dựng. Nó được thể hiện qua hình thái hiện vật cũng như giá trị.

Cách đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng cần dùng chỉ tiêu kết quả từ các bước lập dự án đầu tư xây dựng và hiệu quả hoạt động đầu tư để đánh giá một cách toàn diện. Chỉ tiêu giá trị của những tài sản cố định huy động được tính theo giá trị thực tế hoặc dự toán.

Cách đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng không chỉ dựa trên giám sát công trình xây dựng mà còn về hiệu quả của công tác xây dựng.

2.1 Dự án đạt hiệu quả đầu tư là như thế nào?

Hiệu quả đầu tư là một phạm trù phản ánh khả năng đảm bảo việc thực hiện có kết quả các nhiệm vụ kinh tế – xã hội nhất định, cùng mức chi phí thấp nhất. Dựa vào mục đích và cấp độ quản lý để tính hiệu quả. Vì vậy cần phân biệt rõ đó là hiệu quả kinh tế – xã hội hay tài chính. Cách đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng được phản ánh ở góc độ sau:

Góc độ vĩ mô hiệu quả: Là sự chênh lệch giữa chi phí bỏ ra và doanh thu. Đây là lợi nhuận mà dự án đem lại cho chủ đầu tư.

Hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản: Là tỷ lệ giữa thu nhập quốc dân so với vốn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất vật chất hay đáp ứng được nhiệm vụ kinh tế – xã hội.

Trong cách đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng, cần đánh giá hiệu quả tương đối và tuyệt đối.

Hiệu quả kinh tế – xã hội ở tầm vĩ mô

Hiệu quả kinh tế – xã hội được đánh giá dựa trên giá trị gia tăng ròng (NVA). Đây là mức chênh lệch giữa giá trị đầu ra và đầu vào.

Chỉ tiêu giá trị gia tăng của mỗi nhóm dân cư: Phản ánh được tác động điều tiết thu nhập của nhóm dân cư và vùng lãnh thổ.

Chỉ tiêu khả năng cạnh tranh quốc tế: Trong cách đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng không thể bỏ qua chỉ tiêu này. Cho phép đánh giá khả năng cạnh tranh sản phẩm của dự án trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó cũng đánh giá tác động của dự án tới các vấn đề khác như môi trường, kết cấu hạ tầng.

Hiệu quả kinh tế – xã hội ở tầm vi mô

Gồm mức đóng góp cho ngân sách nhà nước, mức tiết kiệm ngoại tệ. Cùng với đó là số lao động của dự án có việc làm trực tiếp. Cũng như mức tăng năng suất lao động của người làm việc trong dự án và mức nâng cao trình độ quản lý, kỹ thuật sản xuất,…

Lộ Giới Là Gì ? Chỉ Giới Xây Dựng Là Gì ?

Lộ giới là gì?

Lộ giới hay còn gọi là “chỉ giới đường đỏ” là cụm từ mà các cơ quan quản lý nhà nước dùng để chỉ ranh giới qui hoạch mở đường hoặc mở hẻm.

Lộ giới là chỉ điểm cuối chiều rộng của con đường tính từ tim đường sang hai bên ( Vì còn khoảng lưu không từ mép đường đến điểm chỉ lộ giới ). Thường người ta cắm các cọc Lộ giới 2 bên đường để cảnh báo người dân không được xây dựng những công trình kiên cố trông phạm vi của các mốc lộ giới.

Hiện ở TP HCM có rất nhiều con hẻm được quy hoạch lộ giới nhưng chưa thực hiện. Từ những năm 1990, nhiều quận huyện của thành phố đã bắt đầu quy hoạch lộ giới hẻm nhưng việc thực hiện được rất ít. Năm 2007, UBND chúng tôi có Quyết định 88 quy định lại về lộ giới hẻm. Theo đó, lộ giới áp dụng cho hẻm chính tối thiểu 6m, trường hợp đặc biệt có thể nhỏ hơn 6m nhưng không dưới 4,5 m. Lộ giới áp dụng cho hẻm nhánh và hẻm cụt dao động 3,5 – 6m. Khi có quyết định này, các quận huyện một lần nữa điều chỉnh lại lộ giới hẻm nhưng cho đến nay vẫn không triển khai được, hầu hết quy hoạch hẻm chỉ dừng lại ở mức cắm bảng lộ giới.

Muốn biết nhà có dính hẻm quy hoạch lộ giới hay không và lộ giới dự kiến là bao nhiêu mét, bạn chỉ cần nhìn cái bảng ghi số hẻm ở ngay đầu hẻm.

Thường những nhà trong hẻm dính quy hoạch lộ giới, khi muốn sửa chữa, đặc biệt là xây dựng lại sẽ được yêu cầu lùi vào để đảm bảo lộ giới dự kiến của hẻm như quy hoạch.

Chỉ giới đường đỏ là gì?

Chỉ giới đường đỏ là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa, để phân định ranh giới giữa phần đất được xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc các công trình hạ tầng kỹ thuật, không gian công cộng khác(Căn cứ điều 3 Luật xây dựng)

Cách xác định lộ giới cho một lô đất ở :

– Chỉ giới xây dựng là đường giới hạn cho phép xây dựng nhà, công trình trên đất đó.

– Chỉ giới xây dựng có thể trùng với chỉ giới đường đỏ, nếu công trình được phép xây dựng sát chỉ giới đường đỏ (ranh giới lô đất); hoặc lùi vào so với đường đỏ nếu công trình phải xây lùi vào so với chỉ giới đường đỏ (do yêu cầu của quy hoạch).

– Khoảng lùi là khoảng cách giữa chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng.

– Thường người ta cắm các cọc Lộ giới 2 bên đường để cảnh báo người dân không được xây dựng những công trình kiên cố trông phạm vi của các mốc lộ giới.

Chỉ giới xây dựng là gì ?

Chỉ giới xây dựng là đường giới hạn cho phép xây dựng nhà, công trình trên đất đó. Chỉ giới xây dựng có thể trùng với chỉ giới đường đỏ, nếu công trình được phép xây dựng sát chỉ giới đường đỏ (ranh giới lô đất). Hoặc lùi vào so với đường đỏ nếu công trình phải xây lùi vào so với chỉ giới đường đỏ (do yêu cầu của quy hoạch).

Xây nhà cách lộ giới bao nhiêu thì đạt tiêu chuẩn?

Theo luật xây dựng thì tùy thuộc vào độ cao của ngôi nhà mà khoảng lùi lộ giới cũng khác nhau. Vậy cụ thể như thế nào?

Tuyến đường lộ giới dưới 19 mét

Nếu như tuyến đường lộ giới dưới 19 mét, nhưng công trình xây dựng đó cũng có độ cao dưới 19 mét thì không cần phải cách lộ giới, có nghĩa là ngôi nhà đó sẽ được xây dựng sát vỉa hè.

Nhưng cũng cùng tuyến lộ giới này nhưng công trình xây dựng có độ cao từ 19-22 mét, thì phải cách lộ giới 3 mét.

Nếu công trình có xây dựng có độ cao từ 22-25 mét thì khi xây dựng buộc phải lùi vào 4 mét so với mốc lộ giới.

Nếu công trình có độ cao từ 28 mét trở lên thì phải lùi vào 6 mét.

Như vậy, chúng ta nhận ra được một quy luật đó chính là công trình càng cao thì càng phải lùi vào sâu hơn so với mốc lộ giới.

Tuyến đường lộ giới từ 19 đến 22 mét

Nếu tuyến đường lộ giới từ 19 đến 22 mét thì những công trình xây dựng cao dưới 22 mét không cần phải cách lộ giới. Nghĩa là ngôi nhà đó được phép xây dựng sát mốc lộ giới.

Nếu công trình xây dựng nào cao từ 22-25 mét sẽ cách mốc lộ giới 3 mét.

Nếu công trình xây dựng nào cao từ 28 mét thì phải cách mốc lộ giới 6 mét.

Tuyến đường lộ giới từ 22 mét trở lên

Những công trình xây dựng nào thấp hơn 25 mét thì không cần phải cách mốc lộ giới. Nhưng đối với những công trình xây dựng từ 28 mét trở lên buộc phải cách mốc lộ giới 6 mét.

Như vậy, chúng ta đã thấy xây nhà cách lộ giới bao nhiêu còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, về độ cao của công trình xây dựng, độ rộng của tuyến đường lộ giới…

Cũng không ít người thắc mắc nếu như mua bán nhà hoặc bán nhà trong sau thời điểm công bố lộ giới nhưng ngôi nhà đó đã tồn tại từ trước khi có công bố lộ giới, vậy thì ngôi nhà đó có được bồi thường hay không?

Theo luật, đối với những trường hợp mua nhà thì phần diện tích nhà ở và đất nằm trong phần lộ giới không được phép buôn bán và trường hợp này chỉ được bồi thường 50%. Và dĩ nhiên bán, tặng, cho, sang nhượng,… bất động sản ở trước thời gian công bố lộ giới thì mặc định sẽ được bồi thường 100%.

Khoảng lùi công trình là gì ?

Khoảng lùi của công trình so với lộ giới hay chỉ giới xây dựng của công trình tùy thuộc việc tổ chức qui hoạch không gian kiến trúc. Chiều cao công trình được tính dựa trên chiều rộng của lộ giới nhưng tối thiểu phải theo các qui định sau:

Nếu công trình có chiều cao từ 19m trở xuống, xây ở tuyến đường có lộ giới nhỏ hơn 19m thì không cần chừa khoảng lùi, tức được xây dựng sát vỉa hè. Cũng với lộ giới trên nhưng xây dựng công trình cao 22m phải lùi vào 3m, tính từ vỉa hè. Trường hợp công trình có chiều cao đến 25m khi xây dựng phải lùi vào 4m. Nếu xây dựng công trình có chiều cao từ 28m trở lên phải lùi vào 6m. Điều này có nghĩa nhà xây càng cao thì công trình phải lùi vào càng sâu và diện tích đất xây dựng càng bị thu hẹp lại.

Trong trường hợp lộ giới tuyến đường từ 19m đến dưới 22m và công trình xây dựng cao 22m trở xuống thì không phải chừa khoảng lùi. Nếu xây cao đến 25m phải lùi vào 3m, tính từ vỉa hè. Còn khi xây dựng cao từ 28m trở lên phải lùi sâu vào 6m. Với lộ giới tuyến đường từ 22m trở lên, xây dựng công trình cao đến 25m không phải chừa khoảng lùi. Nhưng nếu xây từ 28m trở lên công trình phải lùi vào bên trong 6m.

Khoảng lùi tối thiểu của các công trình theo bề rộng lộ giới đường và chiều cao xây dựng công trình.

Trong hoạt động xây dựng, cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng có trách nhiệm cung cấp thông tin về lộ giới hay chỉ giới đường đỏ.

Lộ giới là gì ? Chỉ giới xây dựng là gì ?