Tự Đánh Giá Kết Quả Công Việc Bằng Tiếng Anh / Top 17 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Tzlt.edu.vn

Nội Dung Mẫu Đánh Giá Kết Quả Công Việc Chi Tiết Nhất

Đã đến lúc, doanh nghiệp bạn cần đến mẫu đánh giá kết quả công việc chưa? Hãy áp dụng sớm nếu có thể, vì đây sẽ là điều kiện cần và đủ để doanh nghiệp bạn, có được một đội ngũ công nhân viên chất lượng, tạo cơ sở phát triển vững bền và lâu dài.

1. Nội dung trong mẫu đánh giá kết quả công việc

Bảng đánh giá kết quả công việc của nhân viên cần phải đảm bảo các nội dung khách quan như sau:

Mục đích và vai trò của bảng đánh giá hiệu quả công việc

Phương pháp và quy trình đánh giá mức độ hoàn thành công việc

Đưa ra giải pháp nâng cao buổi đánh giá

Lỗi thiên vị: Người đánh giá sẽ rất dễ mắc lỗi thiên vị khi họ yêu thích một người và không thích một người, vì vậy sẽ dẫn đến thiên về người mình có cảm tình hơn.

Lỗi ảnh hưởng của sự kiện gần nhất: Ý kiến của người đánh giá cũng có thể bị chi phối bởi những hành vi mới xảy ra nhất của đối phương.

Lỗi không có quan điểm cá nhân: Người đánh giá có thể không giữ vững được lập trường riêng của mình và phán xét theo số đông.

Quy trình chuẩn để đánh giá kết quả công việc

Thiết lập tiêu chuẩn đánh giá

Lựa chọn phương pháp đánh giá

Lựa chọn kỹ năng đánh giá

Đưa ra tiêu chí, nội dung phạm vi đánh giá

Đưa ra kế hoạch và phương pháp điều chỉnh

2. Các phương pháp tốt nhất nên sử dụng trong mẫu đánh giá kết quả công việc

Một số phương pháp nên áp dụng trong mẫu đánh giá kết quả công việc:

Phương pháp sử dụng thang điểm Phương pháp so sánh cặp

Phương pháp này sẽ chọn ra 2 người lao động để ghép thành một cặp, từ đó so sánh những ưu nhược điểm của từng thành viên. Khi đánh giá, người quản lý phải cân nhắc hai cá nhân xem xét và đưa ra quyết định ai mới là người thực hiện tốt công việc được giao hơn.

Phương pháp quản lý mục tiêu

Theo khảo sát mới nhất, hiện có rất nhiều biểu mẫu đánh giá kết quả công việc đã cho phương pháp quản lý mục tiêu vào để làm tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên. Trong phương pháp này, người lãnh đạo và nhân viên sẽ xây dựng lên các ý tưởng, mục tiêu cụ thể để phục vụ cho công việc tương lai. Sau đó, người lãnh đạo sẽ sử dụng các mục tiêu đó để nhìn nhận kết quả.

Hiệu Quả Công Việc Là Gì? Cách Đánh Giá, Triển Khai Công Việc Hiệu Quả

Việc đánh giá hiệu quả công việc là nhiệm vụ quan trọng của mỗi quản lý nhằm kiểm tra hiệu suất làm việc của nhân viên, đảm bảo mang lại kết quả chung tốt nhất. Hiệu quả công việc là gì? Doanh nghiệp có thể áp dụng những cách đánh giá, triển khai nào để mang lại hiệu quả công việc tốt nhất?

Trong một doanh nghiệp, đội ngũ nhân viên cần có sự phối hợp ăn nhịp, nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Hiểu được hiệu quả công việc là gì, nhân sự sẽ có cách trau dồi kỹ năng phù hợp cũng như phương án đánh giá chính xác.

Hiệu quả công việc là gì?

Hiệu quả công việc là mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của mỗi nhân viên. Hiệu quả công việc còn phụ thuộc vào hoàn cảnh, thời gian, những yếu tố tác động xung quanh người làm. Mỗi doanh nghiệp đều có một chỉ tiêu hiệu quả công việc riêng cho từng nhân sự, từ đó có phương án đào tạo và phát triển riêng

Đánh giá hiệu quả công việc bằng cách nào?

Quy trình đánh giá hiệu quả công việc cần được xây dựng theo đúng tính chất doanh nghiệp, năng lực của nhân viên, định hướng từ cấp trên. Một số phương pháp đang được nhiều doanh nghiệp sử dụng hiện nay có thể kể đến:

Bảng đánh giá KPI

Phần lớn doanh nghiệp sử dụng KPI để đo lường hiệu suất làm việc của nhân viên. Các chỉ số đánh giá đều được triển khai ở bản đăng ký để mỗi người có hướng phấn đấu đúng định hướng ban đầu. Để có được bản đánh giá KPI chính xác, doanh nghiệp cần nghiên cứu, thử nghiệm trong thời gian dài.

Đồng thời, doanh nghiệp cần xác định mục tiêu và chiến lược cho thời gian tới, thiết lập kế hoạch hành động cụ thể trong một giai đoạn nhất định. Dựa vào bản đánh giá KPI, cấp Quản lý đo lường được hiệu suất công việc cũng như phần trăm hoàn thành mục tiêu. Từ đó, doanh nghiệp có cơ sở khen thưởng, kỷ luật nhân viên hợp lý.

Bảng đánh giá dựa trên kết quả phát triển

Mỗi nhân viên cần có kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, trong đó nêu rõ mục tiêu phát triển. Dựa vào nguyện vọng và kế hoạch của nhân viên cùng kết quả đánh giá hiệu suất công việc mà doanh nghiệp có chiến lược đào tạo, giúp họ hoàn thiện dần và nhanh chóng đạt mục tiêu.

Bảng đánh giá dựa trên biểu hiện năng lực

Một nhân viên xuất sắc sẽ có khả năng hoàn thành nhiệm vụ đạt mức “vượt” yêu cầu, và ngược lại những nhân viên chưa thể hiện tốt sẽ khó có hiệu suất tốt. Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý, quan hệ khách hàng, giao tiếp… sẽ phần nào biểu hiện năng lực của nhân viên. Kết quả đánh giá này giúp cấp Quản lý hiểu về nhân sự của mình, đưa ra đãi ngộ xứng đáng.

Làm thế nào để lập kế hoạch và triển khai công việc hiệu quả? Bảng đánh giá cụ thể, trực quan và minh bạch

Một bảng đánh giá hoàn chỉnh phải chia rõ các mục tiêu và tiêu chí cụ thể cần thực hiện cho công việc. Ngoài ra, doanh nghiệp cần xác định mức độ quan trọng của từng hạng mục để nhân viên có kế hoạch phấn đấu.

Thực hiện đánh giá công việc thường xuyên

Việc đánh giá hiệu suất công việc cần được thực hiện liên tục theo tuần, quý hoặc năm. Đồng thời, cấp Quản lý cùng với nhân viên trao đổi mục tiêu và phương pháp làm việc để cải thiện tình hình, xử lý những vấn đề nảy sinh nhanh chóng và đồng thời nâng cao hiệu quả.

Tạo động lực cho nhân viên

Một trong những yếu tố quan trọng khi thực hiện đánh giá hiệu suất chính là cung cấp cho nhân sự những thông tin mang tính góp ý, xây dựng, tránh tình trạng công kích điểm yếu. Để có kết quả tốt, cấp Quản lý cần tạo động lực để nhân viên làm việc hiệu quả hơn.

Áp dụng công nghệ thông tin

Thời đại công nghệ số phát triển, các giải pháp công nghệ thông tin cũng được áp dụng phổ biến. Đây là hình thức đánh giá tiết kiệm nhiều thời gian, chi phí và nguồn lực đang được các doanh nghiệp lựa chọn.

Có nhiều cách đánh giá hiệu quả công việc, tuy nhiên tùy thuộc vào tính chất doanh nghiệp mà mỗi đơn vị sẽ áp dụng một hình thức khác nhau. Hiểu được hiệu quả công việc là gì, mỗi cá nhân sẽ có kế hoạch riêng để hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời cấp Quản lý có cơ sở đo lường, đánh giá, đảm bảo hoạt động chung đạt mục tiêu.

7 Câu Hỏi Giúp Bạn Tự Đánh Giá Hiệu Quả Công Việc Chính Xác Nhất

Các cuộc họp giao ban tổng kết quý 2 đang diễn ra ở hầu hết các doanh nghiệp. Những buổi đánh giá hiệu quả công việc này có thể là một khoảng thời gian căng thẳng, tuy nhiên đây cũng có thể là thời điểm tích cực để bạn phát triển sự nghiệp.

Để đối diện thoải mái hơn trong những cuộc họp này, dành thời gian để tự đánh giá bản thân là hoạt động tuy đơn giản nhưng rất cần thiết. Bằng cách tự đánh giá, bạn có thể tìm ra, ghi nhận và giải quyết những vấn đề của riêng mình bằng cách tự phán xét bản thân thay vì để việc này cho ai đó khác. Phương pháp này cũng giúp bạn dễ dàng tìm ra những khoảng trống đang kéo hiệu suất của bạn đi xuống và sau đó giải quyết chúng. Bên cạnh đó, tự đánh giá cũng giúp bạn đo lường hiệu quả của công việc hiện tại.

1.Trong mắt đồng nghiệp, tôi là người như thế nào?

Bạn cần phải ghi nhận những nhận xét của đồng nghiệp về hiệu quả và thái độ trong công việc. Thay vì xem các chỉ trích như những công kích, bạn nên xem chúng là những phản hồi mang tính xây dựng giúp bạn đánh giá chất lượng công việc của bản thân. Đây là một trong những cách hữu hiệu giúp bạn sửa sai và tiến bộ.

2.Tôi có thể học hỏi từ đồng nghiệp không?

Để đánh giá kỹ năng và năng lực, bạn có thể so sánh bản thân với đồng nghiệp ở cùng vị trí. Hãy tìm kiếm và quan sát môi trường xung quanh để thấy liệu có ai đó đang làm việc hiệu quả hơn bạn không. Hãy quan sát cách họ làm và so sánh với cách của bạn để nhận diện những điểm học tập. Có những hình mẫu học tập này sẽ giúp bạn hoàn thiện và vượt qua bản thân mình hiện tại.

4.Thành tựu tốt nhất của tôi đến giờ là gì?

Đôi khi, bạn cần thể hiện sự trân trọng với bản thân bằng cách nói “Chúc mừng tôi! Tôi đã làm rất tốt”. Nếu chưa làm gì, bạn nên thử nhớ lại thành tựu tốt nhất bạn đã từng có trong công việc trước đây. Hành động này giúp bạn tự khuyến khích bản thân, vì khi nhớ ra bạn đã đạt được thành tựu gì đó trong quá khứ, tại sao không thể là bây giờ?

5.Cái gì khiến tôi phí phạm quá nhiều thời gian?

Mỗi người đều có một mục tiêu cụ thể trong công việc. Mục tiêu đầy quan trọng đó giúp họ tập trung và đi đúng hướng. Đôi khi, bạn nên đánh giá tiến bộ hiện tại của bản thân để xem bạn đang tiến gần hơn hay đang rời xa mục tiêu.

7.Nếu là sếp của mình, tôi sẽ đuổi việc hay thăng chức cho chính tôi?

Câu hỏi này sẽ giúp bạn tránh hành động ích kỷ và nhìn nhận vấn đề đa chiều hơn. Bạn không nên suốt ngày chỉ nghĩ đến lợi ích bản thân. Đôi khi, bạn cần nhìn bản thân mình từ góc nhìn của người sếp. Hãy nghĩ xem nếu là sếp, bạn sẽ muốn gì từ chính bản thân mình.

Cách Tự Giới Thiệu Bản Thân Bằng Tiếng Anh

Bước 1: Giới thiệu tên của bạn là gì?

Bước 2: Mô tả sơ lược về trình độ học vấn của bạn.

Bước 3: Giới thiệu thiệu khả năng và điểm mạnh của bạn ?

Bước 4: Mô tả mục tiêu của bạn

Bước 5: Mô tả về triển vọng nghề nghiệp của bạn

Bước 6: Mô tả sở thích của bạn

Cách phát âm 1 số từ tiếng anh khi giới thiệu bản thân thường gặp trong lần đầu gặp mặt

Để phát âm tiếng anh chuẩn, bạn cần lưu ý tới các khía cạnh sau:

‘Ngữ âm và Âm vị học’ là một đề tài khá rộng lớn. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập tới một vài khái niệm cơ bản về phát âm và các khía cạnh của phát âm trong tiếng Anh.

Nguyên âm và phụ âm: Theo Gimson (1962), âm trong tiếng Anh gồm 2 loại: nguyên âm và phụ âm. Chúng có chức năng khác nhau trong 1 âm tiết. Mỗi âm tiết có 1 nguyên âm ở giữa và các phụ âm ở đằng trước hoặc sau nó.

Trọng âm của từ: Trong cuốn ‘Teaching English Pronunciation’, Kenworthy (1987) cho rằng khi 1 từ tiếng Anh có nhiều hơn 1 âm tiết thì bao giờ một trong số các âm tiết đó cũng nổi trội hơn so với các âm tiết còn lại (được phát âm to hơn, giữ nguyên âm lâu hơn, phụ âm được phát âm rõ ràng hơn). Những đặc điểm này làm cho âm tiết đó mang trọng âm.

Ngữ điệu: Nguyễn Bàng và Nguyễn Bá Ngọc (2001) miêu tả lời nói cũng giống như âm nhạc, trong đó có sự thay đổi về cường độ hay mức độ giọng nói: người nói có thể thay đổi cường độ giọng nói khi họ phát ngôn, làm cho nó cao hơn hoặc thấp hơn tùy ý. Do vậy có thể nói lời nói cũng có giai điệu, gọi là ngữ điệu.

Ví dụ: Với từ ‘pleased’ [pl] và [zd] ở lời giới thiệu và luyện tập các câu hỏi sau. Những điểm cần chú ý: trọng âm và nhịp điệu.

Please to meet you. [ ‘pli:zd te ‘mi:t_ju: ]

How do you do? [ ‘hau də jə ‘du: ]

Những âm tiết gạch dưới được nhấn âm, chúng được đọc to và rõ hơn. Những từ không nhấn âm thì được đọc nhẹ hơn. Người bản ngữ thực tế nói: Please t’ meet you. How d’y’ do? Nối âm giữa phụ âm cuối của từ trước với nguyên âm theo sau đó This is an elephant. [ ‘ðis_ əz_ ən_’eləfənt ] Have a chat. [ ‘hæv_ ə ‘tʃæt ] Các bạn hãy chú ý nghe cách đọc hai câu trên ở trong bài. Hai phụ âm đi cùng nhau ở đầu từ “pleased” [pl] và ở cuối từ này [zd]: Pleased.

Mr. Bruce, this is Miss Minh Anh Bruce, đây là cô Minh Pleased to meet you, Ms. Minh Hân hạnh được biết cô …

Chứ không dùng từ xưng hô với tên họ. Trong tiếng Anh, việc dùng từ Ms. (məz/miz) đã phát triển ở các nước nói tiếng Anh vì nhiều phụ nữ đòi rằng họ cũng phải được như nam giới, dùng từ xưng hô chung để không chỉ rõ người phụ nữ đã có gia đình hay chưa. Và từ Ms. hay dùng trong tiếng Anh viết hơn là trong tiếng Anh nói, ví dụ ở trong thư tín người ta hay dùng khi viết địa chỉ.

Những cách để gây ấn tượng tốt khi giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh

Lời chào hỏi luôn là bước đầu tiên để bắt đầu một câu chuyện, và trong kinh doanh thì đây là một bước vô cùng quan trong khi gặp gỡ đối tác, khách hàng,…

1. Khi lần đầu gặp mặt

Để có gây ấn tượng tốt trong lần chào hỏi đầu tiên, có thể kết hợp những điều sau: nụ cười ấm áp, một lời giới thiệu gồm họ tên, lời chào mừng, nhìn trực tiếp vào mắt người đối diện và một cái bắt tay chức chắn, nếu thích hợp. Cũng nên nhắc lại tên của người đối diện.

Ví dụ: “I’m Peter Parker. It’s very nice to meet you Bob.”

Tôi là Peter Parker. Rất hân hạnh được gặp anh Bob.

2. Khi bạn gặp một người mà không tự giới thiệu tên của họ

Cách tốt nhất là hãy hỏi tên của họ, sau khi hỏi hãy nhắc lại tên họ khi diễn đạt những điều đã nói trước. Đó là cách đơn giản để thể hiện sự quan tâm của bạn đến họ.

Ví dụ: ” I didn’t catch your chúng tôi That’s so awesome, Bob….”

Tôi không kịp nghe tên bạn rồi…. Ồ thật tuyệt Bob à…..

4. Khi bạn chào hỏi ai đó quên mất tên bạn

Khi bạn chào hỏi một người mà đã lâu không gặp, cách tốt nhất là hãy tự giới thiệu lại tên mình.

Ví dụ: “Hi John; Peter Parker; how are you doing?”

Chào anh, John; Tôi Peter Parker đây, dạo này anh thế nào?

5. Khi bạn gặp một người mà bạn quên mất tên họ

Nếu quên mất tên một người, bạn hãy giới thiệu tên mình trước và chờ lời chào lại từ họ, nếu họ không nhắc lại tên, hãy hỏi họ:

“Will you kindly remind me of your name?”

Bạn vui lòng nhắc tôi tên bạn được không?

6. Khi bạn gặp nhân viên lễ tân

Dù bạn đã có lịch hẹn trước với khách hàng, bạn cũng luôn cần giới thiệu bản thân với một nụ cười và lời chào hỏi thân thiện.

Ví dụ: “Hi, my name is Peter Parker, I have a 9:00 appointment with John Smith.”

Xin chào, tôi là Peter Parker, Tôi có 1 cuộc hẹn lúc 9 giờ với John Smith.

Trong môi trường kinh doanh, bạn luôn cần đưa card của mình cho đối phương kèm theo những lời giới thiệu.

Nếu bạn luôn thực hành những điều trên, bạn chắc chắn sẽ gây được ấn tượng tốt trong lần gặp mặt đầu tiên và có mở đầu tốt một mối quan hệ lâu dài. Bạn sẽ được đánh giá là một người thân thiện, tự tin và được nhìn nhận là ngươi khiến người khác thoải mái.

Cách tự giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh Cẩm nang học tiếng anh, Học tiếng anh

Đăng bởi Uyên Vũ

Tags: bài giới thiệu, chào hỏi, giao tiếp tiếng anh, giới thiệu bản thân, hiệu quả, hội thoại, tiếng Anh, tiếng Anh giới thiệu bản thân

Nội Dung Trình Tự Đánh Giá Thực Hiện Công Việc

Kết quả Nội dung trình tự đánh giá thực hiện công việc:

2. Lựa chọn phương pháp đánh giá thích hợp

Trong thực tế có rất nhiều phương pháp đánh giá thực hiện công việc khác nhau và không có phương pháp nào được cho là tốt nhất cho tất cả mọi tổ chức. Ngay trong nội bộ một doanh nghịêp, cũng có thể sử dụng các phương pháp khác nhau đối với các bộ phận, đơn vị khác nhau hoặc đối với các đối tượng nhân viên khác nhau như bộ phận nhân viên bán hàng, sản xuất, tiếp thị và bộ phận hành chính.

3. Huấn luyện các nhà lãnh đạo và những người làm công tác đánh giá về kỹ năng đánh giá thực hiện công việc của nhân viên

Sử dụng phương pháp không thích hợp hoặc xác định các nguyên tắc, các tiêu chuẩn và điểm đánh giá không chính xác sẽ dẫn đến tình trạng không công bằng, hoặc làm cho các quyết định trả lương, khen thưởng không chính xác. Do đó, các nhà lãnh đạo và những người làm công tác đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên cần được huấn luyện về kỹ năng này.

5. Thực hiện đánh giá theo tiêu chuẩn mẫu trong thực hiện công việc

Thực hiện so sánh, phân tích kết quả thực tế thực hiện công việc của nhân viên với tiêu chuẩn mẫu. Chú ý tránh để các, ấn tượng của nhà lãnh đạo ảnh hưởng đến kết quả đánh giá.

7. Xác định mục tiêu và kết quả mới cho nhân viên

Điều quan trọng trong đánh giá thực hiện công việc là cần vạch ra các phương hướng, cách thức cải tiến thực hiện công việc, đề ra các chỉ tiêu mới cho nhân viên. Toàn bộ những bước trên, cuối cùng cần phải đạt được các kết quả sau:

Xác định công việc: Xác định công việc có nghĩa là sự thống nhất giữa cán bộ nhân sự và nhân viên về: Doanh nghiệp mong đợi nhân viên thực hiện cái gì? Những tiêu chuẩn mẫu, căn cứ vào đó sẽ tiến hành đánh giá thực hiện công việc của nhân viên.

Đánh giá việc thực hiện công việc có nghĩa là so sánh việc thực hiện công việc của nhân viên với tiêu chuẩn mẫu. Trong bước này có thể sử dụng nhiều phương pháp đánh giá thực hiện công việc khác nhau.

Cung cấp thông tin phản hồi: Có thể thực hiện một lần khi việc đánh giá thực hiện công việc kết thúc hoặc có thể thực hiện công việc nhiều lần trong suốt quá trình đánh giá việc thực hiện công việc của nhân viên, điều này phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm của công việc.

Nguồn: TS. Hà Văn Hội (Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa)