Phim Danh Gia Vọng Tộc Diamond Family / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Tzlt.edu.vn

Phim Danh Gia Vọng Tộc (The Diamond Family) 2011 Hd

Nội dung phim

Danh Gia Vọng Tộc – The Diamond Family (2011) Nội dung phim Danh Gia Vọng Tộc – The Diamond Family

Vai diễn Bạch Văn Thị do Tư Cầm Cao Oa đảm nhận, bà đã rất quen thuộc với khán giả Việt Nam qua vai Thái hậu Từ Hy trong phim Mặt trời lặn sau Tử Cấm Thành. Ngoài ra, nam diễn viên kiêm đạo diễn Khương Văn, người từng được hâm mộ qua các phim: Đi sang châu Âu, Người Bắc Kinh ở New York, Phải sống… cùng nữ diễn viên nổi tiếng Trung Quốc Ninh Tĩnh, mỗi người đều tham gia một vai diễn trong phim.

,

Trailer trong phim

Từ khóa

danh gia vọng tộc, the diamond familyXem Phim Danh Gia Vọng Tộc Chiếu Rạp, Link Phim Danh Gia Vọng Tộc Full HD 1080p, Xem Phim Danh Gia Vọng Tộc Thuyết Minh, Xem Phim Danh Gia Vọng Tộc VIETSUB, Xem Phim Danh Gia Vọng Tộc Bản CAM Đẹp, Xem Phim Danh Gia Vọng Tộc Trọn Bộ, Xem Phim Danh Gia Vọng Tộc Tập Cuối, Tải Phim Danh Gia Vọng Tộc Link Fshare Nhanh Nhất, Lịch Chiếu Phim Danh Gia Vọng Tộc, Nhạc Phim Danh Gia Vọng Tộc OST Album, Danh Gia Vọng Tộc tập 1, tập 2, tập 3, tập 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, Xem Phim Danh Gia Vọng Tộc tập 16, tập 17, tập 18, tập 19, tập 20, xem phim Danh Gia Vọng Tộc tập 21, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100… Phim Danh Gia Vọng Tộc được thuyết minh, phụ đề tiếng việt chất lượng HD, phim Danh Gia Vọng Tộc vietsub bản đẹp, trọn bộ, Xem phim online Danh Gia Vọng Tộc VIETSUB 2018 vietsub + thuyết minh, phim được vietsub bởi các subteam bilutv, phimbathu, banhtv, xemvtv, vtv16, vtv18, aphim tv, vtvhub, phudeviet, phimmoi, hdonline, kphim, phim3s, movie zingtv, fptplay, dongphim, xphim, woohay, phimhayplus, phimnhanh, phimtt, phim13… cập nhật phụ đề Vietsub nhanh nhất, xem online nhanh nhất, có thể bao gồm thêm các bản Lồng tiếng, thuyết minh. Tải và download phim Danh Gia Vọng Tộc 2018 mới nhất. Mời các bạn xem phim Danh Gia Vọng Tộc VIETSUB

Danh Gia Vọng Tộc Tập 1, 2 Lồng Tiếng

Nhắc tới thể loại phim gia đình của châu Á, hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay tới Hàn Quốc, thế nhưng một quốc gia khác cũng sở hữu những tác phẩm chất lượng không kém phải kể tới Hồng Kông, mà trong đó cụ thể là nhà đài TVB, nơi đã sản sinh ra nhiều cái tên xuất sắc với rất nhiều những bộ phim thuộc hàng kinh điển, phim gia đình của TVB luôn mang trong mình sự khác biệt và nổi trội với diễn xuất của từng diễn viên, trong số đó có thể kể tới một cái tên được đánh giá rất cao trong năm 2012, đó chính là Danh Gia Vọng Tộc. Sở hữu dàn diễn viên đình đám của TVB, cùng với sự chỉ đạo đến từ đạo diễn tài ba Chong Wai Kin, Danh viện vọng tộc không mấy khó khăn để thu hút lượng lớn khán giả ngay từ những tập đầu lên sóng. Bối của của phim Danh Gia Vọng Tộc được lấy vào thời xưa của Hồng Kông, thời điểm mà số lượng những người Hoa có tiền thì rất nhiều, nhưng có thể làm quan chức, cũng như nắm quyền lực tại đất Cảng thơm thì vẫn chỉ là người Tây và những người như luật sư Chung Trác Vạn (Lưu Tùng Nhân) chỉ là số ít, thậm chí người quyền lực được như ông là một ngoại lệ. Ông vốn là Hoa kiều Malaysia, tại quê nhà ông đã có nhà, có đất và có cả vườn cao su bên, sinh ra với điều kiện hơn người nên từ nhỏ ông đã được tiếp thu nền giáo dục Tây phương, trưởng thành là người hiểu biết sâu rộng, từ đó mà ông có được bằng luật sư từ London. Không hề thua kém bất kỳ người Tây Dương nào, ông luôn mang phong thái của một thân sĩ Anh quốc với cuộc sống theo đúng chuẩn “Tây phương hóa” vốn được không ít người ngưỡng mộ, chính vì thế mà việc ông năm thê bảy thiếp là điều dễ hiểu, tổng cộng ông có tới 5 người vợ và tất cả đều là những người xuất thân “gia thế”, một người là Cách cách tiền Thanh, một người là hoa đán đang nổi, một người là biểu muội viễn dương, một người là danh môn thục nữ, và một người nữa là Hoa hậu Hong kong. Bởi vì cưới nhiều vợ mà nhiều vấn đề nan giải ngày càng lên tới đỉnh điểm tại đại gia đình nhà họ Chung, 5 cô vợ với những ý muốn và mục đích khách nhau mà tranh giành nhau sự sủng ái của một người đàn ông. Không chỉ có vậy, họ gianh giành quyền lực, tranh gia sản, tranh danh phận, từ đó họ không từ thủ đoạn để tạo nên một cuộc chiến ngầm đằng sau sự phong quang mỹ lệ nơi hào môn vọng tộc…

Đón xem phim mới tại xemphimxua.net

3 Danh Gia Vọng Tộc Bề Thế Bậc Nhất Việt Nam: Gia Tộc Nguyễn Lân Toàn Giáo Sư

Gia tộc Lý Quí

Gia tộc Lý Quí nổi tiếng là tập đoàn ẩm thực gia đình không ai có thể vượt qua về số lượng cơ ngơi tại Việt Nam. Những nhà hàng, quán café nổi tiếng mà bất cứ người Sài Gòn lâu năm nào cũng biết như Ciao, Terrace, Ibox, Goody, Paris Deli, Fly Cupcake Garden, Maxim’s Nam An, An Viên… hay đại trung tâm nội thất Nhà Xinh đều là sở hữu hoặc đã từng của gia tộc Lý Quí.

Nhà thiết kế Lý Quí Khánh chính là “hoàng tử bé” của gia tộc giàu có này. Nhà của Lý Quí Khánh được biết là một biệt thự rất rộng đến mức muốn đi từ cổng vào nhà chính phải chạy xe đến vài cây số. Căn biệt thự không chỉ có 1 mà là vài bể bơi. NTK Lý Quí Khánh cũng thường xuyên di chuyển bằng máy bay hạng thương gia, ở khách sạn sang trọng bậc nhất và luôn dùng hàng hiệu đẳng cấp.

Lý Quí Khánh từng tiết lộ rằng, anh lớn lên trong 1 gia đình đáng tự hào và anh được thừa hưởng những tinh hoa của gia đình. Những ca sĩ nổi tiếng như Tuấn Ngọc, Quang Vinh… đều là những khách mời biểu diễn thường xuyên tại các buổi tiệc gia đình của nhà Lý Quí.

Hiếm có gia đình nào mà có đến 8 người con là Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ như gia đình cố Giáo sư – Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân. Người đi trước dìu dắt người đi sau, họ đã xây đắp nên hình mẫu của 1 đại gia đình hiếu học, tài hoa, chuẩn mực và giàu có. Dù theo đuổi các chuyên ngành khác nhau nhưng cả 8 người con – 7 trai, 1 gái của cố nhà giáo Nguyễn Lân đều chọn làm nghề cao quý đó là thầy giáo và thầy thuốc.

Cố Giáo sư Nguyễn Lân là giáo sư, nhà giáo nhân dân, nhà biên soạn từ điển, học giả nổi tiếng của Việt Nam. Ông cống hiến trọn đời cho nền giáo dục, được xem là người có công lớn trong việc xây dựng bộ môn và khoa tâm lí học, giáo dục học của hệ thống các trường Sư phạm ở Việt Nam.

Tập đoàn Vạn Thịnh Phát quyền lực dưới sự điều hành của bà Trương Mỹ Lan.

Gia sản của dòng tộc bà Trương Mỹ Lan được biết đến với hàng loạt bất khối động sản, địa ốc, nhà hàng, khách sạn nổi tiếng ở Việt Nam. Nói về cơ ngơi sự nghiệp của gia tộc này, giới doanh nhân đều phải nghiêng mình ngưỡng mộ.

Những tòa nhà, trung tâm thương mại nổi tiếng nhất Sài Gòn đều thuộc quyền sở hữu của gia tộc họ Trương.

Trương Huệ Vân và chồng là nhạc sĩ Thanh Bùi.

Họ đều là những gia tộc giàu có, nổi tiếng và thành công trên nhiều lĩnh vực, nhưng chính vì sự kín tiếng mà công chúng ít nắm bắt được gia tài đồ sộ mà họ đang nắm giữ. Chắc chắn sẽ có rất nhiều người phải ngạc nhiên khi biết những gia tộc bề thế nhất Việt Nam lại không phải những cái tên quá quen thuộc trong mắt công chúng.

Nói Về Phong Tục Trong Gia Tộc

Tác giả bài viết: Phan Kế Bính

Cha mẹ – Hai tiếng cha mẹ, nước ta mỗi nơi gọi cũng hơi khác nhau: Nơi thì gọi là Bố là Đẻ, nơi thì gọi là Thầy là U. Về đường ngược (Hưng Hóa) thì gọi mẹ là Bầm, về đường trong thì gọi là Bụ. Nam kỳ thì gọi cha là Tía, gọi mẹ là Má. Ở đây bây giờ lại nhiều người cho con gọi cha là Ba, gọi mẹ là Mẹ. Còn các nhà hiếm hoi thì chẳng cứ gì, người thì cho con gọi là Chú Thím, người thì cho con gọi là Anh Chị, Cậu Mợ. Ngày xưa lại có tiếng gọi mẹ là Cái nữa, tiếng ấy thì bây giờ không đâu dùng.

Sinh con – Đàn bà có mang ai cũng muốn sinh con trai mà ít người muốn sinh con gái. Hàng xóm bà con nghe thấy sinh con trai thì mừng. Trong khi có mang, váng đầu, đau mình gọi là ốm nghén; hay thèm ăn của chua của chát, gọi là ăn dở. Đến lúc sinh sản, mời bà tắm đến đỡ, con xổ ra rồi thì cắt rốn chôn nhau. Chôn phải sâu, nếu chôn nông thì con hay trớ; mà phải tránh chỗ giọt gianh kẻo về sau con chốc đầu loét mắt.

Người mẹ thì phải kiêng khem gió máy, phải nằm than. Ản cơm chỉ ăn muối trắng hấp hay là nước mắm chưng, vài ba hôm mới dám ăn đến thịt. Đầy cữ (con trai bảy ngày, con gái chín ngày) xông muối xoa nghệ rồi mới ra ngoài.

Nhà nghèo nuôi con lấy, nhà giàu nuôi vú cho con. Có người cho vú đem về nhà nuôi. Cho bú độ ba, bôn tháng thì cho ăn cơm và vẫn cho bú đến ba, bốn tuổi mới thôi.

Con nhà nào ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng biết lò cò chạy chơi, là hợp vào ca thì dễ nuôi mà mai sau làm nên người.

Tục ta hỏi thăm nhau đẻ con trai hay là con gái, người có chữ thường nói lộng chương hay lộng ngoã (nghĩa là chơi ngọc hay chơi ngói). Điển ấy do ở Kinh Thi: Sinh con trai thì quý hóa mà cho chơi bằng hạt ngọc, sinh con gái thì khinh bỉ mà cho chơi bằng hòn ngói. Lại có người hỏi huyền hồ hay là huyền cân (nghĩa là treo cung hay là treo khăn mặt). Điển ấy cũng do tục Tàu: Đẻ con trai treo cái cung ngoài cửa, mà đẻ con gái thì treo cái khăn mặt. Ta dùng điển mà hỏi thăm, chớ không có tục ấy.

Cúng mụ – Trong sách “Bắc hộ lục” có nói rằng:. Tục Lĩnh Nam nhà giàu đẻ con được ba ngày, hoặc đầy tháng, thì tắm cho con, làm một bữa tiệc, gọi là đoàn du phạn (nghĩa là bữa cơm tròn trặn trơn tru). Sách “Vân đài loại ngữ” của ông Lê Quý Đôn thì nói rằng: Tục nước ta, đẻ con được ba ngày, làm vài mâm cỗ cúng mụ.. Đến hôm đầy tháng, hôm một trăm ngày, hôm đầy tuổi tôi, đều có làm cỗ cúng gia tiên, bày tiệc ăn mừng. Bà con, người quen thuộc, dùng thơ, câu đối, đồ chơi, đồ quần áo trẻ để mừng nhau. Mà nhất là tiệc một trăm ngày là tiệc đầy tuổi tôi to hơn cả.

Cứ như tục thành phố Hà Nội bây giờ thì đẻ con ra đầy cữ đầy tháng, đầy tuổi tôi, mới làm cỗ cúng mụ. Trong lễ cúng thì dùng mười hai đôi hài, mười hai miếng trầu, cua, ốc, nham, bánh đúc v.v… Vì ta tin rằng có mười hai bà mụ nặn ra người.

Thử con – Tàu có tục để con đầy một năm thì làm tiệc thử con. Hôm ấy tắm rửa cho con sạch sẽ, mặc quần áo mới, con trai thì bày đồ cung tên, bút giấy; con gái thì bày đồ kim, chỉ, dao, kéo. Lại bày những đồ chơi quý báu ở trước mặt đứa trẻ để nghiệm xem nó tham liêm ngu trí làm sao, chữ gọi là tiệc thí nhi (thử trẻ). Các nhà đại gia ở ta cũng theo dùng tục ấy, nhưng chỉ bày ít món để ấn triện, cung tên, bút mực, cày bừa, gọi là trong bốn món văn, vũ, canh, độc, để nghiệm đứa trẻ mai sau làm nghề gì mà thôi.

Thuật kiêng giữ – Con nhà nào sinh phải giờ con sát, hay phải giờ kim xà thiết tỏa, sợ mai sau khó nuôi thì cúng đổi giờ. Nhà nào sinh con muộn mằn sợ khó nuôi thì làm lễ bán cửa tĩnh hoặc cửa chùa nào cho làm con Thánh con Phật gọi là bán khoán. Bán cho cửa tĩnh thờ Đức Thánh Trần, thì đổi họ gọi là họ Trần, bán cho cửa nhà chùa thì đổi họ là họ Màu, đến mười hai tuổi mới làm lễ mà chuộc về làm con mình.

Đưa con cho người khác bế, không được đưa qua cửa, sợ mai sau nó đi ăn cắp ăn trộm. Ẵm con đi đâu, phải bôi ít nhọ chảo trên trán, hoặc cầm con dao, cái kéo hay là chiếc đũa đi theo, kẻo sợ người ta quở quang.

Con hay khóc đêm, gọi là dạ đề, thì mượn một người khác họ lây cái cọc chuồng lợn ném xuống gầm giường thì khỏi khóc. Có người lạ vào, con khóc mãi không thôi thì lấy một bó lửa ném vào trước mặt người ta thì con thôi khóc.

Con ngủ lỳ không dậy, lấy vài cái tóc mai của người ngoài phẩy vào miệng đứa trẻ thì khỏi.

Con hay trớ, lấy nước lòng đò cho uống thì khỏi.

Con nấc, lấy ngọn lá trầu không dán vào chỗ trán cho nó. Con ngủ giật mình, luộc một cái trứng gà, con trai thì cắt làm bảy miếng, con gái thì cắt làm chín miếng, và bảy hay là chín nắm cơm, hú vía cho nó rồi cho nó ăn thì nó khỏi sợ.

Con đau bụng khóc lắm, mượn người nhổ bão (nhổ cục tóc trên đầu) cho mẹ nó thì khỏi.

Con lồi rốn, mượn kẻ ăn mày cầm gậy chọc vào rốn thì khỏi.

Con chơi phải chỗ cỏ ngứa, nổi mần tịt cả mình mẩy gọi là ma tịt, thì giải một cái nón mê, tễ bẩy hoặc chín miếng trầu lá lốt cúng ông Cầu bà Quán cho nó thì khỏi.

Con lên đậu, ngoài cửa ngõ treo một bó vàng và trồng một cây lá ráy vào một cái nồi đất ở trước cửa, hoặc cài một cành kinh giới để giữ cho con được bình yên.

Con hắt hơi, thì nói: “Sống lâu, trăm tuổi, già đầu, thượng thọ” để chúc thọ cho con.

Con quặt quà quặt quẹo thì bế đứa con đưa qua cái săng người già chết thì nó được sống lâu.

Cách đặt tên – Con mới sinh ra thì thường gọi là thằng đỏ con đỏ, ở nhà quê thì thường gọi là thằng cu con đĩ, ở về vùng Thanh Nghệ thì thường gọi là thằng cò cái hĩm, chớ không mấy người mới sinh ra đã đặt tên. Đặt tên thì nhà thường dân hay bạ tên gì đặt tên ấy, hay lấy vần hoặc lấy nghĩa gần nhau với tên cha mẹ mà đặt. Ví như cha mẹ là Lần thì đặt là Thần, cha mẹ là Nhăng thì con đặt là Nhố, hoặc cha mẹ là Đào thì đặt con là Mận, cha mẹ là Sung thì con đặt là Vả v.v……. Kẻ hiếm hoi thì thường lấy tên xấu xí mà đặt cho con, như gọi là thằng Cún (con chó cún) thằng Đực (chó đực) v.v… Nhà có học thì thường kiếm những tên đẹp để đặt cho con, mà nhứt là hay tìm từng bộ chữ nho. Ví như người thì dùng toàn một bộ chữ Ngọc như anh là Hoàng thì em là Hành, là Cư, là Vũ; người thì dùng toàn một bộ chữ Thủy như anh là Giang thì em là Hoài, là Hà, là Tế v.v….

Cho con đi học – Nhà nho gia cho con độ năm, sáu tuổi, nhà thường dân con độ mười một, mười hai tuổi thì cho con đi học. Người biết chữ thì dạy lấy, hoặc mời ông thầy trong làng. Lúc mới học phải biện lễ trầu, rượu hoặc con gà ván xôi, để ông thầy làm lễ Thánh sư, rồi dạy vỡ lòng cho con dăm ba chữ hoặc bẩy tám chữ, dần dần mới lại kén thầy mà học rộng mãi ra. Con gái thì ít người cho đi học, mà có cho đi học, đủ biên sổ sách và biết tính toán mà thôi, về phần nhà nghèo thì con lên bảy, tám tuổi còn phải ở nhà bồng em làm đỡ cho cha mẹ, chín, mười tuổi đã phải tập nghề làm ăn, không mấy nhà cho đi học.

Lo lắng cho con – Con độ mười bốn, mười lăm tuổi trở lên, cha mẹ đã đem lòng lo bề gia thất, con trai thì mong dựng vợ, con gái thì mong gả chồng. Xong việc vợ chồng thì lo đến cách lập thân cho con, ngần nào lo phường lo trưởng, lo nhiêu lo xã, cho con bằng mày bằng mặt với làng nước; ngần nào lo sinh cơ lập nghiệp cho con mai sau có chỗ nương nhờ. Nước ta lắm người đẻ nhiều con, thì phải lo hết con này đến con khác, có người lo cả đời.

Xét cái tục ta, sinh con ra ai cũng biết thương, biết mến, biết chăm chỉ nuôi nấng, dạy dỗ cho con nên người, nưng như nưng trứng, hứng như hứng hoa, thực là hết lòng hết dạ. Loài người cũng nhờ có tánh ấy mà bảo tồn được chủng loại cho mỗi ngày một sinh sôi nẩy nở thêm ra, thì lòng nhân từ ấy rất là hay lắm. Nhưng chỉ hiềm ta khi xưa chưa hiểu cách vệ sinh trong khi sinh sản, nào nằm than, uống nước tiểu, rất là một cách làm cho sinh bịnh, không trách đàn bà ta nhiều người hay sinh ra hậu sản mà ốm mòn. Đến lúc nuôi con, thì lại hay tin những điều nhảm nhí, không có bực triết học nào mà triết hết được những sự huyền hão ấy. Cho đi học, không có quy củ cách thức nào, còn phần nhiều thì học năm mười năm mà dốt vẫn hoàn dốt, cho nên trong nước một trăm người mới được một hai người biết chữ, cũng chỉ vì cách dạy dỗ không tiên liệu đấy thôi.

Đến lúc con lớn thì lại lo thay cho con quá. Mà nào lo có ra lo, lo những ngôi thứ trong làng, lo những danh phận vô ích. Chớ nào có lo cho nên một bậc người gì, hay là thành được một nghề gì đâu. Cái lo lắng ấy, hẳn sinh ra lười biếng, hay ăn chơi. Cho nên lắm người, đòi cha mẹ hàn gắn chắt chiu, làm nên giàu có, mà đến đời con thì chỉ ăn chơi chỉ phá, chẳng bao lâu mà lại hết nhẵn như không.

Cứ như Âu châu, khi sinh sản, các bà đỡ, cô đỡ chuyên môn đến đỡ, có thuốc có thang, ăn uống sạch sẽ. Khi còn thơ ấu, nuôi nấng có điều có độ, từ lúc cho bú, lúc cho ngủ, lúc cho chơi cũng có thì giờ, thực là hợp với cách vệ sinh. Khi biết học thì cho vào trường học, dạy dỗ có thứ tự, có khuôn phép. Đến lúc khôn lớn, mặc ý cho mà lập thân, không cần gì phải lo lắng thay cho nữa. Bởi vậy con ít tật bệnh, mà nhiều người thông thái, lại gây cái tính tự lập cho con.

Ít lâu nay ta cũng đã nhiều người nhiễm theo thói Âu châu, trong cách sinh sản, nuôi nấng, cũng đã đổi bỏ thói cũ có lẽ về sau cũng theo nhau mà đổi được hết.

Nguồn: VIỆT NAM PHONG TỤC (Tác giả: Phan Kế Bính), Nxb Văn học