Mẫu Đánh Giá Năng Lực Nhà Thầu Xây Dựng / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Tzlt.edu.vn

Hồ Sơ Năng Lực Nhà Thầu Xây Dựng

[RUBEE] – Nhà thầu xây dựng cần làm gì để thu hút các chủ đầu tư, làm cho chủ đầu tư chú ý và lựa chọn doanh nghiệp mình trước rất nhiều công ty lớn đã có thâm niên trong ngành? Giải pháp nhận diện thương hiệu, đặc biệt là hồ sơ năng lực sẽ giúp các nhà thầu thể hiện năng lực, sự chuyên nghiệp trong mắt khách hàng, đối tác, từ đó mà dễ dàng có được dự án hay nói theo phong cách của những nhà thầu là “trúng thầu”. Vậy hồ sơ năng lực nhà thầu xây dựng cần thể hiện những gì?

1. Nhà thầu xây dựng – Họ là ai?

Nhà thầu xây dựng là một cá nhân hay đơn vị, tổ chức đứng ra trực tiếp ký kết hợp đồng với chủ đầu tư xây dựng công trình về một hạng mục công việc hay toàn bộ công việc của dự án đầu tư công trình đó.

Có rất nhiều những nhà thầu xây dựng lớn, có tiếng tại Việt Nam có thể kể đến như: Công ty CP xây dựng Coteccons, ông ty CP xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình, Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Unicons, Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC, Tổng công ty 319 Bộ Quốc phòng…

2. Tại sao cần thiết kế hồ sơ năng lực nhà thầu xây dựng?

Các nhà thầu xây dựng lớn đều đã có thời gian hoạt động lâu dài trong ngành và năng lực được chứng minh bằng các công trình thực tế. Tuy nhiên, để những năng lực ấy có thể được thể hiện một các rõ ràng và ấn tượng nhất trong mắt các chủ đầu tư và đối tác thì cầ phải có hồ sơ năng lực nhà thầu. Khi dự thầu, nếu bạn chưa hẳn là một nhà thầu lớn, thì chủ đầu tư không có nhiều thời gian lắng nghe bạn “kể lể” về những gì mình đang có và hứa hẹn về những gì mà mình có thể làm được.

Hồ sơ năng lực nhà thầu cũng chính là điều làm nên sự chuyên nghiệp của nhà thầu với đối tác. Bởi khi một doanh nghiệp có thế mạnh và năng lực phát triển lâu dài sẽ chú trọng đến việc nhận diện thương hiệu trên thị trường rộng lớn này.

3. Hồ sơ năng lực nhà thầu cần nhấn mạnh những gì?

Đây là một trong những điều các chủ đầu tư, đặc biệt là chủ đầu tư dự án lớn đặc biệt quan tâm. Để thể hiện rằng mình đủ khả năng để nhận thầu, các nhà thầu cần thể hiện rõ năng lực tài chính qua các năm. Về phần này, doanh nghiệp có thể thể hiện trong hồ sơ năng lực nhà thầu về: vốn điều lệ, vốn lưu động…

Điều quan trọng nhất để thu hút các nhà đầu tư đó là doanh nghiệp phải thể hiện được danh sách các dự án/ công trình thi công tiêu biểu cũng như kết quả nghiệm thu công trình. Công trình có giá trị sử dụng lâu bền, được chủ đầu tư tín nhiệm và hài lòng thì đó chính là điểm mạnh nhất để thu hút các nhà đầu tư khác.

Thương hiệu được tin tưởng và đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của toàn ngành bất động sản, xây dựng, vật liệu xây dựng Việt Nam là một trong những tiêu chí được chủ đầu tư đáng giá cao khi lựa chọn đơn vị hợp tác. Một đơn vị có tiềm năng và định hướng phát triển lâu dài trong ngành chắc chắn sẽ được giới chuyên môn cũng như khách hàng, đối tác đánh giá cao. Doanh nghiệp có sự đóng góp tích cực cho sự phát triển của toàn ngành cũng sẽ mong muốn mang lại lợi ích cho cả bản thân doanh nghiệp và đối tác.

Còn rất nhiều những lưu ý khác cho một cuốn hồ sơ năng lực chủ thầu như thiết kế làm sao cho bắt mắt, khoa học, đầy đủ thông tin… Tuy nhiên, đây cũng là một vấn đề khó đánh giá, cần phải có con mắt của các chuyên gia hay những người làm nghề mới có thể làm được.

Đến đây nếu các doanh nghiệp chủ thầu đã thấy được tầm quan trọng của việc thiết kế hồ sơ năng lực thì đừng ngần ngại liên hệ với – Chuyên gia sáng tạo thương hiệu theo số hotline: để được tư vấn kịp thời nhất!

Điều Kiện Về Năng Lực Đối Với Nhà Thầu Xây Dựng

Khoản 2 các Điều 68, 86, 112 và Điều 121 Luật Xây dựng quy định nhà thầu tư vấn, thi công xây dựng công trình có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình và công việc do mình thực hiện.

Ông Phan Chí Thiện (An Giang) có một số vướng mắc đề nghị cơ quan chức năng giải thích, hướng dẫn, cụ thể như sau:

Theo nội dung tại Khoản 1, Điều 57 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 của Chính phủ, “1. Tổ chức khi tham gia các lĩnh vực sau đây phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng:

a) Khảo sát xây dựng;

b) Lập quy hoạch xây dựng;

c) Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình;

d) Lập, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng;

đ) Tư vấn quản lý dự án;

e) Thi công xây dựng công trình;

g) Giám sát thi công xây dựng;

h) Kiểm định xây dựng;

i) Quản lý chi phí đầu tư xây dựng”.

Nội dung đánh giá về tính hợp lệ tại Điểm g, Khoản 1, Mục 1 Chương III Phần 1 Mẫu hồ sơ mời thầu dịch vụ tư vấn ban hành kèm theo Thông tư số 01/2015/TT-BKHĐT ngày 14/2/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư có quy định: “g) Có đủ điều kiện năng lực hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành (nếu có)”.

Tuy nhiên, theo nội dung đánh giá về tính hợp lệ quy định tại Khoản 1.2, Mục 1 Chương III Phần 1 (Mẫu số 1) và (Mẫu số 2) hồ sơ mời thầu xây lắp ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 06/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì không có quy định về tiêu chuẩn đánh giá điều kiện năng lực hoạt động.

Căn cứ các quy định nêu trên, ông Thiện hỏi, tại sao đối với gói thầu dịch vụ tư vấn thì có quy định nội dung đánh giá về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng nhưng gói thầu xây lắp lại không quy định?

Khi lập hồ sơ mời thầu xây lắp (đấu thầu trong nước) có đưa thêm tiêu chí đánh giá về điều kiện năng lực hoạt động của nhà thầu theo quy định tại Khoản 1, Điều 57 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 của Chính phủ vào tiêu chuẩn đánh giá về tính hợp lệ hay không?

Nếu không đưa nội dung tiêu chí đánh giá điều kiện năng lực hoạt động của nhà thầu vào hồ sơ mời thầu xây lắp thì có trái với quy định tại Khoản 1, Điều 3 của Luật Đấu thầu, Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 của Chính phủ không?

Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:

Theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 43 Luật Đấu thầu, nhà thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp được xem xét, đề nghị trúng thầu khi có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu.

Khoản 2 các Điều 68, 86, 112 và Điều 121 Luật Xây dựng quy định nhà thầu tư vấn, thi công xây dựng công trình có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình và công việc do mình thực hiện.

Với các quy định nêu trên, việc yêu cầu nhà thầu tham dự gói thầu là đáp ứng yêu cầu về năng lực để thực hiện gói thầu.

Về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng đối với gói thầu tư vấn và xây lắp đã quy định cụ thể tại Khoản 20, Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16/7/2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng.

Theo chúng tôi

Link gốc:

Khung Năng Lực Là Gì? Xây Dựng Khung Năng Lực Và Đánh Giá Năng Lực.

Khung năng lực là một công cụ có rất nhiều ứng dụng trong doanh nghiệp, đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng lớn. Xây dựng thành công khung năng lực, doanh nghiệp sẽ có một công cụ mạnh mẽ để quản trị nhân sự.

Khái niệm về Khung năng lực bắt nguồn từ định nghĩa về Năng lực (Competency) đã được nghiên cứu, áp dụng trong quản lý nhân sự ở cả lĩnh vực công và tư tại nhiều quốc gia. Theo Cục quản lý nhân sự (Office of Personnel Management) của Mỹ, Năng lực được hiểu là đặc tính có thể đo lường được của kiến thức, kỹ năng, thái độ, các phẩm chất cần thiết để hoàn thành được nhiệm vụ và là yếu tố giúp một cá nhân làm việc hiệu quả hơn so với những người khác. Cụ thể:

Kiến thức (Knowledge): Mô tả những thông tin, sự kiện, quy luật thuộc lĩnh vực được học và nghiên cứu từ trường lớp hoặc được tích lũy từ thực tế, từ các nguồn tư liệu hoặc từ các chuyên gia có kinh nghiệm. Kỹ năng (Skill): Mô tả những năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc phát sinh trong thực tế. Thái độ (Attitude): Mô tả cách nhìn nhận về công việc, về nhiệm vụ, về đồng nghiệp và về cộng đồng. Thái độ chi phối cách ứng xử, hành vi và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ nhân sự

“Khung năng lực là bảng mô tả tổ hợp các kiến thức, kỹ năng, thái độ và đặc điểm một cá nhân cần để hoàn thành tốt công việc”.

Kết cấu của khung năng lực thường gồm 3 nhóm năng lực chính sau:

Nhóm năng lực chung / cốt lõi: gồm các năng lực cần thiết cho tất cả các vị trí. Các năng lực cốt lõi được xác định dựa trên chiến lược, giá trị cốt lõi của công ty Năng lực khối / chuyên môn: là các kiến thức, kỹ năng về một lĩnh vực chuyên môn cụ thể cần để hoàn thành một công việc, mang tính đặc thù cho vị trí công việc hoặc bộ phận mà cá nhân cần có để có thể đảm nhận vị trí công việc đó. Nhóm năng lực quản lý / lãnh đạo: là các yêu cầu đối với các công việc có tính chất quản lý bao gồm hoạch địch, tổ chức, điều phối nguồn lực (ngân sách, con người…) và thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá công việc. Tùy theo tính chất phức tạp, mức độ và phạm vi quản lý mà mỗi chức danh có những yêu cầu về tiêu chuẩn năng lực quản lý khác nhau.

Khung năng lực là một phương pháp quản lý nhân sự tổng hợp nhằm ứng dụng cho rất nhiều các hoạt động quản lý nguồn nhân lực. Khung năng lực có thể sử dụng làm cơ sở để tuyển dụng đội ngũ quản lý và cán bộ có năng lực cũng như là cơ sở quan trọng cho hoạt động xây dựng chương trình quy hoạch cán bộ lãnh đạo – quản lý. Các năng lực trong khung năng lực có thể được sử dụng làm tiêu chuẩn đánh giá ứng viên. Khác với bộ tiêu chuẩn tuyển dụng thông thường, doanh nghiệp có thể ấn định một những năng lực cần thiết phải đánh giá khi tuyển dụng và cấp độ tối thiểu mà một ứng viên khi được tuyển chọn.

Như vậy, người tuyển dụng sẽ có một bức tranh toàn diện về các yêu cầu của công việc. Nó giúp người tuyển dụng có thể phân biệt giữa các năng lực có thể đào tạo và những năng lực rất khó phát triển và phải đáp ứng ngay khi tuyển. Khi đánh giá ứng viên, kết hợp với công cụ phỏng vấn hoặc trung tâm đánh giá doanh nghiệp có thể xác định được năng lực của ứng viên ở cấp độ nào ở các yêu cầu khác nhau. Nhờ vậy, người tuyển dụng sẽ đảm bảo được một cuộc phỏng vấn có tính hệ thống và khả năng tuyển được người có khả năng thành công với công việc cao hơn.

Khung năng lực là một công cụ có rất nhiều ứng dụng trong quản trị nhân sự. Triển khai thành công khung năng lực có thể coi như “nhất cử tam, tứ tiện”.

Khung năng lực là cơ sở quan trọng hoạt động đào tạo, cụ thể là xác định nhu cầu đào tạo, nội dung chương trình đào tạo phát triển đội ngũ quản lý và lãnh đạo. Khi xây dựng khung năng lực, doanh nghiệp sẽ phải xác định được yêu cầu về loại năng lực và cấp độ ở từng năng lực của vị trí hiện tại hoăc vị trí cần phát triển lên đồng thời thực hiện đánh giá năng lực cho cán bộ quản lý và nhân viên.

Khi có hai dữ liệu này, việc xác đinh ai cần phải đào tạo năng lực gì, đào tạo ở cấp độ nào trở nên vô cùng đơn giản khi so sánh mức độ đáp ứng và yêu cầu năng lực. Với việc ứng dụng khung năng lực, doanh nghiệp có thể tập trung vào những kỹ năng, kiến thức và các đặc điểm có ảnh hưởng đến hiệu quả và do đó khai thác hiệu quả thời gian và tiền bạc dành cho đào tạo và phát triển.

Quá trình xây dựng khung năng lực đòi hỏi tổ chức phải chuẩn hóa cơ cấu tổ chức, hệ thống chức danh và chức năng, nhiệm vụ của mỗi chức danh. Lý do là các năng lực thường sẽ gắn với việc thực hiện những nhiệm vụ hoặc hoạt động nhất định, vì vậy khi hệ thống chức danh và chức năng, nhiệm vụ chưa rõ ràng thì sẽ không thể xác định được năng lực nào là cần thiết và giúp người thực hiện công việc trở nên vượt trội.

Sau khi xác định xong hệ thống chức danh, việc tiếp theo là xác định các năng lực có thể cần đến. Có 2 phương pháp doanh nghiệp, tổ chức có thể lựa chọn là tự xây dựng bộ khung năng lực hoặc lựa chon bộ khung năng lực có sẵn. Một bộ khung năng lực thông thường sẽ gồm 3 nhóm năng lực như đã nêu ở trên: (1) Nhóm năng lực chung / cốt lõi; (2) Nhóm năng lực khối / chuyên môn; (3) Nhóm năng lực quản lý / lãnh đạo.

Khi tiến hành xây dựng năng lực, doanh nghiệp, tổ chức sẽ cần thực hiện định nghĩa và phân chia các cấp độ cho từng năng lực và tập hợp tất cả năng lực thành từ điển năng lực. Mặt khác, một số bộ năng lực được phổ biến rộng rãi như từ điển năng lực Đại học Harvard (Havard University Competency Dictionary), bộ năng lực do Viện phát triển Nhân lực (CIPD) của Vương quốc Anh phát triển… cũng có thể được doanh nghiệp, tổ chức sử dụng và điều chỉnh cho thích hợp với hoàn cảnh của mình.

Kết thúc giai đoạn này, mỗi công việc trong doanh nghiệp (trừ các công việc đơn giản) đều gắn với một bộ năng lực nhất định và các cấp độ yêu cầu tương ứng. Đây chính là khung năng lực cho từng vị trí công việc.

Để khung năng lực này có thể được đưa vào sử dụng, phần công việc quan trọng tiếp theo là phát triển các công cụ đánh giá năng lực của mỗi cá nhân và phương pháp đào tạo, phát triển gắn với mỗi loại năng lực. Tuy nhiên, đây là phần việc đòi hỏi chuyên môn rất cao vì vậy nếu doanh nghiệp không có đủ người có năng lực chuyên môn thì có thể thuê các chuyên gia hoặc các công ty tư vấn chuyên nghiệp thực hiện thay vì tự phát triển nội bộ. Công việc này bao gồm đánh giá cá nhân, xác định khoảng cách năng lực (chênh lệch giữa cấp độ yêu cầu và cấp độ đạt được của mỗi cá nhân sau khi được đánh giá).

Trên cơ sở kết quả phân tích so sánh này, bộ phận nhân sự có thể xây dựng các chương trình phát triển năng lực cụ thể cho mỗi cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp để giúp họ đạt được cấp độ năng lực hiệu quả cũng như thực hiện được lộ trình phát triển đã đặt ra.

Vậy tự xây dựng khung năng lực là gì? thật đơn giản, quý vị muốn xây dựng khung năng lực cho từng vị trí tại tổ chức của quý vị, điều nay thực sự dễ dàng với sự hỗ trợ của Phần mềm digiiCAT cùng nhóm chuyên gia hàng đầu Việt Nam.

Top 10 phần mềm tính lương được các doanh nghiệp lớn tin dùng nhất Cổng thông tin nhân sự digiiPortal

Đánh Giá Năng Lực Nhà Thầu Đã Thực Sự Chính Xác?

Theo Tổng công ty Xây dựng Hà Nội, nhà thầu đã tham dự đấu thầu rộng rãi quốc tế và ký Hợp đồng thi công gói thầu trên với Đại học Thủy lợi (chủ đầu tư dự án) ngày 15/7/2014, tiến độ thi công 24 tháng kể từ ngày ký kết. Vì thế, phải đến 15/7/2016 mới là thời hạn “chót” để nhà thầu hoàn thành và bàn giao công trình cho chủ đầu tư.

Tại Văn bản số 1383/TCT-KTTT ngày 30/10/2015 của Tổng công ty Xây dựng Hà Nội – CTCP về việc phúc đáp công văn số 8755/BNN-XD ngày 26/10/2015 của Bộ NN&PTNT nêu rõ: “Trong quá trình thực hiện gói thầu, nhiều công việc phát sinh ảnh hưởng đến đường găng nên tiến độ chi tiết có bị điều chỉnh như: cao độ mặt bằng khu vực ký túc xá và giảng đường phải thấp hơn bản vẽ HSMT từ 0.8-1.1m do gói thầu trước chưa hoàn thành; chủ đầu tư thay đổi thiết kế sàn bê tông cốt thép tầng 1 (giá trị phát sinh gần 22 tỷ đồng), do đó nhà thầu phải dừng thi công 45 ngày đề chờ thiết kế và phê duyệt bản vẽ, cộng với thời gian thi công sàn là 30 ngày, dẫn đến tiến độ thực tế bị kéo dài 75 ngày”.

Thêm vào đó Tổng công ty Xây dựng Hà Nội cũng cho biết: “Công tác quản lý dự án cũng làm cho tiến độ kéo dài. Ban quản lý dự án yêu cầu tư vấn không nghiệm thu Giảng đường dẫn đến việc Nhà thầu phải dừng thi công 20 ngày do có đơn giá thi công cao bất thường; công tác thanh toán bị chậm (từ tháng 1 đến tháng 6/2015 không có đợt thanh toán nào). Liên danh 3 nhà tư vấn giám sát có thay đổi nhà thầu tư vấn và tư vấn giám sát trưởng dẫn đến nhiều hồ sơ thanh toán bị chậm,…”.

Tổng công ty Xây dựng Hà Nội cũng khẳng định: “Nhà thầu đã có nhiều giải pháp để đảm bảo tiến độ thi công như: tăng cường đơn vị thi công, tăng ca, trực tiếp cung cấp vật liệu chính, có các giải pháp hỗ trợ tài chính cho đơn vị trực tiếp thi công trong khi chưa thanh toán được từ chủ đầu tư”. Tại Văn bản 1383/TCT-KTTT, Tổng công ty Xây dựng Hà Nội khẳng định: “Thực hiện đúng Hợp đồng, bảo đảm tiến độ… Chúng tôi cam kết hoàn thành theo đúng Hợp đồng và cố gắng sớm hơn”.

Tổng công ty Xây dựng Hà Nội – CTCP cho biết, họ là nhà thầu uy tín, chuyên nghiệp đã trải qua hơn 55 hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Để đảm bảo không ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh đã gây dựng, nhà thầu này kiến nghị Bộ NN&PTNT xem xét một cách khách quan, tổng thể các yếu tố, tôn trọng Hợp đồng đã ký giữa Trường Đại học Thủy lợi và tổng Công ty Xây dựng Hà Nội trong việc đánh giá tiến độ gói thầu cũng như năng lực của Nhà thầu. Đồng thời, đề nghị Bộ NN&PTNT chỉ đạo Ban Quản lý dự án kịp thời giải quyết những vướng mắc tại công trình, phối hợp chặt chẽ giữa Tư vấn giám sát, Tư vấn thiết kế, Nhà thầu thi công; có phương án động viên, hỗ trợ vật chất để Nhà thầu đủ điều kiện hoàn thành vượt tiến độ.

Theo chúng tôi