Kỹ Năng Làm Chủ Và Tự Đánh Giá Bản Thân / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Tzlt.edu.vn

Nâng Cao Các Kỹ Năng Tự Nhận Thức Và Đánh Giá Bản Thân

Học tập là con đường đầy khó khăn và cần sự kiên trì cao, kiến thức là vấn đề luôn nhận sự quan tâm của cha mẹ và xã hội. Trau dồi kiến thức không chỉ là kiến thức chuyên môn môn học mà còn bồi dưỡng kiến thức về các kỹ năng sống. Thành công của mỗi con người sẽ do cá nhân con người làm chủ, không ai sẽ chịu trách nhiệm trong cuộc đời của các bạn cũng như không ai có nghĩa vụ phải giúp đỡ hay làm hộ bạn những việc khó khăn mà bạn gặp phải. Các bạn trẻ phải biết đứng lên trước thất bại, hiểu được bản thân mình thì mới hiểu được suy nghĩ cũng như hành động của người khác. Rèn luyện kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân là quan trọng đối với học sinh sinh viên hay những người đi làm trong việc nhìn nhận khả năng bản thân một cách đúng đắn nhất để tự chủ trong suy nghĩ và hành động khi đối diện với những vấn đề phức tạp của cuộc sống.

1. Kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân là gì

Kỹ năng sống là cần thiết hỗ trợ các bạn trong việc giải quyết công việc một cách hoàn hảo nhất đó là những kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử nhưng mọi người thường không để ý rằng một kỹ năng quan trọng mà chính các bạn không tự rèn luyện hay không quan tâm tới nó, một kỹ năng tưởng như rất gần bạn nhưng quá trình rèn luyện nó không phải dễ dàng đó là kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân, người ta thường nói, cái khó nhất ở một con người là hiểu được bản thân mình ở mức nào. Đúng thế, không ai chắc chắn rằng có thể hiểu được bản thân mình một cách hoàn toàn vì đôi lúc lý trí luôn đi trước hành động, có những điều bản thân không ngờ tới trước những hành động do mình thực hiện. Để hiểu rõ hơn về kỹ năng nhận thức và đánh giá bản thân cần hiểu được các khái niệm cụ thể:

1.1. Kỹ năng tự nhận thức bản thân là

Tự nhận thức bản thân được hiểu là khả năng hiểu rõ được bản thân cần gì, mong muốn gì, tự nhận thấy được con người mình sống ra sao, đâu là thế mạnh của mình, điểm yếu của mình là gì, nhận thức được tư duy, cảm xúc của chính bản thân mình trước cuộc sống. Tự nhận thấy bản thân phải bổ sung hoàn thiện như thế nào trong quá trình rèn luyện hoặc dựa trên sự đánh giá của người khác mà bản thân nhìn nhận lại mình xem có đúng hay không và đưa ra phương án tốt nhất cho các bạn. Kỹ năng tự nhận thức là một kỹ năng sống cơ bản và cần có để sống trong xã hội hiện đại.

1.2. Kỹ năng đánh giá bản thân

Kỹ năng đánh giá bản thân là kỹ năng sống mà cần có trong việc tu dưỡng nhân cách các bạn trẻ là khả năng đánh giá bản thân trong các lĩnh vực, hành động do chính bản thân làm, đánh giá bản thân đã thực sự làm tốt chưa, tâm huyết và theo đuổi mục tiêu tới cùng không. Khác với kỹ năng tự nhận thức bản thân, kỹ năng đánh giá bản thân thường dựa trên kết quả mà bản thân làm được, hoặc dựa trên những đặc điểm sẵn có mà bản thân có như năng khiếu, điểm mạnh điểm yếu để không ngừng hoàn thiện. Đánh giá bản thân có chính xác không là cần có sự nhìn nhận sâu rộng, am hiểu và lối sống tích cực nhất.

Kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân luôn có sự tương quan với nhau, đều là những lời nhận xét của chính mình về bản thân mình, tự nhìn nhận và đánh giá giúp các bạn phát hiện được những điều yêu thích của bản thân và kỹ năng đó là cần thiết trong quá trình phục vụ công việc của mình, từ việc thuyết trình hay đơn xin việc phải đánh giá được khả năng bản thân thì các bạn mới nói ra được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để nhà tuyển dụng có cơ sở trong việc lựa chọn ứng cử viên tốt nhất.

2. Tầm quan trọng của kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân

Kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân không phải là dễ dàng trong việc đánh giá chính xác, đúng đắn về chính mình. Mỗi người là một màu sắc, tính cách khác nhau, tự hiểu bản thân mình ở một số phương diện không thể chuẩn được nếu không cần sự góp ý của người khác, đôi khi chính bản thân mình còn không hiểu mình muốn gì và nghĩ gì, những lúc đó là những khó khăn trong hướng giải quyết công việc. Khi một bạn trẻ có trong mình kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân tốt thì các bạn sẽ dễ dàng trong việc thể hiện trình độ năng lực bản thân ở các thời điểm khác nhau. Kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân là rất quan trọng:

+ Tự nhận thức và đánh giá bản thân là nền tảng hỗ trợ con người trong việc giao tiếp ứng xử phù hợp với con người, trước tiên là cha mẹ, thầy cô, bạn bè và những người xung quanh. Tự nhận thức được bản thân nên nói gì, và nội dung đem lại có phù hợp với hoàn cảnh không và đánh giá bản thân trong việc truyền đạt và kết quả nhận được là sự hài lòng của người đối diện không. Kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân giúp mọi người biết được điểm mạnh, điểm yếu trong cách giao tiếp để có phương án ứng xử tốt nhất và đem lại hiệu quả cao.

+ Kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân tốt giúp con người sống nhân ái, có thái độ cư xử đúng mực hơn. Làm chủ được suy nghĩ hành động của bản thân, tự nhận thức được sự cảm thông chia sẻ trước những người có hoàn cảnh khó khăn để đưa ra những hành động thiết thực nhất, đánh giá bản thân về việc trao yêu thương cho mọi người là công việc tốt nên làm.

+ Kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân một cách chính xác giúp các bạn hiểu đúng đắn về con người mình, hiểu được lý do tại sao mình làm như thế, mình có thái độ như thế với người khác, từ đó có những quyết định và lựa chọn phù hợp nhất với khả năng bản thân, điều kiện xã hội, biết được bản thân yêu thích gì, công việc nào để không ngừng phấn đấu đạt mục tiêu.

+ Rèn luyện kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân còn là bước đầu trong quá trình tạo một cuộc sống mà bạn mong muốn, xác định được những điểm mạnh mà bản thân phát huy, phục vụ trong quá trình học tập và tiếp thu kiến thức của các bạn, và trong môi trường giáo dục, hiểu bản thân để có sự hòa nhập tốt nhất với cộng đồng, khi các bạn học sinh nhận thức chính xác về tư duy, lời nói, cảm xúc và ngôn ngữ của bản thân thì là lúc các bạn có thể làm chủ cũng như nắm giữ mọi hướng đi trong tương lai của chính các bạn ngay khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường.

3. Làm sao để để nâng cao và phát huy kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân

Nâng cao và phát huy kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân là việc nên làm đối với học sinh sinh viên, rèn luyện kỹ năng tự nhận và đánh giá bản thân là cần quá trình dài với sự kiên trì, quyết tâm cao, sự nhìn nhận vấn đề sâu rộng và ham học hỏi, trau dồi bản thân tốt nhất. Một số phương pháp để nâng cao kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân:

3.1. Nâng cao kỹ năng tự nhận thức bản thân

Để nâng cao kỹ năng nhận thức cần có thời gian và rất nhiều nỗ lực lớn, đòi hỏi bản thân phải được thực hành rất nhiều, chú ý đến tính cách và hành vi của bản thân.

+ Nâng cao kỹ năng tự nhận thức bằng việc nhận biết điểm mạnh và điểm yếu:

Hãy nhìn lại chính bản thân mình, nhìn vào những thói quen mà các bạn cho là những điểm yếu của bản thân, tính cách mà bạn nghĩ đó là điểm mạnh. Để có sự nhìn nhận chính xác thì đòi hỏi:

– Sự quan sát cao: Đừng đánh giá thấp sức mạnh của sự quan sát, tất nhiên là sự quan sát bắt đầu từ sự quan sát chính mình, hãy quan sát tình huống bạn hành động cũng như cách mà bạn phản ứng, giao tiếp với người khác, người khác phản ứng lại với bạn thế nào. Bạn sẽ nhận thức được khả năng của bản thân và để ý những hành động tác động tới mình qua sự quan sát mọi vấn đề.

– Ghi chép: Ghi chép nhật ký là một cách ghi nhớ lại hành trình nâng cao tự nhận thức của bản nhân, hãy ghi chép và viết lại những cảm xúc, suy nghĩ cảm nhận của bạn, coi đây là dữ liệu quan trong để khi thời gian trôi đi, khi nhìn lại tự nhận thức được bản thân lúc đó như thế nào.

– Các bạn trẻ có thể thực hiện những bài kiểm tra tâm lý để đánh giá rõ mức độ tự nhận thức của mình, kết quả sẽ cho thấy bản thân các bạn cần có thay đổi không. Điều này chứng tỏ bạn đang nâng cao kỹ năng nhận thức qua các kế hoạch thực tế, giúp các bạn nhận được những kết quả chính xác nhất trong việc tự nhận thức được khả năng bản thân.

+ Nâng cao kỹ năng tự nhận thức bằng việc lắng nghe tiếng nói từ trong nội tâm của mỗi người:Ngồi thiền là cách để các bạn cảm thấy thư giãn, thả lòng mình, nhìn nhận mọi vấn đề một cách đơn giản nhất, bỏ đi những phức tạp mà cuộc sống ngoài kia mang lại, tập trung vào hơi thở, nhắm mắt lại và ngẫm nghĩ. Có người coi công việc ngồi thiền như một liều thuốc chữa các căn bệnh tâm lý, những lúc ngồi thiền các bạn sẽ rèn được sự tự nhận thức tập trung về những câu hỏi mục tiêu của bạn trong cuộc sống, những việc bạn làm có hiệu quả không, qua sự cảm nhận của âm nhạc trong không gian yên tĩnh, nhận thức được những điều bản thân nên làm và phải làm trong thời điểm cụ thể nhất, ngoài ra còn các hoạt động yoga hay rèn luyện các thói quen chánh niệm khác, có ích cho các bạn không chỉ trong cuộc sống sinh hoạt mà còn nâng cao kỹ năng tự nhận thức.

+ Nâng cao kỹ năng tự nhận thức bằng cách lấy thông tin, ý kiến phản hồi từ mọi người xung quanh như yêu cầu những người bạn đáng tin cậy nhận xét về bản thân các bạn. Hãy học cách lắng nghe ý kiến từ thầy cô, gia đình vì họ chính là những tấm gương tốt nhất phản ánh con người bạn, hãy thể hiện thái độ tốt để mọi người biết được bạn mong muốn được nghe những lời góp ý cởi mở đó. Khi bạn đang muốn thay đổi một thói quen nào đó, bạn cũng có thể nhờ sự hỗ trợ từ bạn bè là nhắc nhở bạn ví dụ khi thấy bạn nói chuyện với người lớn không có chủ ngữ vị ngữ thì cần nhắc nhở một cách tế nhị để bạn có sự thay đổi cũng như có sự tự nhận thức bản thân tốt nhất. Ngoài ra, cũng cần có sự yêu cầu phản hồi trong công việc, song song với việc nhận tư vấn từ bạn bè, thầy cô, hãy tìm cách để bạn nhận được sự phản hồi từ chính công việc của mình, mọi sự thắc mắc trong công việc như quy định hay quy trình làm việc, xây dựng những ý kiến tích cực để mọi người có cơ hội phát huy những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân với người khác.

Hãy tạo dựng những thói quen tốt, cũng như những hành động, sự nhìn nhận một cách thực tế để phát huy và nâng cao các kỹ năng tự nhận thức bản thân để tạo những cơ hội tốt nhất trong cuộc sống hiện đại.

3.2. Nâng cao kỹ năng đánh giá bản thân

Phải biết đánh giá bản thân mình một cách chính xác, chấp nhận những điểm yếu của bản thân để tìm phương án sửa chữa tốt nhất, đừng đánh giá bản thân chỉ dựa trên những điểm mạnh, chả khác nào những thứ tốt đẹp đưa ra, còn những thứ không tốt che kín đi, như thế không thể phát triển bản thân một cách toàn diện được. Khi các bạn tin các bạn như thế nào thì chúng ta sẽ trở nên như thế đó, hãy tìn bản thân là một người tốt mà lấy nó là để duy trì và cố gắng phát triển hơn nữa. Một số cách mà các bạn trẻ nâng cao kỹ năng đánh giá bản thân tốt nhất:

+ Tập cho các bạn trẻ thói quen trả lời câu hỏi ” Bạn thực sự muốn và làm gì”

Câu trả lời sẽ đánh giá được bản thân bạn đang trong khả năng, suy nghĩ nào, bạn nhìn nhận vấn đề theo chiều hướng nào. Khi bạn theo đuổi con đường không thuộc về mình, cố ép buộc nó theo suy nghĩ ích kỷ của bạn thì điều bạn muốn sẽ khó đến được với các bạn. Hãy nhìn lại mình và tự hỏi bạn muốn gì và làm gì, và câu trả lời cũng cần có sự nhìn nhận rộng về những yếu tố tác động đến việc thực hiện điều mong muốn đó của bạn, có thực sự đem lại lợi ích cho bạn không khi bạn muốn điều đó. Đừng quá ảo tưởng với những ảo mộng xa vời, hãy sống thực tế, mọi người sẽ đánh giá được những gì bạn đang thể hiện cũng như chính các bạn sẽ đánh giá được bản thân có làm được việc mình muốn làm không.

+ Rèn kỹ năng đánh giá bản thân bằng cách thách thức bản thân: Hãy đặt bản thân vào tình huống khó để biết khả năng của mình đến đâu, bản thân thiếu gì trong cách cư xử và giải quyết mọi vấn đề, hãy để chính bản thân lên tiếng, tự khám phá ra sở thích của mình, đừng sống trên quan điểm mà người khác đặt ra cho mình, bạn phải là chính bạn thì tự bạn mới đánh giá được bản thân một cách chính xác nhất. Hãy nhớ thời gian có thể làm thay đổi tính cách hay tâm lý con người, khả năng bạn được đánh giá tiến bộ hay tụt lùi thì sự cảm nhận của chính các bạn là thấy rõ nhất.

+ Hãy học cách chấp nhận và thích nghi: Đừng thấy thất bại trước mắt mà mất niềm tin và hy vọng trong cuộc sống, cũng như dễ dàng bỏ cuộc mọi thứ. Không có thành công nào mà không có thất bại, không con đường nào là không có chông gai, mọi vấn đề cuộc sống xảy ra không bao giờ biết trước được cũng như không bao giờ theo ý muốn của các bạn. Hãy có sự nhìn nhận và xem xét về những nguyên nhân gây ra thất bại để có sự thay đổi về tính cách tâm hồn sao cho phù hợp, thay đổi để mang lại niềm hạnh phúc cho bản thân, để tạo ra những bước đi mới trong cuộc đời các bạn.

Hãy hình thành những thói quen thích nghi và chấp nhận từ những điều nhỏ nhặt như chấp nhận trước kết quả học tập chưa cao, thích nghi với môi trường mới với điều mới mẻ mới, các kỹ năng sống của bạn sẽ nâng cao hơn và bản thân các bạn sẽ là người tự đánh giá được sự thay đổi đó.

Trong cuộc sống, mỗi người một quan điêm, suy nghĩ riêng của mình. Cần biết bản thân cần gì trong xã hội hiện đại cũng như cần biết mình phải hành động như nào để đáp ứng những nhu cầu xã hội, hãy tôn trọng bản thân, vượt lên ý kiến người khác, giữ quan điểm đúng đắn của mình, không ngừng học hỏi và trau dồi tri thức. Tất cả là cơ sở để bạn rèn luyện cho bản thân kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân, một kỹ năng cần thiết và quan trọng đối với những con người hiện đại.

Theo chúng tôi

Tự Nhận Thức Và Đánh Giá Về Bản Thân

Nhân vô thập toàn, con người chẳng ai là không có khuyết điểm, mọi người đều biết như vậy nhưng trong thực tế, rất nhiều bạn đều mắc phải sai lầm: theo đuổi hoàn mỹ và đòi hỏi các mặt của bản thân phải hoàn thiện một cách quá đáng. Thế nên không ít người đã bỏ qua nhiều cơ hội tốt, bỏ lỡ tình yêu, đánh mất đi tình bạn và cảm thấy tự ti trong cuộc sống.

Quan tâm trong việc tự đánh giá bản thân.

Đề cao, coi trọng những giá trị về tinh thần nhưng đừng tự đánh giá thấp bản thân mình. Khi không đủ tự tin vào khả năng, tư cách, hành động của mình có nghĩa là bạn đang dựa vào sự đánh giá, hướng dẫn, điều động từ người khác.

Tự đánh giá lại chính mình

Dù bạn có trở nên thành công hay cố gắng chăm chỉ đến đâu chăng nữa, thì cũng có lúc bị người khác phát hiện ra những sai sót và chỉ trích bạn và lúc nào cũng có người sẽ cho rằng: bạn chưa thực sự đủ tốt.

Vì vậy, bạn không những đề cao các giá trị tinh thần, trân trọng quan niệm của người khác mà còn không nên đánh giá thấp bản thân, không lo lắng và quan tâm nhiều đến những điều người khác nghĩ và nói về mình như thể nào. Nếu có thì đó là việc của họ như câu:

Dù ai nói ngã nói nghiêng,

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

Sự tự tin xuất phát từ chính bạn, do bạn tự đánh giá, không dựa vào người khác để có được nó, đó là sự thật. Việc tự nhận thức bản thân trên cơ sở nhất định sẽ giúp bạn đạt được sự tự tin cần thiết, hình thành một bầu nhiệt huyết bên trong giúp bạn có những bước đi vững vàng trong cuộc đời, đủ khả năng vượt qua mọi thử thách.

Tự tin về bản thân

Một người thành đạt không phải là người hoàn hảo, họ vẫn có những khuyết điểm. Bạn có thể sẽ va vấp, mắc sai lầm nhưng định hướng đúng cho bản thân, biết tự tin thì sẽ tiếp tục đứng vững. Hãy cảnh giác trong việc đánh giá bản thân, hạ thấp mình một cách quá đáng, khiến bạn gặp phải thất bại khi tham gia công việc mà đáng lẽ có thể đạt được thành công

Đừng thờ ơ với những điều quá quen thuộc với bạn và để cuộc sống tẻ nhạt trôi qua chỉ vì bạn cứ mãi sống trong quá khứ. Cần thấy được những cái đẹp ngay trong hiện tại bằng cách sống cuộc đời của mình ngay hôm nay, vào lúc này, nó sẽ là nền tảng vững chắc cho tương lai tươi đẹp của bạn. Hãy tự tin lên! Vì bạn là chính bạn với chất riêng của chính mình. Hãy luôn tin vào bản thân, bạn sẽ không phí công đâu.

Trắc Nghiệm: Tự Đánh Giá Bản Thân.

(hieuhoc.com). Đã đến lúc bạn tự đánh giá xem bạn cần phải nỗ lực hơn ở điểm nào. Những nhận định trong phần tiếp theo sẽ giúp bạn nhận biết những hành vi cụ thể nào đã cản trở sự thăng tiến của bạn. Bây giờ, bạn hãy dành thời gian hoàn thành bản tự đánh giá bản thân. Sau khi hoàn thành, bạn hãy đọc hướng dẫn để tự chấm điểm cho mình.

2 điểm = Thỉnh thoảng đúng

2. Tôi không phiền lòng nếu có người không ưa thích tôi mặc dù tôi đã cố gắng hết sức để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với họ.

3. Tôi luôn đề ra mục tiêu hoàn thành công việc hàng ngày.

4. Tôi có thể nói về đóng góp của mình cho công ty trong khoảng 30 giây hoặc ít hơn.

5. Mỗi khi đưa ra một thông điệp nghiêm túc, tôi không bao giờ mỉm cười vì nụ cười có thể làm giảm tầm quan trọng của vấn đề.

6. Mỗi khi có ý kiến, tôi luôn thẳng thắn nói ra thay vì thể hiện ý kiến đó dưới dạng một câu hỏi.

7. Tôi nghe thấy nhiều lời nhận xét không hay về mình và tôi sẵn sàng để người khác biết rằng tôi không quan tâm đến nhận xét của họ.

8. Tôi không chấp thuận bị khiển trách hay chịu trách nhiệm về lỗi lầm do người khác gây ra.

9. Tôi không phải là người hay nói lời xin lỗi khi phạm phải lỗi lầm nhỏ.

10. Tôi sẵn sàng thương thảo về một thời hạn chót thực tế hơn cho một dự án mỗi khi cấp trên giao cho tôi dự án có thời hạn chót không hợp lí.

11. Nếu người khác không nhận ra việc làm thực sự xuất sắc của tôi, tôi sẽ giúp họ nhận ra điều đó.

12. Mỗi khi ngồi ở bàn hội thảo, tôi thường đặt khuỷu tay lên bàn và chống cằm lên bàn tay.

13. Tôi cảm thấy thoải mái hơn nếu im lặng.

14. Tôi tin rằng tôi cũng thông minh như nhiều người khác.

15. Tôi luôn kiên định bảo vệ những gì mình tin tưởng, ngay cả khi tôi biết rằng niềm tin đó khiến người khác khó chịu hoặc không vui.

16. Tôi không thích chia sẻ quá nhiều thông tin cá nhân ở công sở.

17. Trước khi bắt tay vào công việc, tôi luôn đề ra kế hoạch cụ thể để hoàn thành công việc được giao.

18. Tôi luôn chủ động tìm kiếm dự án mới sẽ giúp tôi phát huy khả năng của mình.

19. Tôi để kiểu tóc phù hợp với độ tuổi và chức vụ của mình.

20. Tôi luôn nói rỏ ràng và chính xác.

21. Nếu cấp trên đề nghị tôi ghi chép lại thông tin trong nhiều hơn một buổi họp, tôi biết cách khéo léo từ chối lời đề nghị đó.

13. Tôi không chú ý đến việc liệu lời nói của tôi có làm người khác khó chịu không.

25. Tôi tự nguyện hoàn thành những công việc giúp tôi có cơ hội thể hiện khả năng với ban lãnh đạo.

26. Tôi quan tâm đến việc đeo thêm phụ kiện sao cho phù hợp với quần áo.

27. Giọng nói của tôi to và rỏ ràng

28. Nếu ai đó cư xử chưa đúng mực với tôi, tôi sẵn sàng thể hiện thái độ và cảm nhận của tôi trước cách ứng xử của họ.

29. Mỗi ngày tôi đều dành thời gian trò chuyện cởi mở với đồng nghiệp.

30. Tôi không ngần ngại đề nghị được tăng lương nếu tôi nghĩ mình xứng đáng.

31. Mặc dù có bận rộn, tôi vẫn cố gắng tham dự những buổi họp mà tôi có cơ hội thể hiện khả năng của mình.

32. Ít nhất là mỗi tháng một lần, tôi đề nghị bạn bè, đồng nghiệp nhận xét về tôi.

33. Tôi ăn mặc vì công việc tôi muốn có thay vì công việc tôi đang có.

34. Tôi không sử dụng từ hạn định (như thể loại, dạng như… và những thứ tương tự như vậy).

35. Tôi là một trong số những người đầu tiên phát biểu trong các buổi họp.

36. Nếu tôi không thực sự tin tưởng lời nói của người nào đó, tôi sẵn sàng đặt thêm câu hỏi để đánh giá tính chính xác trong lời nói đó.

37. Tôi luôn sẵn sàng bắt tay thật chặt để thể hiện tôi là một người rất nghiêm túc trong công việc.

38. Tôi không bao giờ huỷ kế hoạch cá nhân vì công việc.

39. Trong một cuộc họp, nếu người khác lặp lại ý tưởng tôi đã diễn đạt, tôi biết khéo léo nhắc nhở họ rằng tôi đã đề cập vấn đề đó.

40. Tôi không tô son hoặc chải đầu ở nơi công cộng.

41. Tôi nói năng từ tốn và tận dụng thời gian tối đa để thể hiện quan điểm riêng một cách rõ ràng.

42. Tôi biết tự biện hộ cho mình.

43. Tôi không phải xin ý kiến cấp trên mỗi khi chi tiền của công ty vào những việc tôi cho là thích đáng.

44. Nơi làm việc của tôi rất gọn gàng và ngăn nắp.

45. Tôi không cho phép người khác lãng phí thời gian của tôi tại công sở.

46. Mỗi khi đồng nghiệp thừa nhận tôi đã xuất sắc hoàn thành công việc, tôi sẵn sàng để Giám đốc thấy được thành tích đó.

47. Tôi luôn nhìn thẳng vào mắt người khác trong lần gặp đầu tiên.

48. Tôi biết nghĩa của từ ROI (Return on investmetn – Lợi tức đầu tư).

49. Tôi biết tôi có thể làm tốt công việc mình đang làm.

Nếu tổng số điểm bạn đạt được là:

49-87: Bạn là người dễ hòa nhập nhưng chính khả năng dễ dàng thích nghi này khiến bạn khó đạt được mục tiêu sự nghiệp. Bạn cần quan tâm hơn nữa đến những nhận định mà bạn chỉ cho điểm 1 bởi đó là những hành vi ngầm huỷ hoại sự nghiệp của bạn.

88-127: Bạn có thể tự tạo ra một sự thay đổi nho nhỏ. Bạn nên tập trung hơn vào những lĩnh vực mà bạn vẫn gặp phải khó khăn khi muốn thay đổi. Bạn sẽ nhanh chóng nhận thấy một sự thay đổi nho nhỏ cũng có thể tạo nên thành công lớn.

128-149: Bạn rất xuất sắc khi có cách ứng xử đối lập với cách ứng xử khuôn mẫu bạn học được từ khi còn là một cô gái trẻ. Bạn nên tiếp tục duy trì khả năng này bởi chắc chắn nó sẽ mang lại cho bạn nhiều thành công vang dội.

Theo: LOIS P. FRANKEL (Phụ Nữ thông minh không ở góc văn phòng).

– 10 điều phái nam nên có để được mến mộ. – 10 lời khuyên dành cho các bạn gái ở tuổi còn xanh.

– Đánh giá bản thân: Những giá trị tinh thần.

– Đánh giá bản thân: Hiểu rỏ giá trị cơ thể của bạn.

– Trắc nghiệm: Kiểu học và làm việc của bạn.

Bí Quyết Rèn Luyện Kỹ Năng Làm Bài Thi Đánh Giá Năng Lực 2022

Đề thi của kỳ thi Đánh giá năng lực – ĐH Quốc Gia TPHCM không nhằm kiểm tra khả năng học thuộc bài mà kiểm tra khả năng về ngôn ngữ, tư duy logic, tư duy phân tích và giải quyết vấn đề của thí sinh. Do vậy, thí sinh cần tìm hiểu kỹ cấu trúc đề thi, độ khó dễ từng phần và nhận biết khả năng của bản thân để có cách làm bài hợp lý. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ cấu trúc đề thi, độ khó dễ của các phần và sau đó là các kỹ năng làm bài hiệu quả nhất.

Phần 1: Ngôn ngữ – 40 câu – 400 điểm

Phần 2: Toán học, tư duy logic, phân tích số liệu – 30 câu – 300 điểm

Phần 3: Giải quyết vấn đề (khoa học tự nhiên và khoa học xã hội) – 50 câu – 500 điểm

Độ khó, phức tạp của câu hỏi các phần thường được phân bố như sau:

Phần Ngôn ngữ: các câu hỏi thường đơn giản, ít phức tạp, chiếm ít thời gian làm bài.

Phần Giải quyết vấn đề: các câu hỏi phân bố đều từ độ phức tạp trung bình đến khó bao quát nhiều lĩnh vực từ khoa học tự nhiên đến khoa học xã hội.

Phần Toán, tư duy logic và phân tích: các câu hỏi đòi hỏi tính toán, phân tích và thường chiếm nhiều thời gian.

Các kỹ năng làm bài thi đánh giá năng lực mà thí sinh cần rèn luyện:

XÁC ĐỊNH THỨ TỰ ƯU TIÊN CÁC PHẦN KHI LÀM BÀI THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC

Thí sinh cần phân bố thời gian phù hợp cho từng phần của đề thi vì điểm số của các phần là khác nhau. Thứ tự ưu tiên khi làm bài thi đánh giá năng lực nên như sau:

Tập trung làm nhanh các câu hỏi phần Ngôn ngữ để tiết kiệm thời gian cho các phần đòi hỏi tính toán và tư duy phức tạp.

Tiếp theo thí sinh cần lướt qua một lượt các câu hỏi phần Giải quyết vấn đề, ưu tiên chọn lĩnh vực sở trường của mình trong các môn khoa học tự nhiên như hoá, lý, sinh hoặc khoa học xã hội như địa lý, lịch sử để làm. Thí sinh nên làm các câu dễ, sở trường trước, rồi đến các câu hỏi phức tạp, đòi hỏi tư duy giải quyết vấn đề. Các câu hỏi khó quá thì tạm thời bỏ qua, đánh dấu lại để quay lại làm sau.

Sau cùng thí sinh hãy dành thời gian làm các câu hỏi phần Toán, tư duy logic và phân tích số liệu.

Các câu hỏi khó, không thể trả lời hãy làm cuối cùng, thí sinh có thể chọn một đáp án trả lời “cầu may” dựa trên cảm giác của mình. Hãy trả lời tất cả các câu hỏi, đừng bỏ sót câu hỏi nào!

KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU

Thí sinh cần đọc kỹ câu hỏi, tìm hiểu kỹ dữ liệu cho ngay trong câu hỏi và vận dụng khả năng suy luận để trả lời.

Đọc lướt qua câu hỏi để hiểu sơ vấn đề.

Đọc kỹ và chú ý đến các từ khoá, dữ liệu chính của câu hỏi.

Đọc lần cuối, vận dụng các dữ liệu, sử dụng phương pháp loại trừ để xác định đáp án trả lời.

XÁC ĐỊNH LĨNH VỰC KIẾN THỨC CÒN HẠN CHẾ ĐỂ BỔ SUNG KỊP THỜI

Các câu hỏi của đề thi đánh giá năng lực được bao quát nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm những kiến thức cơ bản của các môn học ở THPT và ứng dụng trong thực tế. Do vậy bạn cần ôn tập tất cả các môn học ở THPT, các kiến thức ứng dụng thực tế qua các thông tin trên báo chí, internet,..

Bạn cần thử làm ít nhất 3 đề thi thử Đánh giá năng lực để biết lĩnh vực nào của mình còn hạn chế để sắp xếp thời gian nhiều hơn để bổ sung kiến thức cho lĩnh vực đó.

RÈN LUYỆN TÂM LÝ LÀM BÀI THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC

Thời gian làm bài thi đánh giá năng lực là 150 phút. Bạn cần rèn luyện thói quen làm bài thi đánh giá năng lực như sau:

Chuẩn bị không gian yên tĩnh, không bị người khác làm phiền trong thời gian làm bài. Nếu bạn rủ thêm bạn để cùng tập trung làm thì rất tốt, nhưng mỗi người mỗi vị trí cách nhau, tránh nói chuyện trao đổi, làm phiền.

Sắp xếp thời gian liên tục 150 phút để tập trung làm bài.

Tập trung làm bài theo các cách thức như chia sẻ ở trên.

Cuối mỗi bài thi, bạn cần để dành 5 phút để rà soát lại tất cả các câu hỏi và phương án trả lời trước khi kết thúc hoàn thành bài làm.

Sau mỗi bài làm, bạn cần thêm 15 phút để xem lại và rút ra bài học kinh nghiệm, các lĩnh vực cần bổ sung kiến thức.

Mỗi tuần ít nhất bạn cần thực hiện rèn luyện ít nhất 1 – 2 lần làm bài thi đánh giá năng lực để rèn luyện thói quen phân bố thời gian làm các câu hỏi tư duy phân tích, giải quyết vấn đề, đồng thời chuẩn bị tốt tâm lý làm bài thi đánh giá năng lực trong thời gian liên tục 150 phút.

Hãy tham gia rèn luyện các đề thi đánh giá năng lực biên soạn dành cho luyện thi đánh giá năng lực để có được trải nghiệm và chuẩn bị kiến thức, tâm lý tốt nhất cho kỳ thi này!

Th.S. Phương DuyZtest.vn