Giáng Sinh Ở Đâu Đẹp Nhất Trên Thế Giới / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Tzlt.edu.vn

12 Cây Giáng Sinh Đẹp Ấn Tượng Nhất Trên Thế Giới

Không khí đón mừng Noel đang trở nên sôi động và nhộn nhịp ở khắp mọi nơi, mang lại sự ấm áp và làm sáng lên không gian của những buổi tối mùa đông lạnh lẽo và tối tăm.

1. The U.S. Capitol Christmas Tree

The U.S Capitol Christmas tree là cây giáng sinh được trang trí rất đẹp mắt tại thủ đô Washington D.C theo truyền thống có từ năm 1964. Cây giáng sinh Capitol vào năm 2010 này sẽ được đem về từ rừng quốc gia Bridger-Teton thuộc bang Wyoming. Các học sinh từ bang Wyoming sẽ làm khoảng 5.000 đồ trang trí để phản ánh cho khẩu hiệu từ Wyoming là “miền Tây mãi mãi” được dùng để trang hoàng cho cây giáng sinh.

Nó sẽ được thắp sáng hàng đêm từ 5 giờ chiều đến 11 giờ tối, bắt đầu từ 7/12/2010 đến hết 1/1/2011. Hệ thống những sợi dây trang trí bằng đèn LED (Light Emitting Diodes) được bố trí dọc theo thân cây giúp tiết kiệm năng lượng, thời gian chiếu sang kéo dài và rất thân thiện với môi trường.

2. Monte Ingino Christmas tree

Những đợt trình diễn về cây Giáng sinh lớn nhất trên thế giới được xuất hiện trên dốc của ngọn núi Monte Ingino gần Gubbio thuộc vùng Umbria của Ý. Hằng năm, vào ngày 7 tháng 12, một ý tưởng vô cùng tuyệt với là cây Giáng Sinh được thắp sáng lên, làm rực rỡ cả một vùng sườn núi. Hơn 500 đèn chiếu sáng, được kết nối bằng hệ thống dây dài 40.000 feet đã tạo nên cây giáng sinh độc đáo và đáng kinh ngạc này.

3. Grand Prince Hotel Christmas tree

Có lẽ khi nhìn thấy hình ảnh trình diễn đủ sắc màu của cây giáng sinh được tạo nên bằng hệ thống đèn trang trí sắp xếp rất đẹp mắt dọc theo bề mặt toà nhà của khách sạn Grand Prince Akasaka tại thủ đô Tokyo, bất cứ ai trong chúng ta cũng đều muốn đăng ký một chuyến đi đến Nhật Bản vào dịp Giáng sinh này. Trong số những ánh sáng trang trí khác khắp thành phố, cây Giáng sinh đặc biệt này là nơi nổi bật nhất tại Tokyo trong suốt thời gian chào đón lễ Giáng sinh.

4. Prague Christmas tree

Thật là thú vị nếu chúng ta có dịp đến thăm Prague vào một ngày nào đó! Quảng trường của thị trấn cổ kính này bao gồm các kiến trúc Gothic tuyệt đẹp và đặc biệt trong suốt tháng 12 hàng năm, những hình ảnh trang trí máng cỏ linh thiêng có thể được tìm thấy trong các khu chợ Giáng sinh nổi tiếng.

Các khu chợ Giáng sinh tại Prague hoạt động hàng ngày trong suốt tháng 12. Chúng được tổ chức tại quảng trường Old Town và Wenceslas, với những khu chợ nhỏ hơn thì hoạt động ở Havelske Trziste và Namesti Republiky. Tất cả những khu chợ này đều trong vòng 10 phút đi bộ để di chuyển đến lẫn nhau. Cây giáng sinh trong hình ở trên là hình ảnh từ khu vực thuộc dãy núi Sumava ở miền Nam Cộng hòa Séc.

5. Murano island Christmas tree

Khu vực đảo Murano thuộc Venice từ lâu đã nổi tiếng trên khắp thế giới về chất lượng rất tốt của những sản phẩm hàng hoá làm từ thuỷ tinh. Đây đồng thời cũng chính là quê hương của cây Giáng sinh được làm từ thuỷ tinh cao nhất trên thế giới. Cây giáng sinh đậm chất nghệ thuật này được điêu khắc nên bởi chuyên gia thổi đồ thuỷ tinh Simone Cenedese và đây là sự phản ánh cho nét hiện đại của mùa lễ hội được chờ đợi nhất trong năm này.

6. Moscow Christmas tree

Không như phần lớn những nơi khác trên thế giới, 2 tuần trước khi Giáng sinh diễn ra, tại thủ đô Moscow vẫn chưa có hoạt động gì chào đón cho đến ngày 7 tháng 1 năm sau, bởi nơi đây tính ngày theo lịch Orthodox của người Nga.

Tuy vậy, thành phố vẫn có những cách thức chuẩn bị đầy đủ cho sự xuất hiện của Ông già tuyết (Father Frost) trên chiếc xe ngựa kéo ma thuật của ông ta cùng với một thiếu nữ tuyết xinh đẹp (Snow Maiden). Thay vì sự xuất hiện của cây giáng sinh, bạn sẽ tìm thấy một cây chào đón năm mới hay được gọi là yolka, nơi mà phía bên dưới Ông già tuyết để bánh kẹo và quà tặng tại đấy.

7. Praca do Comércio Christmas tree

Nếu bạn muốn nhìn thấy cây thông Noel lớn nhất ở Châu Âu, bạn sẽ phải đến tham quan địa danh Praca do Comércio tại thủ đô Lisbon, Bồ Đào Nha. Nó vươn cao hơn 230 feet lên bầu trời và được trang hoàng lộng lẫy bởi hàng ngàn ánh đèn, làm nổi bật cả một khu vực. Đương nhiên có lẽ bạn phải chứng kiến tận mắt vẻ đẹp của cây Noel này thì mới cảm nhận được hết vẻ đẹp lộng lẫy của nó.

8. Paris Christmas tree

9. Vatican Christmas tree

Để có cảm giác tuyệt vời nhất khi trải nghiệm về một dịp lễ Giáng sinh, bạn sẽ phải đến thăm Quảng trường thánh Peter tại Vatican. Bất cứ ai là một tín đồ của Cơ đốc giáo, hoặc quan tâm đến thuyết thần học nói chung, thì nên thực hiện một cuộc hành hương tới khu vực linh thiêng này của thành phố.

10. Madrid Chrismas tree

Thủ đô Madrid của Tây Ban Nha thực sự là một nơi cực kỳ hữu ích cho việc đón chào Giáng sinh bởi ngoài việc đi tham quan ngắm cảnh bạn sẽ có cơ hội trở thành triệu phú nếu trúng giải thưởng El Gordo được công bố vào ngày 22 tháng 12. Bạn sẽ muốn đến khu vực nổi tiếng sầm uất bậc nhất tại Madrid là Puerta del Sol (trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là cổng mặt trời), để trở thành một người may mắn với giải thưởng xổ số lớn nhất thế giới này.

11. Trafalgar square Christmas tree

Một thủ đô rộng lớn khác đồng thời cũng là nơi tuyệt vời để chào đón Giáng sinh chính là London. Liệu ai có thể cưỡng lại được vẻ đẹp kỳ thú và đặc sắc của cây thông Noel tại quảng trường Trafalgar. Đó là món quà đặc biệt hàng năm từ người dân Na Uy gửi tặng cho nước Anh để bày tỏ lòng biết ơn vì những giúp đỡ và hỗ trợ trong suốt thế chiến 2. Việc làm đầy ý nghĩa này có từ năm 1947 và đối với nhiều người dân tại London, cây Giáng sinh và tiếng hát mừng những bài thánh ca tại quảng trường Trafalgar là dấu hiệu cho thấy ngày lễ Giáng sinh đang đến gần.

12. Romer Christmas tree

Những chuyến đi nghỉ lễ đơn giản thường lại có nhiều ý nghĩa nhất. Đây là những gì bạn sẽ trải nghiệm qua nếu có dịp đến tham quan khu chợ lễ hội tại Romer, thuộc khu vực toà đô chánh của thành phố Frankfurt, bạn có thể nâng một ly rượu gluhwein (một loại rượu được hâm nóng và pha chế) và cùng với một ổ bánh mì nướng để đón mừng những điều tốt lành từ trong quá khứ, đến hiện tại và tương lai của lễ Giáng sinh.

DiaOconline – Hà Duy tổng hợp và lược dịch

Những Nơi Nóng Nhất Trên Thế Giới

Khu vực nóng nhất thế giới là những nơi nào?

Nằm trong khu hành chính 2 thuộc Vùng Alfar – một trong 11 bang của Ethiopia, thị trấn Dallol hiện đang giữ kỷ lục là nơi có nhiệt độ trung bình nóng nhất trên thế giới mà con người từng sinh sống. Từ năm 1960 – 1966, nhiệt độ trung bình ở đây là 34,6ᵒC với nhiệt độ cao nhất ghi lại được là 46,7ᵒC. Hiện nay, Dallol đã gần như trở thành một “thị trấn ma”.

El Azizia – thủ phủ quận Al Jfara ở Tây Bắc (Libya) – từng giữ kỷ lục là nơi có nhiệt độ đo trực tiếp nóng nhất trên Trái Đất trong thời gian 90 năm với con số đo được là 58ᵒC vào năm 1922. Đến năm 2012, Tổ chức Khí tượng Thế giới chính thức tuyên bố số liệu này không hợp lệ và do đó nơi đây không còn giữ kỷ lục này nữa. Tuy nhiên thành phố El Azizia vẫn được xem là một trong những vùng đất nóng nhất trên thế giới với nhiệt độ trung bình đo được trong các tháng mùa hè lên tới 48,9ᵒC.

Nằm ở phía bắc Sudan, bên cạnh bờ hồ Nubia, thành phố Wadi Halfa vô cùng ngột ngạt với loại hình khí hậu sa mạc nóng. Nhiệt độ trung bình ghi lại ở đây lên tới 41ᵒC và con số cao nhất đo được là 53ᵒC vào tháng 4 năm 1967. Thêm vào đó, lượng mưa trung bình hàng năm ở đây chỉ vỏn vẹn 0,5mm, thậm chí nhiều năm còn không có một giọt mưa nào.

Nằm dưới mực nước biển 220m, khu định cư Tirat Zvi ở Israel “tự hào” là nơi có nhiệt độ đo trực tiếp cao nhất từng được ghi lại ở Châu Á. Vào tháng 06 năm 1942, nhiệt độ nơi đây được ghi lại lên tới 54ᵒC. Mặc dù quá trình đọc kết quả bị nghi ngờ nhưng đa số các nhà điều tra đều đồng ý rằng nhiệt độ lúc đó vẫn đạt ít nhất 53ᵒC. Bên cạnh đó, ngay cả trong những năm mát nhất, nhiệt độ trung bình ở đây vẫn lên tới 37ᵒC.

6. Thành phố Timbuktu ở Mali

Thành phố cổ Timbuktu ở Mali hiện nắm giữ vị trí thứ 6 trong danh sách những nơi có nhiệt độ nóng nhất trên thế giới. Nhiệt độ ở đây rất cao kể cả vào mùa đông với mức trung bình 30ᵒC. Vào mùa hè, ở đây thậm chí còn nóng hơn với nhiệt độ trung bình khoảng 40ᵒC. Con số cao nhất từng được ghi lại ở Timbuktu lên tới 54,4ᵒC.

Là một trong những ốc đảo lâu đời nhất ở Tunisia nói riêng và tại Bắc Phi nói chung, thị trấn ốc đảo Kebili thường được người dân ở khu vực lân cận lựa chọn để tránh nóng. Tuy nhiên nhiệt độ trung bình đo được hàng năm ở đây lại lên tới hơn 40ᵒC trong mùa hè và nhiệt độ cao nhất từng được ghi nhận là 55ᵒC.

Là một ốc đảo nằm ở khu vực tây bắc Libya, thị trấn Ghadames chính thức được công nhận là di sản thế giới của UNESCO vào năm 1986 với những túp lều làm từ bùn và khu phố cổ. Còn được mệnh danh là “viên ngọc của sa mạc” nhưng nơi đây lại có nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 41ᵒC và con số cao nhất từng được ghi lại là 55ᵒC. Lượng mưa trung bình hàng năm ở đây cũng chỉ đạt khoảng 33,1mm.

Sau khi kết quả đo được ở El Azizia chính thức bị loại bỏ, thung lũng Chết nằm giữa hai bang California và Nevada ở Hoa Kỳ chính thức trở thành một trong những địa điểm nóng nhất trên thế giới với nhiệt độ đo trực tiếp đạt 56,7ᵒC (nhiệt độ đo được vào ngày 10 tháng 07 năm 1913). Nhiệt độ mùa hè ở nơi đây thường trên 49ᵒC và lượng mưa trung bình hàng năm chỉ khoảng 60mm.

Dãy núi Flaming ở Trung Quốc còn có tên gọi khác là Hỏa Diệm Sơn – một cái tên rất quen thuộc đối với những ai đã từng đọc hay xem tác phẩm Tây Du Ký của nhà văn Ngô Thừa Ân. Cái tên này cũng nói lên một trong những đặc điểm nổi bật của nơi đây. Hỏa Diệm Sơn hiện là một trong những khu vực nóng nhất ở Trung Quốc nói riêng và tại Châu Á nói chung. Nhiệt độ nơi đây thường xuyên đạt 50ᵒC và vào năm 2008, một vệ tinh đã xác định mức nhiệt độ ước tính khoảng 66,8ᵒC.

Sa mạc Dash – eLoot ở Iran hiện đang được xem là một trong những nơi khô cằn và có nhiệt độ cao nhất trên thế giới. Các phép đo được vệ tinh Aqua của NASA thực hiện từ năm 2003 – 2010 đã cho ra kết quả trung bình vào khoảng 70,7ᵒC đối với bề mặt nơi đây.

Như vậy, sa mạc Dash – eLoot là nơi nóng nhất thế giới tính đến thời điểm hiện tại. Và đương nhiên với mức nhiệt độ cao khủng khiếp như vậy thì rõ ràng sẽ chẳng có một ai có thể sinh sống được trên sa mạc này.

Giá Điện Việt Nam Ở Đâu Trên Bản Đồ Thế Giới?

Giá điện của Việt Nam thuộc nhóm thấp

Trong số 93 nước được thống kê, nếu tính từ thấp đến cao thì Việt Nam đứng thứ 21 – tức là giá điện của Việt Nam chỉ cao hơn 20 nước nhưng thấp hơn tới 73 nước khác. Theo đó, giá điện của Việt Nam cao Burma, Egypt – hai nước có giá điện thấp nhất với 0.02 USD/kWh.

Các nước có giá điện thấp tiếp theo là Iran, Iraq, Kuwait, Qatar, Malaysia, Ukraine, Algeria, Uzbekistan…từ 0,03 USD – 0,06 USD/kWh. Đây là các nước có nguồn tài nguyên dầu mỏ, khí đốt rất lớn khiến giá điện thấp hơn mặt bằng chung.

Thống kê Global Petrol Prices cho thấy một số nước có giá điện rất cao, chẳng hạn như Đức là 0,33 USD/kWh – cao gấp 4,7 lần giá điện Việt Nam, Australia là 0,26 USD/kWh gấp 3,7 lần, Tây Ban Nha ở mức 0,25 USD/kWh gấp 3,5 lần, Italia là 0,23 USD/kWh gấp 3,2 lần.

Nước có giá điện cao nhất là Đan Mạch với 0,34 USD/kWh, gấp gần 5 lần so với giá điện của Việt Nam.

Trước đó, trong cuộc họp ngày 5/3, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết Bộ Công Thương đã có phương án tăng giá bán lẻ điện 8,36%. Thời gian tăng giá là trong nửa cuối tháng 3/2019. Theo tính toán, việc tăng giá bán lẻ này có thể đưa giá bán lẻ điện bình quân lên 1.864 đồng/kWh (tương ứng 0,08 USD/kWh).

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) cho biết Bộ Công Thương thống kê giá điện 25 nước trên thế giới năm 2018 bao gồm cả các nước phát triển và đang phát triển, trong đó có các nước trong khu vực như Lào, Philippines, Indonesia, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ thì giá điện của Việt Nam năm 2018 đang ở mức 0,074 USD/kWh, thấp nhất trong số các nước được thống kê.

“So sánh giá điện năm 2018 của Việt Nam so với các nước trong khu vực được thống kê cho thấy, giá điện của Việt Nam đạt 91,9% so với giá điện của Trung Quốc, Ấn Độ; 81,7% so với giá điện của Lào; 73,5% so với giá điện của Indonesia; 50,4% so với giá điện của Philippine và 38,7% so với giá điện của Campuchia.

Nếu giá điện lần này được điều chỉnh tăng ở mức 8,36% so với giá điện bình quân hiện hành thì giá điện của Việt Nam sẽ ở mức 0,08 USD/kWh, tương đương so với các nước như Trung Quốc, Ấn Độ”, ông Tuấn cho hay.

Giá điện chưa phản ánh chi phí sản xuất

Bàn về câu chuyện giá điện Việt Nam ở đâu trên bản đồ thế giới, ông Franz Gerner, Trưởng nhóm Năng lượng, World Bank Việt Nam cho rằng mức giá bình quân 1.720 đồng/kWh hiện nay thấp hơn mức giá mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phải bỏ ra để mua điện từ các nguồn trong tương lai, kể cả năng lượng tái tạo và nhiệt điện.

Nhu cầu đầu tư sản xuất điện tăng nhanh nhằm đáp ứng tốc độ tăng cầu về điện. Muốn thỏa mãn nhu cầu đó thì giá điện phải lên tới mức 0,143 USD/kwh vào năm 2021.

Mỗi nước đều có tiềm năng về năng lượng và giá thành sản xuất điện khác nhau. Trong trường hợp Việt Nam, lượng điện có thể sản xuất từ các nguồn rẻ tiền như thủy điện, than, khí đã bị khai thác tới hạn. Tất cả sản lượng điện sản xuất mới từ than nhập khẩu và trữ lượng khí trong nước đều sẽ có giá thành cao hơn.

“Giá điện sinh hoạt, giá điện kinh doanh và giá điện công nghiệp bán ra tại Việt Nam hiện nay tương đối thấp so với các nước có cùng trình độ phát triển (GDP/người) trong khu vực và trên thế giới. Chẳng hạn, giá điện tại Campuchia, Lào, Philippines lần lượt là 0,19 USD/kwh, 0,09 USD/kwh, 0,19 USD/kWh…”, ông Franz Gerner nhấn mạnh.

Vị này cũng cho rằng việc tăng giá điện sẽ giúp đưa giá điện về gần hơn với mức phản ánh đầy đủ chi phí sản xuất mà mọi người sử dụng đều có thể chi trả được và đồng thời bảo vệ được người tiêu dùng thu nhập thấp thông qua mạng lưới an sinh sẵn có.

Tuy nhiên, vị chuyên gia của World Bank nhấn mạnh Việt Nam là một trong những nước tiêu thụ nhiều điện nhất khu vực Đông Á, nhu cầu và điện tăng trong thời gian tới là tất yếu. Các nguồn mới như than và điện nhập từ Lào và Trung Quốc và các nguồn trong nước như các mỏ khí mới, điện gió, điện mặt trời đều có giá thành cao hơn trước đây.

“Giá thành sản xuất điện, và giá bán lẻ sẽ phải tăng thì mới đảm bảo phát triển ngành điện bền vững và cấp điện ổn định”, ông Franz Gerner nói.

Giá điện Việt Nam so với các nước theo thống kê của Global Petrol Prices.

Thực tế, giá điện Việt Nam được điều hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Tuy nhiên, cơ chế này có độ trễ nhất định, tức giá bán bán không phản ánh được chi phí đầu vào sản xuất.

Theo tính toán, chi phí sản xuất đã bị đội lên năm 2018 và 2019 gần 21.000 tỷ đồng (năm 2018 là 5.400 tỷ đồng, năm 2019 ước tính tăng lên 15.200 tỷ đồng bao gồm khoản chênh lệch tỷ giá, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước và giá khí bao tiêu theo thị trường) song giá điện đầu ra vẫn được khoá chặt.

TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương khẳng định với cơ chế thị trường hiện nay giá điện cần thay đổi bởi nếu chúng ta cần tăng trưởng ở mức cao thì nhu cầu điện sản xuất, tiêu dùng rất lớn nên việc thu hút thêm đầu tư vào sản xuất điện là rất cần thiết.

Một trong những công cụ cần thay đổi để thu hút đầu tư vào ngành điện đó là giá, nên việc tăng giá điện sắp tới là hợp lý.

Theo quy hoạch ngành điện, để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện trong các năm tới, cả nước cần tới 60.000MW vào năm 2020, năm 2025 cần 96.500MW và đến năm 2030 là 129.500MW.

Trong khi đó, giá điện hiện nay không thể hấp dẫn các nhà đầu tư. Việc điều chỉnh giá theo thị trường sẽ là một giải pháp cụ thể để thu hút đầu tư vào lĩnh vực này, nhằm đáp ứng yêu cầu về an ninh năng lượng cho nền kinh tế.

Trong khi đó, TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam lại cho rằng cơ chế giá điện đang có vấn đề, cần phải có tư duy lại về giá điện và cơ chế định giá. Câu chuyện là tiếp cận thị trường, cơ chế giá điện theo thị trường.

Vị chuyên gia này từng nhấn mạnh việc giá điện Việt Nam mang tính chính trị rất cao do đó, chỉ khi giá điện theo cơ chế thị trường thì an ninh năng lượng quốc gia mới được ổn định lâu dài. Hơn nữa, việc giá điện thấp cũng vô tình thu hút những dự án đầu tư tiêu tốn năng lượng ở Việt Nam.

Việt Nam Đứng Ở Đâu Trên Bản Đồ Giáo Dục Thế Giới?

Thời cận đại, giáo dục Việt Nam rẽ theo quỹ đạo Phương Tây, chịu ảnh hưởng sâu sắc nền giáo dục Pháp – trung tâm văn minh thế giới. Ta đã hình thành một hệ thống giáo dục bài bản, đào tạo ra những trí thức bậc cao, đóng góp rất nhiều cho đất nước. Trong bản đồ giáo dục thế giới thời đó, Việt Nam đứng trong hệ thống giáo dục Pháp (nếu tính yếu tố hiện đại, ở châu Á, có lẽ ta chỉ đứng sau Nhật).

Ở miền Nam giai đoạn 1954 – 1975, bên cạnh tiếp thu những thành tựu giáo dục từ thời phong kiến và Pháp thuộc, nay bổ sung thêm những thành tựu giáo dục của Mỹ – nền giáo dục hiện đại nhất thế giới. Hệ thống giáo dục đại học phát triển lên một tầm cao mới, trong đó có Viện Đại học Sài Gòn đạt đẳng cấp quốc tế, đào tạo cả cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ. Nền giáo dục Việt Nam cộng hòa đứng trong hệ thống giáo dục TBCN và là một trong những nền giáo dục hàng đầu châu Á.

Ở miền Bắc sau 1954, hệ thống giáo dục chuyển sang quỹ đạo XHCN, chịu ảnh hưởng sâu sắc mô hình giáo dục Liên Xô từ mục tiêu đào tạo, chương trình học đến quan điểm học thuật… Các trí thức được đào tạo từ Liên Xô, Đông Âu, Trung Quốc… về đã tạo ra một không khí mới cho giáo dục Việt Nam, làm nên một số thành tựu nổi bật trong lĩnh vực khoa học cơ bản, nhất là Toán học. Trong bản đồ giáo dục thế giới 1955 – 1990, Việt Nam đứng trong hệ thống giáo dục XHCN.

Sau khi hệ thống XHCN tan rã, giáo dục Việt Nam rơi vào bi kịch vì không biết tựa vào đâu. Những thành tựu của giáo dục Trung Quốc, Pháp, Mỹ, Liên Xô. . . vẫn còn đó tạo ra thế mạnh nhưng cũng là vấn đề khó khăn vì không biết vận dụng và lắp ghép chúng sao cho hợp lý. Người chủ trương theo mô hình này thì bị người theo mô hình kia phản đối. Người ta cũng dung hợp các mô hình lại nhưng mỗi vị lãnh đạo thiết kế theo một kiểu khác nhau, làm nửa chừng phải bỏ, rồi làm lại… Suốt 20 năm nay, người ta vẫn loay hoay tranh cãi chưa biết giáo dục Việt Nam nên đặt bệ phóng ở đâu.

Sau 25 năm đổi mới, giáo dục Việt Nam đạt được những thành tựu lớn. Tuy nhiên, ta phát triển thì các nước khác cũng phát triển, vậy, giáo dục của ta đứng ở vị trí nào? Nhìn vào danh sách các trường đại học hàng đầu thế giới, Việt Nam không có. Nhìn vào giải Nobel và các thành tựu khoa học lớn, ta cũng không có. Nếu có người Việt Nam nào tài giỏi thì vinh dự đã thuộc về nước khác mất rồi! Việt Nam chỉ có công sinh thành chứ không có công dưỡng dục các nhân tài đẳng cấp quốc tế.

Thế giới thừa nhận người Việt Nam thông minh, cần cù nhưng hình như chúng ta chưa biết sử dụng những ưu thế đó để làm việc gì thích hợp. Có thể ta đã dùng nó vào những việc lạc hậu như học thuộc lòng các loại kinh kệ cổ lỗ thay vì phải viết ra một cuốn sách mới. Nhiều nhà khoa học có tư duy hiện đại, năng động nhưng không có đất dụng võ ở Việt Nam. Lâu nay, ta chỉ quen mang tiền đi học nước ngoài chứ không thu hút sinh viên nước ngoài mang đô-la sang học Việt Nam. Như vậy giáo dục Việt Nam chưa có vị trí nào trên thương trường thế giới.

Có người tự hào rằng, tỷ số GDP đầu tư cho giáo dục của Việt Nam rất lớn so với nhiều nước khác. Việc này chẳng nói lên điều gì vì không biết số tiền ấy sẽ rơi vào túi ai và cơ chế bao cấp không giúp ích cho sự cạnh tranh giáo dục. Có người chủ trương bỏ ra khoản tiền khổng lồ phổ cập trung học (để khoe với thế giới). Xin thưa rằng, cơ chế nước ta còn tạo điều kiện phổ cập cả bậc cử nhân! Nhưng nếu Việt Nam là nước đầu tiên thế gian phổ cập đại học thì liệu có ra khỏi danh sách các nước nghèo ?!!

Nhiều cơ quan vẽ ra chỉ tiêu (và hợp thức hóa) bao nhiêu phần trăm thạc sĩ, tiến sĩ để nâng tầm giáo dục. Thực ra, đó cũng là một dạng của bệnh thành tích, bệnh háo danh đang gây cản trở trên đường hội nhập. Ta coi trọng danh hão nên đào tạo cái bằng để hợp thức hóa việc làm và chức vụ trong các cơ quan nhà nước. Trong khi đó, nền kinh tế thị trường cần người thực tài, cho nên kỹ sư của ta ra nước ngoài bị chê, phải đào tạo lại. Bằng đại học ở Việt Nam hiện nay hầu như không có giá trị quốc tế.

Nhìn vào bản đồ giáo dục thế giới, ta không thấy Việt Nam đâu cả? Trí ta đã có, lực ta đã sẵn nhưng có lẽ do ta chưa xác định rõ mình phải đứng ở đâu nên thế giới chưa biết xếp ta vào vị trí nào !!!./.