Đánh Giá Viên Chức Năm 2018 / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Tzlt.edu.vn

Hướng Dẫn Đánh Giá, Phân Loại Công Chức, Viên Chức Năm 2022

Thực hiện Luật Cán bộ, công chức năm 2008; Luật Viên chức năm 2010; Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức; Công văn số 12947/BGTVT-TCCB ngày 02 tháng 11 năm 2016 của Bộ Giao thông vận tải về việc đánh giá, phân loại công chức viên chức, chức danh quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp năm 2016, Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải hướng dẫn đánh giá, phân loại công chức, viên chức năm 2016, như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI

1. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng.

2. Viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Chủ tịch Hội đồng trường; Kế toán trưởng; Trưởng, Phó các phòng, ban chức năng, khoa; Giám đốc, Phó Giám đốc trung tâm; Giám đốc, Phó Giám đốc Cơ sở Đào tạo; Trưởng, Phó bộ môn trực thuộc Trường; Trưởng, Phó bộ môn trực thuộc Khoa, Cơ sở đào tạo, trung tâm, Trưởng, Phó Xưởng Công trình.

3. Viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

4. Người làm việc theo hợp đồng lao động từ 6 tháng trở lên.

II. NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI

1. Việc đánh giá công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được thực hiện theo các nội dung sau:

– Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;

– Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc;

– Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;

– Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ;

– Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ;

– Thái độ phục vụ;

– Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý;

– Năng lực lãnh đạo, quản lý;

– Năng lực tập hợp, đoàn kết tập thể.

2. Việc đánh giá, phân loại viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được thực hiện theo các nội dung sau

– Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết;

– Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp;

– Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức;

– Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức;

– Năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ;

– Kết quả hoạt động của đơn vị được giao quản lý, phụ trách.

3. Việc đánh giá, phân loại viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được thực hiện theo các nội dung sau

– Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết;

– Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp;

– Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức;

– Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức.

4. Việc đánh giá, phân loại người lao động

Việc đánh giá, phân loại người lao động được thực hiện theo các nội dung của viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

III. THẨM QUYỀN ĐÁNH, GIÁ PHÂN LOẠI

Hiệu trưởng đánh giá, phân loại đối với Phó Hiệu trưởng, Kế toán trưởng và viên chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý.

2. Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc trường

Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Trường đánh giá, phân loại đối với viên chức, người lao động trong đơn vị.

IV. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI

1. Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

1.1 Tự đánh giá, phân loại

Công chức làm báo cáo tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao (Biểu mẫu 01 kèm theo hướng dẫn này).

1.2. Tổ chức đánh giá, phân loại

– Công chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp Nhà trường do Hiệu trưởng chủ trì để mọi người tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến, các ý kiến được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.

– Thành phần tham dự: Ban Chấp hành Đảng bộ; Chủ tịch Hội đồng trường; Ban Giám hiệu; Chủ tịch Công đoàn; Bí thư Đoàn Thanh niên; Giám đốc các cơ sở đào tạo, trung tâm; Kế toán trưởng; Trưởng phòng, khoa, ban chức năng.

* Việc phân loại đối với Phó Hiệu trưởng: Hiệu trưởng tham khảo các ý kiến tham gia tại cuộc họp để quyết định, đánh giá, phân loại đối với Phó Hiệu trưởng.

* Việc phân loại đối với Hiệu trưởng: Thực hiện theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

2. Đối với viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

2.1. Tự đánh giá, phân loại

Viên chức làm báo cáo tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao (Biểu mẫu 02 kèm theo hướng dẫn này).

2.2. Tổ chức đánh giá

– Viên chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp tổng kết hằng năm của đơn vị (theo phân cấp quản lý) để mọi người tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến, các ý kiến được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.

– Thành phần: Cấp ủy đảng cùng cấp; tập thể lãnh đạo; đại diện công đoàn đơn vị; toàn thể viên chức, người lao động hiện đang công tác tại đơn vị (đối với đơn vị có các đơn vị cấu thành thì thành phần tham dự là cấp trưởng, cấp phó đơn vị cấu thành).

– Viên chức (trong thành phần dự họp) đọc tóm tắt bản tự nhận xét đánh giá và nhận xét đánh giá của đơn vị tại cuộc họp cấp trường.

– Thành phần tham dự: Ban Chấp hành Đảng bộ; Chủ tịch Hội đồng trường; Ban Giám hiệu; Chủ tịch Công đoàn; Bí thư Đoàn Thanh niên; Giám đốc các cơ sở đào tạo, trung tâm; Kế toán trưởng; Trưởng phòng, khoa, ban chức năng.

– Chủ trì: Hiệu trưởng.

– Hiệu trưởng tham khảo các ý kiến tham gia tại cuộc họp, quyết định đánh giá, phân loại đối với viên chức quản lý.

3. Đối với viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý

3.1. Tự đánh giá, phân loại

Viên chức làm báo cáo tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao (Mẫu số 03 kèm theo hướng dẫn này).

3.2. Tổ chức đánh giá

– Viên chức trình bày báo cáo tự đánh giá tại cuộc họp tổng kết hằng năm của đơn vị (theo phân cấp quản lý) để mọi người đóng góp ý kiến. Các ý kiến được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.

– Thành phần: Toàn thể viên chức và người lao động của đơn vị (theo phân cấp quản lý).

– Cấp có thẩm quyền tham khảo ý kiến của lãnh đạo đơn vị trực tiếp quản lý và của mọi người trong đơn vị nơi viên chức công tác, quyết định đánh giá, phân loại.

Cấp có thẩm quyền đánh giá, phân loại chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá, phân loại viên chức trước Hiệu trưởng.

Cách thức thực hiện việc đánh giá, phân loại người lao động được áp dụng như đối với viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

V. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI

1. Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

– Luôn gương mẫu, chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;

– Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có lối sống lành mạnh, chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; tận tụy, có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao;

– Có tinh thần chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao;

– Có thái độ đúng mực và xử sự văn hóa trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; thực hiện tốt việc phòng, chống các hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực, tham nhũng, tham ô, lãng phí;

– Hoàn thành 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm, vượt tiến độ, có chất lượng và hiệu quả;

– Hoàn thành kịp thời và bảo đảm chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ đột xuất;

– Có ít nhất 01 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng có hiệu quả trong hoạt động công vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền công nhận;

– Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý hoàn thành 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm; hoàn thành tốt nhiệm vụ đột xuất;

– Lãnh đạo, quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ hoàn thành vượt tiến độ, có chất lượng, hiệu quả;

– Có năng lực tập hợp, xây dựng cơ quan, tổ chức, đơn vị đoàn kết, thống nhất.

– Luôn gương mẫu, chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;

– Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có lối sống lành mạnh, chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; tận tụy, có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao;

– Có tinh thần chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao;

– Có thái độ đúng mực và xử sự văn hóa trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; thực hiện tốt việc phòng, chống các hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực, tham nhũng, tham ô, lãng phí;

– Hoàn thành 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm, vượt tiến độ, có chất lượng và hiệu quả;

– Hoàn thành kịp thời và bảo đảm chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ đột xuất;

– Có ít nhất 01 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng có hiệu quả trong hoạt động công vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền công nhận;

– Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý hoàn thành 100% nhiệm vụ được giao theo chương trình, kế hoạch công tác năm; hoàn thành nhiệm vụ đột xuất;

– Lãnh đạo, quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả;

– Có năng lực xây dựng cơ quan, tổ chức, đơn vị đoàn kết, thống nhất.

– Luôn gương mẫu, chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;

– Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có lối sống lành mạnh, chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; tận tụy, có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao;

– Có một trong các tiêu chí sau:

+ Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý hoàn thành từ 70% đến dưới 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm;

+ Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị chậm tiến độ;

+ Giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị không đúng quy định của pháp luật, chưa gây hậu quả phải có biện pháp khắc phục;

+ Công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa bảo đảm chất lượng, hiệu quả;

+ Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý xảy ra mất đoàn kết.

Công chức có một trong các tiêu chí sau được đánh giá, phân loại không hoàn thành nhiệm vụ:

– Không thực hiện hoặc vi phạm đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng hoặc pháp luật của Nhà nước bị cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật hoặc cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định;

– Vi phạm kỷ luật, kỷ cương hoặc quy chế làm việc của cơ quan, tổ chức đơn vị nhưng chưa đến mức bị xử lý kỷ luật ở hình thức cao nhất;

– Không hoàn thành nhiệm vụ tương xứng với chức danh đang giữ;

– Thực hiện nhiệm vụ, công vụ có sai phạm đến mức phải có biện pháp khắc phục;

– Gây mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;

– Hoàn thành dưới 70% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm;

– Có hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực, tham nhũng, tham ô, lãng phí bị xử lý kỷ luật;

– Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý hoàn thành dưới 70% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm;

– Chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ có sai phạm đến mức phải có biện pháp khắc phục;

– Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý xảy ra mất đoàn kết.

2. Đối với viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

– Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt, hoàn thành 100% công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, vượt tiến độ, có chất lượng, hiệu quả; nghiêm túc chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền; có tinh thần trách nhiệm cao, chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ được giao;

– Hoàn thành tốt các nhiệm vụ đột xuất;

– Thực hiện đúng, đầy đủ, nghiêm túc các quy định về đạo đức nghề nghiệp, điều lệ, quy chế, nội quy của cơ quan, đơn vị, các quy định về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tâm huyết với nghề nghiệp, tận tụy với công việc;

– Có ít nhất 01 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng và mang lại hiệu quả trong việc thực hiện công tác chuyên môn, nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền công nhận.

– Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt, hoàn thành 100% công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, bảo đảm tiến độ chất lượng, hiệu quả; nghiêm túc chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền; có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao;

– Hoàn thành tốt các nhiệm vụ đột xuất;

– Thực hiện đúng, đầy đủ, nghiêm túc các quy định về đạo đức nghề nghiệp, điều lệ, quy chế, nội quy của cơ quan, đơn vị, các quy định về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tâm huyết với nghề nghiệp, tận tụy với công việc;

– Có ít nhất 01 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng và mang lại hiệu quả trong việc thực hiện công tác chuyên môn, nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền công nhận.

– Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt, hoàn thành từ 70% đến dưới 100% công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, trong đó có công việc còn chậm về tiến độ, hạn chế về chất lượng, hiệu quả; có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao;

– Hoàn thành tốt các nhiệm vụ đột xuất;

– Thực hiện đúng, đầy đủ, nghiêm túc các quy định về đạo đức nghề nghiệp, điều lệ, quy chế, nội quy của cơ quan, đơn vị, các quy định về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tâm huyết với nghề nghiệp, tận tụy với công việc;

Viên chức có một trong các tiêu chí sau được đánh giá, phân loại không hoàn thành nhiệm vụ:

– Hoàn thành dưới 70% công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết;

– Chưa nghiêm túc chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền; thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao;

– Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ không đạt yêu cầu;

– Vi phạm quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ;

– Vi phạm quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của viên chức, gây phiền hà, sách nhiễu với nhân dân đến mức phải xử lý kỷ luật;

– Có hành vi chia rẽ nội bộ, gây mất đoàn kết tại cơ quan, đơn vị;

– Vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ đến mức phải xử lý kỷ luật.

3. Đối với viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

– Có tất cả các tiêu chí hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý;

– Có ý thức chủ động, sáng tạo trong công tác điều hành, tổ chức thực hiện công việc;

– Cơ quan, đơn vị được giao quản lý, điều hành hoàn thành 100% khối lượng công việc, vượt tiến độ, có chất lượng, hiệu quả.

– Có tất cả các tiêu chí hoàn thành tốt nhiệm vụ của viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý;

– Có ý thức chủ động, sáng tạo trong công tác điều hành, tổ chức thực hiện công việc;

– Cơ quan, đơn vị được giao quản lý, điều hành hoàn thành 100% khối lượng công việc, bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả.

– Có tất cả các tiêu chí hoàn thành nhiệm vụ của viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;

– Nghiêm túc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;

– Cơ quan, đơn vị được giao quản lý, điều hành hoàn thành từ 70% đến dưới 100% khối lượng công việc.

Viên chức có một trong các tiêu chí sau được đánh giá, phân loại không hoàn thành nhiệm vụ:

– Các tiêu chí không hoàn thành nhiệm vụ của viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;

– Việc quản lý, điều hành thực hiện công việc hạn chế, không đạt hiệu quả, không đáp ứng yêu cầu công việc;

– Để xảy ra các vụ vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý kỷ luật;

– Cơ quan, đơn vị được giao quản lý, điều hành hoàn thành dưới 70% khối lượng công việc.

4. Người lao động theo hợp đồng lao động

Việc đánh giá, phân loại người lao động được áp dụng tương tự như đánh giá, phân loại đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý.

1. Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn viên chức, người lao động trong đơn vị thực hiện nghiêm túc những nội dung của hướng dẫn này.

2. Các đơn vị tổ chức đánh giá, phân loại viên chức xong trước ngày 15/12/2016 và nộp kết quả về Nhà trường (qua phòng Tổ chức cán bộ) trước ngày 18/12/2016. Hồ sơ nộp về Nhà trường gồm:

– Danh sách tổng hợp kết quả đánh giá, phân loại viên chức theo Biểu mẫu 05;

– Phiếu đánh giá phân loại công chức, viên chức;

– Bản bổ sung lý lịch công chức, viên chức theo Biểu mẫu 04.

Đồng thời gửi file điện tử danh sách kết quả đánh giá, phân loại viên chức vào hộp thư theo địa chỉ oanh.dhcngtvt@gmail.com để tổng hợp.

3. Thông tin hướng dẫn được đăng tải trên Website của Nhà trường, trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Phòng Tổ chức cán bộ (qua số điện thoại 0989553340) để được hướng dẫn./.

Phiếu Đánh Giá Phân Loại Viên Chức Năm Học 2022

PHÒNG GD&ĐT LẠC SƠNTRƯỜNG THCS TUÂN ĐẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI VIÊN CHỨC NĂM HỌC 2017 – 2018

Họ và tên: Bùi Thanh HảiChức danh nghê nghiệp: Giáo viênĐơn vị công tác: Trường THCS Tuân ĐạoHạng chức danh nghề nghiệp: GV THCS Hạng III; Bậc: 7 ; Hệ số lương: 3,96I. TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC, TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN CỦA VIÊN CHỨC1. Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết:– Thực hiện đúng giờ giấc, soạn giáo án theo phân phối chương trình đúng quy định, đảm bảo nội dung giảng dạy, luôn hoàn thành tốt hồ sơ sổ sách cá nhân và giao nộp đúng thời hạn quy định của tổ, của nhà trường.– Tâm huyết tận tuỵ với công việc, có ý chí cầu tiến và tìm tòi học hỏi để hoàn thành công việc. – Bản thân luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tham gia tốt các phong trào của nhà trường như: Tham gia tốt các ngày lễ được nhà trường tổ chức và các phong trào khác của trường đề ra. 2. Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp:– Trung thực, khách quan trong công tác, tuân thủ các kỷ cương, yêu thương và có trách nhiệm với học sinh.– Tác phong làm việc khoa học, đúng giờ thể hiện tinh thần phê và tự phê, luôn quan tâm và giúp đỡ đồng nghiệp cùng tiến bộ. – Luôn có phẩm chất đạo đức tốt, phong cách lối sống giản dị, trong sáng, lành mạnh, chống quan liêu, tham nhũng, thực hiện tốt các quy định về những việc cán bộ, công chức không được làm. – Chống biểu hiện chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ và các biểu hiện tiêu cực khác. – Có tính kỷ luật và ý thức kỷ luật trong công việc, chấp hành nội quy, quy chế của trường, của ngành, chấp hành tốt những quy định của Pháp lệnh Cán bộ, Công chức. – Có tinh thần đoàn kết trong nội bộ, ý thức tự giác cao trong công tác, trong quan hệ với đồng nghiệp cởi mở, chan hòa, hòa nhã với mọi người xung quanh. – Tuyệt đối trung thành với Đảng, chấp hành tốt các chủ trương, đường lối chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Tự Đánh Giá Viên Chức Theo Nghị Định 56 (Năm 2022)

PHIẾU ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI VIÊN CHỨCNăm 2016Họ và tên: NGÔ VĂN LIÊMChức danh nghề nghiệp: Giáo viên Tiểu họcĐơn vị công tác: Trường Tiểu học Mỹ Phước D Hạng chức danh nghề nghiệp: 4 Bậc: ….. Hệ số lương: ………I. TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC, TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN CỦA VIÊN CHỨC:1. Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết: – Hoàn thành tốt chương trình giảng dạy được phân công. Trong giảng dạy không cắt xén chương trình. Đồng thời giáo dục cho HS nhiều kĩ năng sống thực tế. Cụ thể: + Năm học 2015-2016: được nhà trường phân công giảng dạy lớp 5B, duy trì sĩ số HS và Học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học 100% + Hồ sơ hàng tháng luôn được chuyên môn xếp loại Tốt. + Sáng kiến kinh nghiệm đạt cấp trường. + Dự giờ đồng nghiệp theo đúng quy định nhằm rút kinh nghiệm, tham gia dự thao giảng và học tập các chuyên đề. Sinh hoạt tổ chuyên môn đầy đủ và cùng đồng nghiệp đóng góp xây dựng tổ chuyên môn sinh hoạt chuyên sâu hơn. + Soạn giáo án theo hướng đổi mới, thể hiện các hoạt động dạy học tích cực của thầy và trò. + Lựa chọn và sử dụng hợp lí các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính sáng tạo, chủ động trong việc học tập của học sinh, xây dựng môi trường học tập hợp tác, thân thiện. + Sử dụng tốt thiết bị, đồ dùng dạy học và tự làm đồ dùng dạy học, biết khai thác các điều kiện có sẵn để phục vụ giờ dạy.2. Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp: – Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín nhà giáo, có lối sống chân thành, kiên quyết đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực, quan liêu,… – Là một viên chức trong ngành giáo dục tôi luôn ý thức sâu sắc về lối sống đạo đức. Luôn cần kiệm liêm chính công bằng trong công tác đánh giá học sinh. Không vi phạm những quy định của ngành, luật của ngành đưa ra về đạo đức nhà giáo. Luôn thương yêu học sinh, tôn trong mọi người. Không gian lận trong báo cáo hay trong đánh giá học sinh, không bè cánh hay gây bất hòa. Luôn tôn trong và lắng nghe ý kiến của mọi người với thái độ xây dựng các mối quan hệ lành mạnh, tập thể đoàn kết. – Giao tiếp, ứng xử đúng mực khi tiếp xúc với phụ huynh, với học sinh …, Có có thái độ hòa nhã, tế nhị, đúng mực với nhân dân. 3. Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức: – Luôn tâm huyết với nghề nghiệp và có trách nhiệm trong việc , động viên, khích lệ học sinh tích cực tham gia phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. – Trong ứng xử với phụ huynh học sinh tôi luôn có thái độ vui vẻ, đúng mực và giải quyết mọi tình huống hợp lý, có tính thuyết phục. Phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong nhà trường và hội phụ huynh để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học. – Trong công việc hay trong quan hệ với bạn bè đồng nghiệp tôi luôn có thái độ hoà nhã, gần gũi , lắng nghe và tiếp thu ý kiến, cùng đồng nghiệp hoàn thành tốt nhiệm vụ.4. Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức: – Gương mẫu chấp hành và vận động gia đình thực hiện tốt mọi chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Thực hiện tốt những quy định nơi mình cư trú. Có ý thức tổ chức kỉ luật cao trong công tác, nghiêm túc thực hiện nội quy cơ quan.– Luôn có ý thức, tinh thần học tập nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ. Nghiên cứu, xây dưng và học tập chương trình bồi thường xuyên cá nhân…– Thực hiện có trách nhiệm và đạt hiệu quả công tác kiêm nhiệm như: phối hợp nhịp nhàng với BGH các bộ phận tổ chức sinh hoạt đạt hiệu quả các chương trình hoạt động của công đoàn ngành đề ra).PHẦN DÀNH RIÊNG CHO VIÊN CHỨC QUẢN LÝ5. Năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ:…………………………………………………………………………………………6. Kết quả hoạt động của đơn vị được giao quản lý, phụ trách:………………………………………………………………………………………… II. TỰ ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI CỦA

Hướng Dẫn Đánh Giá, Phân Loại Cán Bộ, Công Chức, Viên Chức Năm 2012

Ngày 28/11/2012, Sở Nội vụ Hà Nội ban hành Công văn số 2305/SNV-VP về việc hướng dẫn đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức năm 2012.

Thực hiện Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức;

Căn cứ Quyết định số 286-QĐ/TW ngày 08/02/2010 của Ban Chấp hành Trung ương về việc ban hành Quy chế đánh giá cán bộ, công chức;

Căn cứ Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/1012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;

Căn cứ Quyết định số 283-QĐ/TU ngày 30 tháng 10 năm 2008 của Thành ủy ban hành Quy định về phân cấp quản lý cán bộ; Quyết định số 103/2009/QĐ-UBND ngày 24/9/2009 của UBND thành phố Hà Nội; Quyết định số 11/2012/QĐ-UBND ngày 22/5/2012 của UBND thành phố Hà Nội sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 103/2009/QĐ-UBND ngày 24/9/2009 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định về quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, tiền lương, tiền công, cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng trong các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố Hà Nội;

Trong khi chờ Thông tư hướng dẫn của Bộ Nội vụ, Sở Nội vụ tạm thời hướng dẫn việc đánh giá cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, lao động hợp đồng trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc thành phố Hà Nội năm 2012 (sau đây gọi chung là cán bộ, công chức, viên chức) như sau:

a) Xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong quản lý sử dụng, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức. Việc đ ánh giá cán bộ , công chức, viên chức nhằm làm rõ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.

b) Kết quả của đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức là một kênh để báo cáo cấp ủy các cấp tham khảo, xem xét trong công tác quy hoạch, đề bạt cán bộ, công chức, viên chức; l à căn cứ để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với cán bộ , công chức, viên chức.

b) Đánh giá cán bộ, công chức, viên chức phải thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đảm bảo các kết luận đánh giá cán bộ, công chức, viên chức khách quan, chính xác, công bằng. Bản thân cán bộ, công chức, viên chức được trình bày ý kiến của mình về kết luận đánh giá.

2. Nhiệm vụ được cơ quan, đơn vị phân công;

3. Cam kết trong hợp đồng làm việc đã ký kết.

1. Cán bộ, công chức, viên chức; lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP, hợp đồng chuyên môn đúng quy định làm việc trong các cơ quan Sở, ban, ngành và tương đương, UBND quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội;

2. Cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP, hợp đồng chuyên môn đúng quy định làm việc trong các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, ban, ngành và tương đương, UBND quận, huyện, thị xã, đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND thành phố Hà Nội;

3. Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND, công chức, lao động hợp đồng thuộc UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã) trên địa bàn thành phố Hà Nội.

– Mức độ thực hiện nhiệm vụ được giao trong năm (thể hiện ở khối lượng, chất lượng, tiến độ, hiệu quả của công việc ở từng vị trí, từng thời gian, bao gồm cả những nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất): Tối đa 30 điểm

b) Đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

Tối đa 2. Phẩm chất chính trị, c hấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước: 10 Điểm

– Nhận thức, tư tưởng chính trị, c hấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; Kiên định với đường lối đổi mới của Đảng, pháp luật của Nhà nước, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, trung thành với Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; tinh thần đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước: Tối đa 5 điểm

– Bản thân và gia đình chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Không để vợ (chồng), con, anh (chị, em) ruột lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để ảnh hưởng xấu tới cơ quan hoặc vi phạm quy chế, vi phạm pháp luật: 5 điểm

– Việc giữ gìn đạo đức và lối sống lành mạnh, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và những biểu hiện tiêu cực khác, thực hiện các quy định về những việc cán bộ, công chức , viên chức không được làm : Tối đa 5 điểm

– Tính trung thực, có ý thức giữ gìn đ oàn kết nội bộ ; c ó ý thức trong đấu tranh tự phê bình và phê bình, xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh: Tối đa 5 điểm

-Tinh thần phối hợp trong công tác, thực hiện nhiệm vụ được giao; tích cực tham gia các phong trào thi đua, các hoạt động do cơ quan, do cấp trên phát động, tổ chức: Tối đa 2 điểm

– Tổng điểm đánh giá 100 điểm.

– Căn cứ vào kết quả đánh giá, cán bộ, công chức, viên chức được phân loại theo 1 trong 4 mức sau:

+ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: Tổng điểm đạt từ 90 đến 100 điểm, trong đó điểm của nội dung đánh giá về Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao phải đạt 55 điểm trở lên;

+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ: Tổng điểm đạt từ 70 đến 89 điểm, trong đó điểm của nội dung đánh giá về Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao phải đạt từ 50 điểm trở lên;

+ Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực (đối với viên chức là Hoàn thành nhiệm vụ):Tổng điểm đạt từ 50 đến 69 điểm, trong đó điểm của nội dung đánh giá về Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao phải đạt từ 45 điểm trở lên;

+ Không hoàn thành nhiệm vụ: Tổng điểm đạt dưới 50 điểm hoặc điểm của nội dung đánh giá về Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao đạt dưới 30 điểm.

– Đánh giá đ ối với viên chức các cơ sở giáo dục thực hiện vào dịp kết thúc năm học.

– Đối với cán bộ, công chức lãnh đạo đảm nhiệm nhiều chức danh công tác thì đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ chủ yếu ở chức danh đảm nhận chính và cao nhất của cán bộ, công chức lãnh đạo đó.

a) Đối với cán bộ, công chức (thực hiện theo Điều 57 Luật cán bộ, công chức):

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng quản lý cán bộ, công chức, viên chức đánh giá.

Việc đánh giá người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên quản lý trực tiếp thực hiện.

b) Đối với viên chức (thực hiện theo Điều 43 Luật Viên chức):

– Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm tổ chức đánh giá viên chức thuộc thẩm quyền quản lý.

– Người có thẩm quyền bổ nhiệm chịu trách nhiệm đánh giá viên chức quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập.

a) Đối với các chức danh Giám đốc, thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND thành phố; Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã; Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND cấp xã được thực hiện theo Luật cán bộ, công chức; Luật Viên chức và theo phân cấp quản lý cán bộ của Thành ủy.

+ Đối với Sở (ban, ngành, đơn vị) trực thuộc Thành phố bao gồm: lãnh đạo Sở, Trưởng phòng, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Sở.

+ Đối với cấp huyện bao gồm Thường trực HĐND; các thành viên UBND quận, huyện, thị xã; Trưởng phòng, ban chuyên môn và tương đương.

+ Đối với cấp xã bao gồm Thường trực HĐND; các thành viên UBND và công chức cấp xã.

+ Cá nhân trình bày bản tự đánh giá, chấm điểm.

+ Tập thể đóng góp ý kiến, người chủ trì cuộc họp kết luận, ghi thành biên bản.

+ Tập thể đánh giá (mẫu số 3), lập biên bản kiểm phiếu.

+ Thông qua biên bản góp ý đánh giá tại cuộc họp.

+ Đối với Sở (ban, ngành, đơn vị) trực thuộc Thành phố bao gồm: lãnh đạo Sở, Trưởng phòng, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Sở.

+ Đối với cấp huyện bao gồm Thường trực HĐND, các thành viên UBND quận, huyện, thị xã, Trưởng phòng, ban chuyên môn và tương đương.

+ Đối với cấp xã bao gồm Thường trực HĐND, các thành viên UBND và công chức cấp xã.

+ Cá nhân trình bày bản tự đánh giá, chấm điểm.

+ Tập thể đóng góp ý kiến, người chủ trì cuộc họp kết luận, ghi thành biên bản.

+ Tập thể đánh giá (mẫu số 3), lập biên bản kiểm phiếu.

+ Thông qua biên bản góp ý đánh giá tại cuộc họp.

(Việc đánh giá, xếp loại đối với các chức danh: Phó Chủ tịch HĐND, Ủy viên Thường trực HĐND cấp huyện do Chủ tịch HĐND cấp huyện thực hiện. Phó Chủ tịch HĐND cấp xã do Chủ tịch HĐND cấp xã thực hiện).

Đối với cấp trưởng, cấp phó các phòng chuyên môn và tương đương thuộc Sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Thành phố; cấp trưởng, cấp phó các phòng, tổ, đội và tương đương thuộc đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã; công chức, viên chức, lao động hợp đồng; công chức cấp xã (sau đây gọi chung là công chức, viên chức):

+ Công chức, viên chức trình bày bản tự đánh giá.

Người đứng đầu phòng, ban, tổ, đội nhận xét về kết quả tự đánh giá của công chức, đánh giá những ưu, nhược điểm của cán bộ, công chức, viên chức;

+ Tập thể đơn vị đóng góp ý kiến, Người đứng đầu phòng, ban, tổ, đội kết luận, ghi thành biên bản.

+ Tập thể đơn vị bỏ phiếu đánh giá (mẫu số 3), lập biên bản kiểm phiếu đánh giá và công bố kết quả kiểm phiếu.

+ Thông qua biên bản góp ý đánh giá tại cuộc họp.

– Trưởng các phòng, ban, đơn vị thuộc Sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Thành phố lập danh sách và dự kiến phân loại cán bộ, công chức, viên chức của phòng, ban, đơn vị mình xin ý kiến phê duyệt đánh giá của của người đứng đầu cơ quan đơn vị quản lý trực tiếp cán bộ, công chức, viên chức. Sau khi đã được phê duyệt kết quả phân loại của từng cá nhân thì trưởng các phòng, ban, đơn vị ghi vào bản nhận xét, đánh giá của từng cá nhân rồi chuyển người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp cán bộ, công chức, viên chức ký tên, đóng dấu.

– Thủ trưởng các Sở, ban, ngành và tương đương, Chủ tịch UBND cấp huyện đánh giá đối với Trưởng phòng, Phó trưởng phòng; công chức các phòng, ban chuyên môn và tương đương trực thuộc.

(Các cuộc họp trên phải có ít nhất 2/3 số cán bộ, công chức, viên chức hoặc thành phần được triệu tập có mặt dự họp)

Bước 4: Thủ trưởng các cơ quan sở, ban, ngành và tương đương, Chủ tịch UBND cấp huyện, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức thông báo công khai kết quả đánh giá cán bộ, công chức, viên chức theo quy định.

3. Thủ tục, hồ sơ đánh giá phân loại cán bộ, công chức, viên chức

a)Đối với cán bộ thuộc UBND Thành phố quản lý:

Được lập thành 02 bộ: lưu tại cơ quan 01 bộ; gửi về UBND thành phố (qua Sở Nội vụ) để tổng hợp, báo cáo, gồm:

– Biên bản họp kiểm điểm của đơn vị, kết quả lấy ý kiến phân loại;

– Bản kiểm điểm cá nhân, Bản chấm điểm đánh giá phân loại (Mẫu 02) và đề nghị xếp loại đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị gửi về UBND thành phố (qua Sở Nội vụ để tổng hợp) báo cáo.

b) Đối với người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp, Chi cục và tương đương trực thuộc Sở, ban, ngành; đơn vị trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã:

Được lập thành 02 bộ: lưu tại cơ quan 01 bộ; gửi về Sở, ban, ngành (qua Phòng Tổ chức cán bộ hoặc Văn phòng để tổng hợp); UBND quận, huyện, thị xã (qua Phòng Nội vụ) để tổng hợp, báo cáo, gồm:

– Biên bản họp kiểm điểm của đơn vị, kết quả lấy ý kiến phân loại;

– Bản kiểm điểm cá nhân và đề nghị xếp loại đối với cán bộ, công chức, viên chức.

c) Đối với cán bộ, công chức, viên chức do các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, đơn vị sự nghiệp quản lý theo thẩm quyền, phân cấp:

Được lập thành 01 bộ lưu tại cơ quan, đơn vị, gồm:

– Bản chấm điểm đánh giá phân loại (Mẫu 02);

– Biên bản họp kiểm điểm, kết quả lấy ý kiến phân loại (nếu lấy ý kiến bằng phiếu), biểu tổng hợp kết quả phân loại cán bộ, công chức, viên chức.

a) Việc đánh giá đối với cán bộ, công chức cấp xã (Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp xã; công chức cấp xã, hợp đồng lao động) tổ chức cuộc họp toàn thể cán bộ, công chức, lao động hợp đồng để thực hiện việc đánh giá cho từng chức danh cán bộ, công chức, hợp đồng lao động trong HĐND và UBND cấp xã.

b) Đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Thành phố có hướng dẫn, đánh giá riêng.

c) Đối với cán bộ, công chức, viên chức biệt phái: Việc đánh giá do cơ quan sử dụng cán bộ, công chức, viên chức thực hiện theo hướng dẫn này và gửi tài liệu đánh giá về cơ quan cử biệt phái để lưu vào hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức.

d) Khi đánh giá đối với các chức danh cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo cơ quan, đơn vị còn phải thực hiện theo hướng dẫn của Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội về việc đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên, kiểm điểm, tự phê bình và phê bình đối với tập thể và cá nhân cán bộ lãnh đạo quản lý;

đ) Đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc quản lý ngành dọc cấp trên công tác tại cấp xã (công chức thanh tra xây dựng, viên chức làm công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình…) trước khi đánh giá phải lấy ý kiến nhận xét bằng văn bản của Chủ tịch UBND cấp xã về kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên ngành được giao trên địa bàn phụ trách.

e) Phiếu lấy ý kiến đánh giá cán bộ, công chức, viên chức để người đứng đầu cơ quan, đơn vị tham khảo quyết định đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức. Tùy tình hình cụ thể của cơ quan, đơn vị mình người đứng đầu cơ quan, đơn vị lựa chọn có thể sử dụng phiếu lấy ý kiến đánh giá của tập thể cán bộ, công chức, viên chức (theo mẫu số 3).

1. Các Sở, ban, ngành, đơn vị trực thuộc UBND Thành phố; UBND quận, huyện, thị xã, đơn vị sự nghiệp trực thuộc thuộc Thành phố tổ chức thực hiện, hướng dẫn các đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức đúng tiến độ.

2. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải hoàn tất việc đánh giá cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị mình trong tháng 12; lưu trữ tài liệu đánh giá vào hồ sơ cá nhân cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng bao gồm: Bản tự nhận xét, đánh giá của cán bộ công chức, viên chức; nhận xét, đánh giá của người đứng đầu cơ quan, của tập thể lãnh đạo, của cấp ủy, kết luận của cơ quan kiểm tra, thanh tra (nếu có). Cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức lưu hồ sơ theo phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức. Báo cáo kết quả đánh giá cán bộ, công chức, viên chức:

Các Sở, ban, ngành, đơn vị trực thuộc UBND Thành phố; UBND quận, huyện, thị xã, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Thuộc Thành phố, gửi báo cáo đánh giá cán bộ, công chức, viên chức về Sở Nội vụ trước ngày 10 tháng 01 của năm 2013 (theo mẫu số 4).

Đề nghị các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Thành phố nghiên cứu, tổ chức thực hiện. Trong quá trình thực hiện có phát sinh, vướng mắc, phản ánh kịp thời về Sở Nội vụ để phối hợp thực hiện ./.

admin admin