Đánh Giá Chung Về Năng Lực Giáo Viên Tiểu Học / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Tzlt.edu.vn

Những Năng Lực Cần Có Đối Với Giáo Viên Tiểu Học

Cập nhật: 29/10/2018

Giáo viên tiểu học đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Bên cạnh những kiến thức chuyên môn thì giáo viên tiểu học còn cần phải có được những năng lực khác để phát triển thế hệ tương lai.

Những kỹ năng cần có đối với một giáo viên tiểu học

Phát triển phương pháp giáo dục bậc tiểu học

Tiểu học là bậc giáo dục đầu tiên trong hệ thống giáo dục Việt Nam, ở bậc này học sinh được đào tạo những kiến thức nền tảng ngay từ ban đầu, nhân cách để các em có những hành trang tốt nhất để bước vào những chặng đường tiếp theo trong quá trình học tập. Chính vì vậy đây là bậc quan trọng nhất, cần được đặc biệt quan tâm.

Phương pháp giáo dục ở bậc tiểu học cần đảm bảo:

Phát huy tính sáng tạo, tự giác, chủ động của học sinh

Giảng dạy phương pháp phù hợp với từng môn, từng lớp học, trình độ học sinh

Rèn luyện kỹ năng, vận dụng kiến thức vào thực tế, phát triển các phương pháp tự học.

Xây dựng sự hứng thú của học sinh trong quá trình học

Năng lực cần có ở giáo viên tiểu học

Giáo viên tiểu học đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục

Giáo viên tiểu học cần phải có được những kiến thức chuyên môn vững vàng, đạo đức, nhân cách, là tấm gương sáng cho các em học sinh noi theo. Vì vậy giáo viên tiểu học cần phải hình thành những năng lực sau:

Năng lực chẩn đoán: Giáo viên cần phải nhận biết, phát hiện kịp thời sự phát triển của học sinh cũng như yêu cầu giáo dục riêng biệt. Đây là năng lực vô cùng quan trọng bởi sự phát triển của học sinh cấp một thường không đồng đều. Nếu tất cả học sinh đều dạy theo một chương trình chung thì sẽ không mang lại hiệu quả cao.

Năng lực đánh giá: Giáo viên tiểu học cần phải nhìn nhận chính xác về kỹ năng, nhận thức từ đó đưa ra những phương pháp để đưa ra nội dung giáo dục kịp thời.

Năng lực đáp ứng: Giáo viên tiểu học cần phải đưa ra được những biện pháp giáo dục đúng đắn, kịp thời để đáp ứng được các yêu cầu, mục tiêu giáo dục.

Năng lực triển khai chương trình dạy học: Nhiều bạn ra trường không đáp ứng được yêu cầu giảng dạy nguyên nhân chính là do năng lực triển khai chương trình.

Năng lực thiết lập mối quan hệ: Bên cạnh mối quan hệ với học sinh, giáo viên tiểu học còn phải thiết lập các mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, phụ huynh học sinh.

Thông Tin Chung Về Kỳ Thi Đánh Giá Năng Lực Đhqg2020

Năm 2019, ĐHQG chúng tôi tiếp tục tổ chức Kỳ thi Đánh giá Năng lực (Kỳ thi ĐGNL) phục vụ cho công tác tuyển sinh với hai đợt thi vào ngày 31/3/2019 và ngày 7/ 7/2019. Kết quả của kỳ thi được sử dụng như một trong những phương thức để xét tuyển vào các trường đại học thành viên ĐHQG TP.HCM.

TS Nguyễn Quốc Chính – Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo ĐHQG chúng tôi cho biết kỳ thi Đánh giá năng lực 2019 dành cho thí sinh đủ điều kiện dự thi THPT Quốc gia theo quy định của Bộ GD&ĐT; học sinh đang học lớp 12 và đủ điều kiện dự thi THPT Quốc gia theo quy định của Bộ GD&ĐT và học sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc đã có bằng tốt nghiệp THPT Quốc gia. Thí sinh có thể đăng ký dự thi một đợt hoặc cả hai đợt, và nếu thí sinh dự thi nhiều hơn một đợt thì kết quả thi cao nhất sẽ được sử dụng để xét tuyển.

“Chỉ tiêu tuyển sinh của phương thức kỳ thi Đánh giá năng lực 2019 chiếm tối đa 40% tổng chỉ tiêu của ngành/nhóm ngành. Thí sinh được đăng ký tối đa 3 nguyện vọng vào các trường đại học thành viên, khoa trực thuộc ĐHQG chúng tôi Bên cạnh đó, thí sinh có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường đại học, cao đẳng ngoài hệ thống ĐHQG chúng tôi (không giới hạn số nguyện vọng) có sử dụng kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực 2019 để tuyển sinh” – TS Nguyễn Quốc Chính cho biết thêm.

Thí sinh có thể đăng ký dự thi bằng 3 phương thức:

(1) Đăng ký trực tuyến tại trang: https://thinangluc.vnuhcm.edu.vn; (2) Gửi hồ sơ qua đường bưu điện; (3) Đăng ký trực tiếp tại Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo ĐHQG TP.HCM.

Cụ thể, từ ngày 18/1 – 28/2 ĐHQG chúng tôi mở cổng đăng ký dự thi đợt I và tổ chức thi vào ngày 31/3 tại chúng tôi và tỉnh Bến Tre. Từ ngày 15/4 – 31/5 ĐHQG chúng tôi mở cổng đăng ký dự thi đợt II và tổ chức thi vào ngày 7/7 tại chúng tôi khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (Cần thơ hoặc An Giang) và khu vực miền Trung (Quy Nhơn hoặc Đà Nẵng).

Các trường đại học, cao đẳng sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG chúng tôi để tuyển sinh năm 2019 bao gồm: Các đơn vị thành viên của ĐHQG chúng tôi Trường ĐH Bách Khoa, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường ĐH Kinh tế – Luật, Trường ĐH Công nghệ Thông tin, Trường ĐH Quốc Tế, Khoa Y ĐHQG chúng tôi Phân hiệu ĐHQG chúng tôi tại tỉnh Bến Tre; Các đơn vị ngoài hệ thống ĐHQG chúng tôi Trường ĐH An Giang, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, Trường ĐH Lạc Hồng, Trường ĐH Kinh tế – Tài chính chúng tôi Trường ĐH Công nghệ Thực phẩm chúng tôi Trường ĐH Thủ Dầu Một, Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng.

Thí sinh đăng ký xét tuyển vào các đơn vị thành viên của ĐHQG chúng tôi sử dụng cổng thông tin chúng tôi để đăng ký xét tuyển và theo dõi thông tin xét tuyển. Hệ thống đăng ký xét tuyển sẽ được mở chính thức vào ngày 15/04/2019.

Thí sinh đăng ký xét tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng ngoài hệ thống ĐHQG chúng tôi tham khảo thông tin cụ thể tại các trường và thực hiện đăng ký xét tuyển theo quy định riêng của từng trường.

Mọi thắc mắc thí sinh vui lòng liên hệ qua hotline:0789.862.274 – 0343.889.759 – 0843.246.571 (từ 7g đến 22g); Fanpage ĐHQG chúng tôi https://www.facebook.com/vnuhcm.info/ ; hoặc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo ĐHQG chúng tôi Phòng 403, Nhà điều hành ĐHQG chúng tôi Khu phố 6, phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, TP.HCM.

Khảo Sát Năng Lực Giáo Viên Tiếng Anh

Mục đích khảo sát, đánh giá là nắm được chất lượng thực của đội ngũ giáo viên (GV) tiếng Anh của tỉnh, giúp cho GV tự nhận biết được trình độ chuyên môn của mình đang ở mức độ nào, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn.

Xuất phát từ chất lượng dạy và học môn tiếng Anh, đồng thời thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, ngành giáo dục đã tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng Đề án “Nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong các đơn vị giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025”. Thực hiện đề án này, Sở GD&ĐT đã xây dựng kế hoạch khảo sát, đánh giá trình độ, năng lực ngoại ngữ cho đội ngũ giáo viên (GV) tiếng Anh trên địa bàn tỉnh. Kế hoạch này hướng đến mục tiêu kiện toàn và tăng cường năng lực đội ngũ GV tiếng Anh, nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng Anh trong các trường phổ thông.

Vì sao phải khảo sát, đánh giá?

Có thể thấy, trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân, ngành giáo dục tỉnh ta đã tích cực, chủ động đổi mới về mọi mặt, không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học các môn học nói chung, môn ngoại ngữ nói riêng trong các cấp, bậc học. Tuy nhiên, sau nhiều năm triển khai Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020” của Bộ GD&ĐT, chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong các nhà trường ở Thanh Hóa vẫn bộc lộ những hạn chế, yếu kém. Thống kê điểm thi môn tiếng Anh của tỉnh trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 và 2016 cho thấy: Năm 2015, toàn tỉnh có 2,32% học sinh (HS) đạt điểm khá, giỏi; 3,03% HS đạt điểm trung bình; 94,65% HS đạt điểm yếu kém. Năm 2016 kết quả thấp hơn chỉ có 0,46% HS đạt điểm khá, giỏi, 1,83% HS đạt điểm trung bình và có đến 97,71% HS đạt điểm yếu, kém. Đặc biệt, Thanh Hóa xếp thứ 56 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố trong cả nước về điểm trung bình môn tiếng Anh trong kỳ thi THPT quốc gia những năm gần đây. Đối với GV, hiện toàn tỉnh có gần 600 GV tiếng Anh cấp THPT, trên 1.000 GV cấp THCS và 654 GV cấp tiểu học. Tất cả GV dạy tiếng Anh ở các cấp học đều đạt chuẩn về bằng cấp, song, do được đào tạo bằng nhiều nguồn khác nhau như chính quy, tại chức, từ xa và từ nhiều trường đại học khác nhau trong cả nước nên chất lượng không đồng đều. Qua thống kê của Sở GD&ĐT cho thấy, số lượng GV tiếng Anh đang giảng dạy trong các nhà trường trên địa bàn tỉnh tốt nghiệp các hệ đào tạo không chính quy lên tới 55,17%, trong đó THPT 26%, THCS 66,48%, tiểu học 73,04%. Trong khi đó, số lượng GV được đào tạo hệ chính quy trong giảng dạy vẫn còn nặng về kiến thức ngữ pháp, từ vựng, khả năng tổ chức các hoạt động dạy và học theo hướng giao tiếp chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn… Từ thực tế này, cần thiết phải xây dựng Đề án “Nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong các đơn vị GDĐT trên địa bàn tỉnh đến năm 2025”. Và việc tổ chức khảo sát, đánh giá trình độ, năng lực ngoại ngữ cho đội ngũ GV tiếng Anh được xem là giải pháp tất yếu để thực hiện có hiệu quả đề án trên. Qua đó, từng bước nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ GV, hướng tới nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần thực hiện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

Ngày 13-2-2019, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã có công văn số 272/SGD ĐT-GDTrH, về kế hoạch cụ thể để tiến hành khảo sát, đánh giá năng lực cho giáo viên Tiếng Anh trên địa bàn.

Quá trình khảo sát được triển khai thành 2 đợt: Đợt một (chiều 9 đến 10-3) sẽ khảo sát cho 630 người gồm giáo viên chưa đạt chuẩn; chưa tham gia khảo sát, đánh giá; giáo viên đã tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ sau khảo sát nhưng chưa đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT. Đợt hai (20 đến 21-4) sẽ khảo sát cho 550 giáo viên tiếng Anh gồm số đã tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ; giáo viên tự bồi dưỡng đạt chuẩn tính từ năm 2011 đến nay.

Khảo sát để nâng cao chất lượng

Để nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh cần thay đổi nhiều yếu tố như nhận thức về vai trò ý nghĩa của tiếng Anh trong mỗi cán bộ, GV, người dân, sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất của xã hội và đặc biệt là phải nâng được chất lượng đội ngũ GV tiếng Anh. Vì lẽ đó, ngay sau khi Đề án “Nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong các đơn vị GD&ĐT tỉnh đến năm 2025” được thực thi, Sở GD&ĐT đã ban hành nhiều công văn, hướng dẫn các nhà trường thực hiện. Đặc biệt là việc xây dựng kế hoạch khảo sát, đánh giá trình độ, năng lực ngoại ngữ cho đội ngũ GV tiếng Anh. Thực hiện kế hoạch, trong năm 2019, Sở GD&ĐT sẽ tiến hành khảo sát, đánh giá trình độ năng lực ngoại ngữ cho đội ngũ GV tiếng Anh các cấp học trên địa bàn tỉnh với số lượng 1.180 GV. Theo Công văn số 272/SGDĐT-GDTrH, ngày 13-2-2019 của Sở GD&ĐT, kế hoạch khảo sát, đánh giá trình độ năng lực được triển khai thành 2 đợt. Trong đó, đợt 1 sẽ triển khai khảo sát cho 630 GV tiếng Anh, bao, gồm: Số GV chưa đạt chuẩn; GV chưa tham gia khảo sát, đánh giá; GV đã tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ sau khảo sát nhưng chưa đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT. Thời gian tổ chức khảo sát, đánh giá trong 2 ngày 9 và 10-3-2019. Đợt 2 sẽ triển khai khảo sát cho 550 GV tiếng Anh, bao gồm: Số lượng GV đã tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ; GV tự bồi dưỡng đạt chuẩn tính từ năm 2011 đến nay. Thời gian tổ chức khảo sát, đánh giá trong 2 ngày 20 và 21-4-2019. Đơn vị tham gia tổ chức khảo sát là Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội. Trước khi tổ chức khảo sát, đánh giá, Sở GD&ĐT phối hợp với Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức bồi dưỡng và hướng dẫn cho GV tiếng Anh về quy định, quy chế, kỹ năng làm bài khảo sát tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc.

Ngay sau khi kế hoạch được ban hành nhiều GV tỏ ra băn khoăn, lo lắng. Đặc biệt là sau khi khảo sát xong nếu không đạt sẽ như thế nào?. Về vấn đề này, đồng chí Phạm Thị Hằng, Giám đốc Sở GD&ĐT cho hay: Mục đích khảo sát, đánh giá là nắm được chất lượng thực của đội ngũ GV tiếng Anh của tỉnh, giúp cho GV tự nhận biết được trình độ chuyên môn của mình đang ở mức độ nào, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn. Nếu GV khảo sát lần đầu không đạt sẽ phải tham gia các lớp bồi dưỡng. Sau khi được học tập, bồi dưỡng xong, tổ chức, đánh giá lần nữa mà vẫn không đạt yêu cầu thì lúc này Sở GD&ĐT và Sở Nội vụ sẽ báo cáo UBND tỉnh có hướng sắp xếp, bố trí GV phù hợp. Đồng chí Giám đốc Sở GD&ĐT nhấn mạnh, quá trình tổ chức khảo sát, đánh giá Sở GD&ĐT sẽ tạo mọi điều kiện, không gây áp lực cho GV tham gia khảo sát, đánh giá. Về kinh phí khảo sát do tỉnh hỗ trợ, tuy nhiên, sau khảo sát, GV nào không đạt chuẩn thì phải tự túc kinh phí để đi học bồi dưỡng.

Trong 2 ngày 23, 24-2, Sở GD&ĐT Thanh Hóa đã phối hợp với Trường Đại học Ngoại ngữ về tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ giáo viên Tiếng Anh để các thầy cô giáo tự tin bước vào đợt khảo sát sắp tới. Đồng thời, trò chuyện để những giáo viên này yên tâm công tác trong thời gian tiếp theo.

Mong muốn qua đợt khảo sát sẽ đánh giá được đúng chất lượng giáo viên Tiếng Anh ở các cấp học trên địa bàn tỉnh, Sở GD&ĐT Thanh Hóa đã phối hợp với Trường Đại học Ngoại ngữ chuẩn bị rất kỹ lưỡng để việc khảo sát diễn ra nghiêm túc, khách quan. Đến thời điểm hiện nay, công tác chuẩn bị cho kỳ thi khảo sát đã hoàn tất.

Phong Sắc

Đào Tạo Kỹ Năng Đánh Giá Năng Lực Nhân Viên

Tuy nhiên, vấn đề phát triển nguồn nhân lực và triển khai đánh giá năng lực luôn là vấn đề đau đầu của hàng loạt doanh nghiệp hiện nay. Do đó, để triển khai thành công, bạn cần hiểu rõ quy trình đánh giá năng lực diễn ra như thế nào, giá trị mang lại cho doanh nghiệp và nhân viên ra sao. Bản chất của quy trình đánh giá năng lực khi triển khai cần nắm rõ các tiêu chuẩn đánh giá năng lực và thước đo chính xác cho những tiêu chuẩn đó. Tham gia Khóa học Kỹ năng đánh giá năng lực để trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết dành cho nhà quản trị để hoàn thành khâu kiểm định đánh giá năng lực nhân viên giúp doanh nghiệp phân bổ, tuyển dụng công việc hợp lý cho hoạt động kinh doanh.

Hiện nay, các công cụ đánh giá nhân sự chuyên nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản lý nhân sự. Ứng dụngKhóa học KPI (Key Performance Indicatorstrong) là một hệ thống đo lường và đánh giá hiệu quả công việc được thể hiện qua số liệu, tỷ lệ, chỉ tiêu định lượng, nhằm phản ảnh hiệu quả hoạt động của các tổ chức hoặc bộ phận chức năng hay cá nhân giúp doanh nghiệp dễ dàng đánh giá năng lực nhân viên và xác định các kỹ năng thiếu sót của họ, từ đó các doanh nghiệp có thể xây dựng được chương trình đào tạo và phát triển nhân viên phù hợp. Khóa học Kỹ năng đánh giá năng lực cung cấp cho học viên những kiến thức, kỹ năng và kỹ thuật cần thiết để quản lý và đánh giá năng lực nhân viên.

Mục tiêu khóa học Kỹ năng đánh giá năng lực nhân viên

– Hiểu rõ tầm quan trọng của đánh giá hiệu quả công việc – Thiết kế bản đánh giá hiệu quả công việc phù hợp với doanh nghiệp – Xây dựng quy trình đánh giá hiệu quả công việc hợp lý – Nắm vững các bước trao đổi với nhân viên về cách đánh giá hiệu quả công việc. – Xây dựng được bảng mô tả năng lực của nhân viên; – Xây dựng được các tiêu chuẩn năng lực theo các mức độ; – Thực hiện đánh giá năng lực của nhân viên và lập kế hoạch đào tạo, phát triển nhân lực.

Đối tượng tham gia Khóa học KPI

Các cán bộ lãnh đạo cấp cao và cấp trung trong doanh nghiệp, những người chịu trách nhiệm xác định và triển khai chiến lược phát triển của công ty cũng như quản lý hoạt động và đánh giá kết quả công việc theo định hướng đã đề ra.