Đánh Giá Bản Thân Cuối Năm Bằng Tiếng Anh / Top 14 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Tzlt.edu.vn

Giới Thiệu Bản Thân Bằng Tiếng Anh Ấn Tượng

Bài viết này, KISS English sẽ hướng dẫn bạn cách giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh hay nhất, đơn giản và hiệu quả!

Chủ đề giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh chắc hẳn không còn xa lạ gì với chúng ta. Tuy nhiên, việc giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh nên thay đổi linh hoạt theo các hoàn cảnh khác nhau để tránh gây sự nhàm chán. Trong bài viết này, KISS English sẽ hướng dẫn bạn giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh thật đơn giản và hiệu quả!

1. Cách Giới Thiệu Bản Thân Bằng Tiếng Anh Ấn Tượng

Giới thiệu bản thân nói chung là việc cung cấp thông tin của bản thân với mọi người, luôn được đề cập trước khi bạn và người đối diện triển khai những vấn đề sau. Dựa vào lời giới thiệu đó, mọi người sẽ đánh giá được phần nào con người bạn. Để thu hút được sự chú ý của mọi người ngay từ những giây phút đầu tiên, bạn cần chú ý một vài điểm sau đây:

Chuẩn bị trước khi giới thiệu: tìm hiểu người mà mình sẽ tiếp xúc, ngữ cảnh, tính chất của buổi tiếp xúc từ đó chuẩn bị những ý tưởng phù hợp cho bài giới thiệu bản thân.

Luyện tập ở nhà để bài giới thiệu được trôi chảy. Việc này càng quan trọng hơn khi bài giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh bởi nó giúp bạn kiểm tra được xem cách phát âm, ngữ điệu hay câu từ của mình đã chuẩn chưa.

Giữ phong thái tự tin khi giới thiệu.

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể khéo léo, tránh trường hợp chỉ đứng/ ngồi yên nói.

Chú ý trang phục phù hợp: ví dụ học sinh, người đi thi, người đi phỏng vấn, đi gặp mặt đối tác thì trang phục là khác nhau. Việc lựa chọn trang phục phù hợp sẽ giúp bạn thoải mái, tự tin đồng thời gây thiện cảm cho đối tác rất nhiều.

2. Bài Giới Thiệu Bản Thân Bằng Tiếng Anh Ngắn Gọn Lời Chào

Cách đơn giản và thông dụng nhất là câu nói: Hello!, Hi!

Ngoài ra chúng ta còn có các cách khác như:

Good Morning (Chào buổi sáng), Good Afternoon (Chào buổi trưa), Good Evening (Chào buổi tối). Bạn có thể kèm theo ….ladies and gentlemen! khi chào nơi đông người ( thường dùng ra khi bạn diễn thuyết, thuyết trình)

Đối với bạn bè hay người thân thiết, bạn có thể nói: Morning!, Afternoon!, Evening!

Sau lời chào, đừng quên diễn tả cảm xúc của bạn khi gặp được đối phương. Bạn có thể tham khảo các câu sau:

Nice to meet you!

It’s nice to meet you!

It’s a pleasure to meet you!

Nice to see you!

Các câu trên đều diễn tả niềm vui, hân hạnh của bạn khi gặp đối tác.

Giới Thiệu Tên, Tuổi:

Các mẫu câu thông dụng giới thiệu tên:

My name is …

I’m …

You can call me …/ Everyone calls me …

Ví dụ: I’m Mai. / You can call me Mai.

Các mẫu câu thông dụng giới thiệu tuổi:

Mẫu câu:

I’m from …/ I come from …

My hometown is …

I was born in …

I grew up in …

Ví dụ: I’m from Ha Noi/ I was born in Ha Noi.

Công Việc Hiện Tại

Mẫu câu:

I study at …

I am a/ an …

I work as a/ an …

Ví dụ: I’m a doctor/ I work as a doctor …

I am looking for work. (Tôi đang tìm việc).

I am out of work (Tôi đang thất nghiệp).

I’m retired. (Tôi đã nghỉ hưu).

Tính Cách Sở Thích

Mẫu câu diễn tả sở thích:

I like/ love/ enjoy/ …

My hobby is …/ I am interested in …

I have a passion for …

I don’t like/ dislike/ hate …

Bạn có thể cụ thể hóa sở thích, sở ghét bằng các mẫu câu sau:

My favorite food/drink is …

My favorite color is …

My favorite sport is …

I love reading love story books.

My favorite color is blue.

Ví dụ:

I love reading love story books.

My favorite color is blue.

Sau đó, bạn có thể kèm thêm câu giải thích ngắn gọn cho sở thích đó của mình.

Từ những thông tin trên, KISS English lấy một ví dụ tổng hợp lại bài giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh ngắn gọn như sau:

Hello! Nice to see you! My name is Mai. I’m 22 years old. I was born in Ha Noi. I work as a English teacher. I am an extroverted person. I love reading comic books because it makes me feel relaxed.

3. Đoạn Văn Giới Thiệu Bản Thân Bằng Tiếng Anh Cho Học Sinh, Sinh Viên

Với đối tượng là học sinh, sinh viên, chúng ta thường bắt gặp họ giới thiệu bản thân trong 2 hoàn cảnh cơ bản đó là làm quen với thầy cô, bạn mới và tham gia các cuộc thi, diễn thuyết. Cách giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh vẫn bám sát theo trình tự thông tin đề cập trên.

Với Hoàn Cảnh Làm Quen Với Thầy Cô, Bạn Bè Mới

Bạn cần lưu ý sử dụng từ ngữ phù hợp và diễn đạt thông tin đầy đủ, chi tiết để nhanh chóng tạo ra cảm giác thân mật, gần gũi hòa đồng.

Bạn có thể đề cập thêm thông tin:

What’s your favorite subject? (Bạn thích học môn gì)

Cách trả lời: My favorite is…/ I am good at …

What do you have talent for? (Bạn có năng khiếu gì)

Cách trả lời: I have talent for.., I am brilliant at…

Ví dụ:

Hello! Nice to see you! My name is Mai. I’m 22 years old. I was born in Ha Noi. I am a student. I am an extroverted person. I love reading comic books because it makes me feel relaxed. My favorite is Math because I like using numbers, fractions and decimals. I have talent for dancing. I have danced since I was four. Hope everyone will help me in the future!

Với Hoàn Cảnh Bạn Tham Gia Các Cuộc Thi, Diễn Thuyết

Với hoàn cảnh này, bạn nên dùng các từ ngữ trang trọng và đề cập ít hơn các vấn đề riêng tư để tạo ra tính chuyên nghiệp cho mình.

Ví dụ:

Hello! My name is Mai. I was born in Ha Noi. I am a student. My favorite is Math because I like using numbers, fractions and decimals. I am an extroverted person. Today, I will tell you about…

4. Giới Thiệu Bản Thân Bằng Tiếng Anh Khi Đi Phỏng Vấn

Bạn cần lưu ý giới thiệu những thông tin quan trọng, cần thiết, tránh giới thiệu dài dòng bởi nhà tuyển dụng không quan tâm đến những vấn đề ngoài lề không cần thiết như bạn thích màu gì, bạn kết hôn chưa,…

Những thông tin nên có trong lời giới thiệu:

Tên, tuổi

Tình trạng nghề nghiệp hiện tại

Kinh nghiệm làm việc (nếu có)

Điểm nổi trội của bản thân

Hello. I’m Mai. I’m 22 years old. I am a recent graduate student at National Economics University. My major is Marketing. I have spent four years improving my skills in Marketing.

Lời Kết:

Cách Tự Giới Thiệu Bản Thân Bằng Tiếng Anh

Bước 1: Giới thiệu tên của bạn là gì?

Bước 2: Mô tả sơ lược về trình độ học vấn của bạn.

Bước 3: Giới thiệu thiệu khả năng và điểm mạnh của bạn ?

Bước 4: Mô tả mục tiêu của bạn

Bước 5: Mô tả về triển vọng nghề nghiệp của bạn

Bước 6: Mô tả sở thích của bạn

Cách phát âm 1 số từ tiếng anh khi giới thiệu bản thân thường gặp trong lần đầu gặp mặt

Để phát âm tiếng anh chuẩn, bạn cần lưu ý tới các khía cạnh sau:

‘Ngữ âm và Âm vị học’ là một đề tài khá rộng lớn. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập tới một vài khái niệm cơ bản về phát âm và các khía cạnh của phát âm trong tiếng Anh.

Nguyên âm và phụ âm: Theo Gimson (1962), âm trong tiếng Anh gồm 2 loại: nguyên âm và phụ âm. Chúng có chức năng khác nhau trong 1 âm tiết. Mỗi âm tiết có 1 nguyên âm ở giữa và các phụ âm ở đằng trước hoặc sau nó.

Trọng âm của từ: Trong cuốn ‘Teaching English Pronunciation’, Kenworthy (1987) cho rằng khi 1 từ tiếng Anh có nhiều hơn 1 âm tiết thì bao giờ một trong số các âm tiết đó cũng nổi trội hơn so với các âm tiết còn lại (được phát âm to hơn, giữ nguyên âm lâu hơn, phụ âm được phát âm rõ ràng hơn). Những đặc điểm này làm cho âm tiết đó mang trọng âm.

Ngữ điệu: Nguyễn Bàng và Nguyễn Bá Ngọc (2001) miêu tả lời nói cũng giống như âm nhạc, trong đó có sự thay đổi về cường độ hay mức độ giọng nói: người nói có thể thay đổi cường độ giọng nói khi họ phát ngôn, làm cho nó cao hơn hoặc thấp hơn tùy ý. Do vậy có thể nói lời nói cũng có giai điệu, gọi là ngữ điệu.

Ví dụ: Với từ ‘pleased’ [pl] và [zd] ở lời giới thiệu và luyện tập các câu hỏi sau. Những điểm cần chú ý: trọng âm và nhịp điệu.

Please to meet you. [ ‘pli:zd te ‘mi:t_ju: ]

How do you do? [ ‘hau də jə ‘du: ]

Những âm tiết gạch dưới được nhấn âm, chúng được đọc to và rõ hơn. Những từ không nhấn âm thì được đọc nhẹ hơn. Người bản ngữ thực tế nói: Please t’ meet you. How d’y’ do? Nối âm giữa phụ âm cuối của từ trước với nguyên âm theo sau đó This is an elephant. [ ‘ðis_ əz_ ən_’eləfənt ] Have a chat. [ ‘hæv_ ə ‘tʃæt ] Các bạn hãy chú ý nghe cách đọc hai câu trên ở trong bài. Hai phụ âm đi cùng nhau ở đầu từ “pleased” [pl] và ở cuối từ này [zd]: Pleased.

Mr. Bruce, this is Miss Minh Anh Bruce, đây là cô Minh Pleased to meet you, Ms. Minh Hân hạnh được biết cô …

Chứ không dùng từ xưng hô với tên họ. Trong tiếng Anh, việc dùng từ Ms. (məz/miz) đã phát triển ở các nước nói tiếng Anh vì nhiều phụ nữ đòi rằng họ cũng phải được như nam giới, dùng từ xưng hô chung để không chỉ rõ người phụ nữ đã có gia đình hay chưa. Và từ Ms. hay dùng trong tiếng Anh viết hơn là trong tiếng Anh nói, ví dụ ở trong thư tín người ta hay dùng khi viết địa chỉ.

Những cách để gây ấn tượng tốt khi giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh

Lời chào hỏi luôn là bước đầu tiên để bắt đầu một câu chuyện, và trong kinh doanh thì đây là một bước vô cùng quan trong khi gặp gỡ đối tác, khách hàng,…

1. Khi lần đầu gặp mặt

Để có gây ấn tượng tốt trong lần chào hỏi đầu tiên, có thể kết hợp những điều sau: nụ cười ấm áp, một lời giới thiệu gồm họ tên, lời chào mừng, nhìn trực tiếp vào mắt người đối diện và một cái bắt tay chức chắn, nếu thích hợp. Cũng nên nhắc lại tên của người đối diện.

Ví dụ: “I’m Peter Parker. It’s very nice to meet you Bob.”

Tôi là Peter Parker. Rất hân hạnh được gặp anh Bob.

2. Khi bạn gặp một người mà không tự giới thiệu tên của họ

Cách tốt nhất là hãy hỏi tên của họ, sau khi hỏi hãy nhắc lại tên họ khi diễn đạt những điều đã nói trước. Đó là cách đơn giản để thể hiện sự quan tâm của bạn đến họ.

Ví dụ: ” I didn’t catch your chúng tôi That’s so awesome, Bob….”

Tôi không kịp nghe tên bạn rồi…. Ồ thật tuyệt Bob à…..

4. Khi bạn chào hỏi ai đó quên mất tên bạn

Khi bạn chào hỏi một người mà đã lâu không gặp, cách tốt nhất là hãy tự giới thiệu lại tên mình.

Ví dụ: “Hi John; Peter Parker; how are you doing?”

Chào anh, John; Tôi Peter Parker đây, dạo này anh thế nào?

5. Khi bạn gặp một người mà bạn quên mất tên họ

Nếu quên mất tên một người, bạn hãy giới thiệu tên mình trước và chờ lời chào lại từ họ, nếu họ không nhắc lại tên, hãy hỏi họ:

“Will you kindly remind me of your name?”

Bạn vui lòng nhắc tôi tên bạn được không?

6. Khi bạn gặp nhân viên lễ tân

Dù bạn đã có lịch hẹn trước với khách hàng, bạn cũng luôn cần giới thiệu bản thân với một nụ cười và lời chào hỏi thân thiện.

Ví dụ: “Hi, my name is Peter Parker, I have a 9:00 appointment with John Smith.”

Xin chào, tôi là Peter Parker, Tôi có 1 cuộc hẹn lúc 9 giờ với John Smith.

Trong môi trường kinh doanh, bạn luôn cần đưa card của mình cho đối phương kèm theo những lời giới thiệu.

Nếu bạn luôn thực hành những điều trên, bạn chắc chắn sẽ gây được ấn tượng tốt trong lần gặp mặt đầu tiên và có mở đầu tốt một mối quan hệ lâu dài. Bạn sẽ được đánh giá là một người thân thiện, tự tin và được nhìn nhận là ngươi khiến người khác thoải mái.

Cách tự giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh Cẩm nang học tiếng anh, Học tiếng anh

Đăng bởi Uyên Vũ

Tags: bài giới thiệu, chào hỏi, giao tiếp tiếng anh, giới thiệu bản thân, hiệu quả, hội thoại, tiếng Anh, tiếng Anh giới thiệu bản thân

#1 Cách Giới Thiệu Bản Thân Bằng Tiếng Anh Interview 2023

Hiện nay, giữa hàng ngàn ứng viên đồng đều nhau về năng lực thì tiếng Anh được xem như điều kiện bổ sung để nhà tuyển dụng đưa ra lựa chọn sau cùng. Tuy nhiên, nếu như ai cũng có khả năng giao tiếp tiếng Anh thành thục thì phải làm thế nào để thực sự trở nên nổi bật và khẳng định cho nhà tuyển dụng thấy được “Tôi là duy nhất”?

1. Cảm ơn nhà tuyển dụng

Sau khi nhận được lời đề nghị hãy giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh thì gần như 100% ứng viên sẽ ngay lập tức bắt đầu với câu trả lời “My name is X…” mà quên mất gửi lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng.

Có lẽ đối với tiếng Việt thì lời cảm ơn lúc này nghe có vẻ gượng gạo nhưng khi bạn đã tham gia phỏng vấn bằng tiếng Anh thì đây lại là yếu tố giúp bạn khác biệt và để lại ấn tượng tốt đẹp với nhà tuyển dụng. “Thanks for letting me introduce myself” hoặc “Thank you very much for giving a great opportunity to introduce myself to you” (Cảm ơn vì đã cho tôi cơ hội được giới thiệu bản thân với bạn) sẽ là câu mở đầu chuyên nghiệp, mang lại may mắn cho bạn trong suốt cả quá trình phỏng vấn phía sau.

2. Cho nhà tuyển dụng biết bạn là ai 3. Hãy làm nổi bật thế mạnh của mình

Đừng nghĩ rằng nhà tuyển dụng sẽ đọc kỹ hồ sơ của bạn và biết được khả năng của bạn như thế nào, thông thường họ chỉ dành tối đa 30s để lướt qua tất cả các thông tin trong CV xin việc và quyết định ai là người sẽ được tham gia phỏng vấn. Tất cả chỉ dừng lại ở đó. Chính bạn mới phải là người cho nhà tuyển dụng biết bạn có những thế mạnh gì, chuyên nghiệp trong công việc ra sao…

Hãy liệt kê ra từ 2-4 điểm mà bạn cho là mình nổi bật nhất và trình bày, chẳng hạn “I have spent the last six years developing my skills as a Customer service staff for Unilever where I have won several performance awards and been promoted twice. I love solving customer problems.”

Càng thể hiện được kinh nghiệm, niềm đam mê, tình yêu dành cho công việc và niềm tự hào đối với những thành tích đạt được, bạn sẽ càng thu hút được sự chú ý và niềm tin của nhà tuyển dụng.

Lời khuyên cho bạn là đừng trình bày dài dòng, đừng liệt kê hết tất cả kinh nghiệm làm việc trong suốt những năm qua. Chúng chỉ khiến bạn bị đánh giá thấp vì không có định hướng rõ ràng cho sự nghiệp và là người thường xuyên nhảy việc, khó trung thành với công ty.

4. Trả lời câu hỏi “Vì sao bạn lại có mặt ở đây”

“Although I love my current role, I feel I’m now ready for a more challenging assignment and this position really excites me.”

Đừng bao giờ đưa ra những lý do ngớ ngẩn, mang tính tiêu cực như “Because of the company’s financial problems and my boss’s issues, I’m worried about my job’s stability and decided to start looking for new opportunities.”

Bạn nên nhớ rằng, phần giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh không nên chứa quá nhiều thông tin, chúng chỉ là bước đệm giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn tổng quát về năng lực và tính cách thể hiện qua những công việc trong quá khứ của bạn mà thôi. Việc quá tham lam, cố gắng chia sẻ mọi thông tin có thể khiến bạn lâm vào tình huống bất lợi, khiến nhà tuyển dụng chán ngán và đánh giá thấp bạn ngay từ đầu.

– What are your weaknesses? (Điểm yếu của bạn là gì?”

– What are your short term goals? (Mục tiêu ngắn hạn của bạn là gì?)

– What are your long term goals? (Mục tiêu dài hạn của bạn là gì?)

– Why should we hire you? (Tại sao chúng tôi nên tuyển bạn?)

– What do you think makes you a good fit for this company? (Bạn nghĩ điều gì khiến bạn phù hợp để làm việc ở công ty này?)

Bạn nên chuẩn bị tinh thần và các câu trả lời thật kỹ càng, có thể tham khảo các câu trả lời mẫu trên internet nhưng hãy thay đổi sao cho phù hợp với kinh nghiệm, kỹ năng của bản thân. Chỉ khi nào nhà tuyển dụng vừa chấm dứt câu hỏi và bạn nhanh chóng trả lời không ấp úng thì bạn mới mong có cơ hội thành công.

Mọi thông tin liên hệ:

Việc làm chúng tôi – Website tuyển dụng nhân sự tiếng Nhật, tìm việc làm tiếng Nhật uy tín tại Việt Nam. Chuyên tuyển dụng các Jobs tiếng Nhật cấp cao cho các Cty tầm cỡ của Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam.

6 Bước Để Đánh Giá Sự Nghiệp Cuối Năm Của Bản Thân

Bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn nhẹ nhàng hơn với vấn đề đánh giá sự nghiệp của bản thân trong năm qua. Không đơn thuần chỉ là đánh giá hiệu quả công việc của bạn, mục đích của bài viết này là để đề nghị bạn xem xét tiến hành một đánh giá quan trọng hơn – đánh giá sự nghiệp. Bây giờ là thời điểm hoàn hảo để xem xét xem bạn đang ở đâu, nơi bạn đã đến, và nơi mà bạn muốn đi.

Trước khi bắt đầu bài đánh giá, hãy dành chút thời gian để hỏi bản thân một số câu hỏi quan trọng:

“Bạn có hạnh phúc và thỏa mãn với công việc và sự nghiệp hiện nay của bạn?“

Bất kể bạn đã thành công như thế nào trong 11 tháng qua đi nữa, nếu về cơ bản bạn không cảm thấy hài lòng với công việc, hãy dành thời gian để tự đánh giá và phát hiện niềm đam mê nghề nghiệp của bạn.Đừng vội đánh giá, mà hãy xem xét hoặc dùng một ngày cuối tuần hoặc một kỳ nghỉ dài ngày để suy nghĩ về sự nghiệp của bản thân. Bạn không cần, và cũng không nên hoàn thành tất cả chỉ trong một buổi. Nếu muốn thì bạn cứ xé nhỏ việc đánh giá ra thành nhiều phần nhỏ, và tiến hành trong vài ngày.

Còn bây giờ bạn đã sẵn sàng để tiến hành đánh giá sự nghiệp của mình chưa?

Bạn đã thiết lập mục tiêu sự nghiệp nào cho năm nay chưa? Mục tiêu chính thức hoặc không chính thức. Hầu hết mọi người đều có một số ý tưởng về những gì họ muốn đạt được trong sự nghiệp của họ, chẳng hạn như được đề bạt thăng chức hoặc đạt được cân bằng trong công việc – cuộc sống. Thiết lập mục tiêu là hoạt động quan trọng vì các mục tiêu giúp bạn tập trung hơn vào việc phát triển sự nghiệp, hạn chế sự tác động bên ngoài, sự quấy nhiễu và làm chậm tiến độ sự nghiệp của bạn, hoặc tệ hơn nữa là giảm đi giá trị của bạn. Nếu bạn có bất kỳ một mục tiêu nào cho năm nay, hãy trả lời những câu hỏi sau đây:

Bước 2: Xem xét lại sự nghiệp trong năm

Bạn đã làm những gì trong năm vừa qua? Bước này là về việc tập hợp các thông tin phát triển sự nghiệp và xác định những thành tựu quan trọng trong sự nghiệp của bạn. Suy nghĩ về tất cả những gì bạn đã làm được trong 11 tháng qua. Hãy trả lời những câu hỏi sau đây:

– Bạn đã làm những gì? – Những kỹ năng mới bạn học được? – Bạn học được những gì? – Những cơ hội bạn đã có được và đã đánh mất? – Làm cách nào để vào đầu năm, bạn của ngày hôm nay tốt hơn bạn của ngày hôm qua?

Bước 3: Phát triển kịch bản sự nghiệp của bạn

Bạn đang ở đâu trên con đường sự nghiệp của bạn? Xem xét tất cả các khía cạnh của sự nghiệp và kiểm tra nơi bạn đang đứng trên con đường sự nghiệp ngay tại thời điểm này. Hãy tim câu trả lời cho những câu hỏi sau:

– Bạn đang ở nơi mà bạn nên có mặt trên con đường sự nghiệp? – Điều gì đã giúp ích hoặc cản trở bước tiến của bạn? – Bạn hài lòng với lãnh đạo hiện tại của bạn? – Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?

Bước 4: Hình dung tương lai của bạn

Bước đi sự nghiệp tiếp theo của bạn là gì? Hãy dành thời gian để lên kế hoạch cho năm tiếp theo (thậm chí là xa hơn nữa), hình dung con đường bạn muốn sự nghiệp của mình đạt được. Tiếp tục với những câu hỏi sau:

– Bạn muốn làm điều gì nhiều hơn trong sư nghiệp? – Bạn muốn làm điều gì ít đi? – Bước tiếp theo trong sự nghiệp của bạn là gì? – Khi nào bạn nên đi bước tiếp theo này? – Giấc mơ, sự nghiệp lý tưởng của bạn là gì?

Bước 5: Các bước hành động vì sự nghiệp tương lai

Làm thế nào để đạt được sự nghiệp tương lai? Lập một danh sách những gì bạn cần làm, mục tiêu nghề nghiệp năm tới, để xác định nơi tiếp theo mà bạn muốn đến trong sự nghiệp của mình. Có thể là xây dựng các mối quan hệ, bổ sung kinh nghiệm, nhảy việc, đánh bóng thương hiệu cá nhân của bạn, hoặc thu thập thêm các chứng chỉ đào tạo…

– Bạn cần chuẩn bị những gì cho bước đi tiếp theo? – Bạn có cần thiết phải tìm kiếm một nơi làm việc mới? – Làm thế nào để định vị bản thân trong bước tiếp theo này?

Bước 6: Chia sẻ tầm nhìn sự nghiệp của bạn

Mục tiêu hay kế hoạch của bạn liệu có khả thi? Lên lịch nói chuyện với cố vấn của bạn để có được những góp ý về kế hoạch của bạn cũng như lời khuyên để bạn đạt được nó.

Cuối cùng là nghĩ về việc đánh giá sự nghiệp cuối năm.

Một khi bạn đã hoàn thành được 6 bước trên, bạn không nên chỉ biết được bản thân và sự nghiệp của bạn tốt hơn, mà còn có một số mục tiêu và hành động cụ thể để giúp bạn tiến đến mục tiêu sự nghiệp.

Một lợi ích khác của việc hoàn thành tổng kết năm là kết quả đánh giá có thể hỗ trợ bạn cập nhật hồ sơ. Dù bạn có cực kỳ hài lòng với sếp của mình đi nữa thì cũng nên chuẩn bị sẵn sàng cho những cơ hội có một không hai khác, hoặc trường hợp xấu nhất là công ty cắt giảm nhân sự.

Giới Thiệu Bản Thân Bằng Tiếng Anh Trong Cv Sao Cho Hiệu Quả?

1. Nên giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh trong CV theo cách nào? 1.1. Giới thiệu bản thân trong CV tiếng Anh theo lịch sử việc làm

Phần 1: Mở đầu – Cung cấp đầy đủ các thông tin cơ bản thuộc về cá nhân ứng viên

Hãy gửi đến những thông tin về tên tuổi chính xác và đẩy đủ của bạn, đi kèm đó, không thể thiếu cách thức liên lạc như số điện thoại, địa chỉ email, địa chỉ nơi ở của bạn. Phần nội dung này vốn là yêu cầu bắt buộc ở bất cứ mẫu CVnào, và nhiệm vụ chính của nó là giúp giới thiệu khái quát nhất về bản thân của ứng viên.

Có thể sử dụng kiểu chữ in hoa với cỡ chữ to hơn và in đậm để nhấn mạnh tên của bạn, tạo sự chú ý cần thiết trong sự tiếp nhận của nhà tuyển dụng.

Phần 2: Giới thiệu quá trình làm việc – Yếu tố nội dung quan trọng khi giới thiệu bản thân

Ngoài ra bạn còn có thể nêu rõ ràng đưa chi tiết hơn bằng cách nêu vai trò trong từng vị trí, danh hiệu đảm nhận của bạn để nhà tuyển dụng hình dung về bạn một cách rõ nét nhất. Mẹo nhỏ ở phần này bạn nên khéo léo áp dụng vào đó chính là mô tả một cách nhanh và ngắn gọn những thành tích đã ghi dấu được ở trong quá khứ việc làm đó.

Thêm nữa, đa phần các đơn vị doanh nghiệp đều có một tên tiếng Anh đi kèm với tên tiếng Việt. Tên tiếng Anh này có vai trò giúp doanh nghiệp truyền thông rộng rãi hơn, tạo ra sự chuyên nghiệp hơn trên thị trường và quan trọng hơn là để phục vụ nhu cầu làm việc cùng các đối tác nước ngoài. Bạn đang tạo một mẫu CV tiếng Anh cho nên bạn cũng hãy tìm hiểu cả tên tiếng Anh của mỗi công ty cũ và đưa vào phần này. Như vậy sẽ giúp cho nhà tuyển dụng đánh giá cao hơn khả năng tiếng Anh cũng như sự tìm tòi tích cực của bạn.

Phần 3: Giới thiệu quá trình học tập trong CV để tăng uy tín cho bản thân

Không khác nhiều so với phần 2, ở phần này, bạn vẫn nên sử dụng phương pháp liệt kê để nêu rõ quá trình học tập của mình, chọn liệt kê theo trình tự thời gian đếm ngược là phương án hay nhất để làm nổi bật phương diện này. Bạn cũng cần đưa cả thông tin về bằng cấp mà bạn nhận được vì chúng chính là bằng chứng chứng minh rõ nhất cho những thành tích học tập của bạn. Nhưng nếu như chưa tốt nghiệp, bạn cũng có thể giới thiệu bản thân bằng cách thuật lại những thời gian bạn đã cố gắng phấn đấu trong học tập tại trường như thế nào.

Phần 4: Chia sẻ những kỹ năng đặc biệt bạn có

Những điều đặc biệt luôn mang đến cho người ta cảm giác đặc biệt, có vẻ như bạn sẽ khác với những người còn lại chính nhờ những điều đặc biệt đó. Trong CV xin việc, khi bạn càng tạo nên được sự khác biệt đầy ấn tượng thì cơi hội bạn đến gần với nhà tuyển dụng càng trở nên gần hơn. Hãy khéo léo dùng cách viết kỹ năng trong CV tiếng Anh để khoe ra những đặc điểm đặc biệt về kỹ năng hay trình độ của bạn khiến bạn trở nên khác biệt và có phần hơn so với những ứng viên khác.

Phần 5: Viết gì về người chứng nhận để giới thiệu bản thân?

Khi nêu thông tin người tham chiếu, bạn hãy cung cấp đầy đủ họ và tên, phương thức để có thể liên hệ như số điện thoại, địa chỉ email nếu cần và cũng đừng quên chỉ rõ giữa bạn và người tham chiếu đó có mối quan hệ như thế nào. Đây là cách bạn đang kéo người thứ ba vào cùng giới thiệu về bạn để qua đó, nhà tuyển dụng sẽ có những ấn tượng sâu sắc về bạn hơn.

1.2. Giới thiệu bản thân trong CV bằng tiếng Anh dựa vào kỹ năng

Ngay ở cách gọi cũng đã giúp cho chúng ta bước đầu nhận diện được những giá trị mà cách thức giới thiệu bản thân trong CV bằng tiếng Anh mang đến. Nếu quyết định chọn kiểu giới thiệu bản thân thông qua kỹ năng thì bạn sẽ chủ yếu đi tập trung thể hiện các kỹ năng của bản thân bên cạnh những trải nghiệm thực tế, hoàn toàn loại bỏ yếu tố lịch sử việc làm ra khỏi định hướng viết CV.

Vậy nếu như phương thức đầu tiên mang đến lợi thế cho những người đã có kinh nghiệm thì CV giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh tập trung chủ yếu đến đối tượng nào? Đó là những người mới ra trường chưa có việc làm, có ít kinh nghiệm trong công việc hoặc cũng có thể dành cho dân làm nghề kinh doanh tự do.

Những đối tượng trên khi bắt tay vào giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh trong CV hãy chú ý những nội dung sau:

– Phần mở đầu sẽ có hình thức giống như kiểu giới thiệu theo thời gian

– Phần Quá trình học vấn bạn cũng thực hiện những nội dung tương tự cách 1.

– Trong phần này tập trung nhiều hơn vào mô tả, giới thiệu những giải thưởng hoặc các thành tích trong những công việc quá khứ. Khi đưa ra các giải thưởng, thành tích đó thì nhớ kèm theo những thông tin chi tiết đi cùng như tên, thời gian nhận được, ý nghĩa mà thành tích, giải thưởng thể hiện là gì.

– Phần kinh nghiệm việc làm vẫn cần xuất hiện ở kiểu CV này dù cho lợi thế của nó không nằm ở phần này. Vì kiểu CV theo kỹ năng thì yếu tố kinh nghiệm không phải là lợi thế và sẽ trở nên lu mờ cho nên bạn cần chọn cho phần nội dung này một vị trí đặc biệt thích hợp, tốt hơn hết là vị trí cuối của CV để nhà tuyển dụng dành sự tập trung cho những phần quan trọng nhiều hơn. Đồng thời, phần này cũng chỉ nên nêu ngắn gọn bằng những con số để nhà tuyển dụng có thể nhanh chóng nắm bắt mức khả năng bạn đang có, tuy nhiên nếu biết áp dụng cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV tiếng Anh thì đây sẽ là phần giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng.

2. Bí quyết hay ít ai biết để giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh trong CV hiệu quả

Sau khi đã xác định được nên sử dụng hình thức CV nào thì phù hợp với bạn, bạn hãy thực hiện một số mẹo sau đây để có thể giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh trong CV đầy thu hút.

Thứ nhất, không cần đặt tiêu đề cho CV giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh. Hầu hết khi viết CV tiếng Anh, nhiều người vẫn thường mắc phải một lỗi cơ bản mà không ai nghĩ đó là lỗi, ấy chính là viết tên CV là Curriculum vitae. Điều đó hoàn toàn không cần thiết vì bản thân CV đã là CV, là sơ yếu lý lịch rồi thì không có lý do gì để một lần nữa nhắc lại điều hiển nhiên đó một cách nhấn mạnh, đặc biệt cả. Nếu muốn CV có tiêu đề thì tiêu đề đó hãy là tên của chính bạn được thể hiển với hình thức in đậm và viết in hoa, nằm ngay ngắn giữa trang giấy.

Thứ hai, CV giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh nên sử dụng những câu văn ngắn gọn. Bản thân một mẫu CV tiếng Việt đã đòi hỏi sự ngắn gọn, súc tích thì không có lý do gì để CV tiếng Anh không làm điều đó tốt hơn. Tiếng Anh dù được coi là thứ ngôn ngữ quốc tế phổ thong song không phải ai cũng có thể sử dụng nó một cách thành thạo. Vậy nên để tránh những sai sót đáng ngại ngùng thì tốt hơn hết, bạn chỉ nên viết CV bằng những câu văn ngắn gọn vừa dễ hiểu vừa không bị sai sót.

Ngoài ra, bạn còn được khuyên nên sử dụng những động từ V-ing để mở đầu cho những hoạt động bạn liệt kê vào CV, không sử dụng những cụm từ sáo rỗng khiến CV tiếng Anh không hướng đến trọng tâm nào khác.