Cách Đánh Giá Xếp Loại Hạnh Kiểm Học Sinh Tiểu Học / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Tzlt.edu.vn

Đánh Giá Hạnh Kiểm Học Sinh Tiểu Học

Đây là nội dung cơ bản trong dự thảo Thông tư Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học vừa được Bộ Giáo dục – Đào tạo (GD-ĐT) công bố.

Theo dự thảo, học sinh được đánh giá về hạnh kiểm theo kết quả rèn luyện đạo đức, kĩ năng sống qua việc thực hiện 5 nhiệm vụ: Thực hiện đầy đủ và có kết quả hoạt động học tập; chấp hành nội quy nhà trường; đi học đều và đúng giờ; giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập. Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo, nhân viên và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè và người có hoàn cảnh khó khăn. Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân. Tham gia các hoạt động tập thể trong và ngoài giờ lên lớp; giữ gìn, bảo vệ tài sản nơi công cộng; tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường; thực hiện trật tự an toàn giao thông. Góp phần bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường và địa phương.

Đồng thời, một số môn học được đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét gồm: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lý, Tiếng nước ngoài, Tiếng dân tộc, Tin học. Các môn học còn lại được đánh giá bằng nhận xét, được ghi nhận bằng việc thu thập các chứng cứ trong quá trình học tập và hoạt động của học sinh.

Mặt khác, nhận xét của giáo viên không dùng những từ ngữ gây tổn thương học sinh. Học sinh có điểm kiểm tra định kỳ bất thường so với kết quả học tập hằng ngày hoặc không đủ số điểm kiểm tra định kỳ đều phải kiểm tra lại.

Dự thảo cũng đưa ra nguyên tắc đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học cụ thể: Đánh giá và xếp loại căn cứ theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ trong Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học và các nhiệm vụ của học sinh; Kết hợp đánh giá định lượng và định tính;Thực hiện công khai, công bằng, khách quan, chính xác và toàn diện; Đánh giá và xếp loại kết quả đạt được và khả năng phát triển từng mặt của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự tiến bộ của học sinh; không tạo áp lực cho cả học sinh và giáo viên; Phát huy tính năng động, sáng tạo, khả năng tự học, tự đánh giá của học sinh; xây dựng niềm tin, rèn luyện đạo đức theo truyền thống Việt Nam.

Sẽ Thay Đổi Cách Đánh Giá Và Xếp Loại Học Sinh Tiểu Học Theo 3 Mức

Ngày 9/4, Bộ GD-ĐT đăng tải lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Thông tư quy định Đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học. Dự thảo này được xây dựng trong bối cảnh từ năm học 2020-2021, Việt Nam sẽ triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới bắt đầu từ lớp 1.

Việc đánh giá này kế thừa quan điểm “vì sự tiến bộ của học sinh”, cụ thể là động viên, khuyến khích sự cố gắng của học sinh; giúp các em phát huy nhiều nhất khả năng, năng lực; đảm bảo công bằng.

Việc đánh giá sẽ tiếp tục thực hiện kết hợp giữa đánh giá thường xuyên (bằng lời nói hoặc viết nhận xét), đánh giá định kỳ (bằng điểm số kết hợp với nhận xét) và tổng hợp đánh giá. Cùng với giáo viên, học sinh và phụ huynh đều được tham gia vào quá trình đánh giá.

Học sinh sẽ được đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực thông qua những phẩm chất chủ yếu là yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; những năng lực cốt lõi là năng lực chung (tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo) và năng lực đặc thù (ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mĩ, thể chất).

Dự thảo cũng bổ sung một số quy định về “Nội dung và Phương pháp đánh giá”, “Tổng hợp đánh giá và xếp loại chất lượng giáo dục”, “Hồ sơ đánh giá”…

Thay vì thể hiện bằng 4 mức độ đối với các câu hỏi, bài tập trong bài kiểm tra định kì, dự thảo Thông tư mới chỉ sử dụng 3 mức độ là “Hoàn thành tốt”, “Hoàn thành” và “Chưa hoàn thành”. Điều này nhằm đảm bảo thống nhất với cấp học trên, phù hợp với cách tiếp cận của các nước tiên tiến trên thế giới, đồng thời tạo thuận lợi cho giáo viên trong quá trình biên soạn các câu hỏi, bài tập để xây dựng đề kiểm tra định kì.

Trong quy định về khen thưởng học sinh, Dự thảo có đề cập đến hình thức “thư khen”. Cụ thể, cán bộ quản lý và giáo viên có thể gửi thư khen cho những học sinh có thành tích, cố gắng trong quá trình học tập, rèn luyện phẩm chất, năng lực hoặc có những việc làm tốt. Điều này nhằm động viên kịp thời học sinh, giúp các em có thêm động lực cùng nhau rèn luyện tu dưỡng đạo đức, trau dồi kiến thức để không ngừng tiến bộ.

“Các quy định trong Dự thảo không làm tăng khối lượng công việc của giáo viên và học sinh. Đồng thời với các nội dung quy định tường minh về phương pháp, kỹ thuật, quy trình đánh giá sẽ giúp giáo viên tiếp cận, triển khai hệ thống, bài bản, khoa học và giảm được thời lượng dành cho việc đánh giá, để tập trung vào quá trình giảng dạy”, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học TS. Thái Văn Tài nói.

Dự thảo Thông tư quy định Đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học có thời gian góp ý là 2 tháng, tính từ ngày 9/4.

(Theo Vietnamnet)

Dự Thảo Đánh Giá Học Sinh Tiểu Học

Trao đổi với Dân trí, ông Phạm Ngọc Định – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT) cho biết: Tinh thần của quy định này là giảm áp lực về điểm số đối với bậc tiểu học mà thay vào đó đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh (HS), coi trọng việc động viên, khuyến khích tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của HS; giúp HS phát huy được hết khả năng của mình; bảo đảm kịp thời, công bằng, khách quan.

Đánh giá toàn diện HS thông qua đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến kiến thức, kĩ năng và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của HS theo mục tiêu giáo dục tiểu học; Kết hợp đánh giá của giáo viên (GV), HS, phụ huynh HS, trong đó đánh giá giáo viên là quan trọng nhất; Đánh giá sự tiến bộ của HS, không so sánh HS này với HS khác, không tạo áp lực cho HS, GV và phụ huynh HS.

Coi trọng đánh giá năng lực và phẩm chất học sinh

Theo Bộ GD-ĐT, các năng lực của HS được hình thành và phát triển trong quá trình trải nghiệm, tham gia thường xuyên vào các hoạt động học tập, sinh hoạt tập thể, vận dụng kiến thức trong cuộc sống hàng ngày. Điều này được thể hiện qua việc tự phục vụ, tự quản; giao tiếp hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề.

Tăng cường nhận xét đánh giá về năng lực, phẩm chất học sinh hơn là điểm số đối với bậc tiểu học.

Các phẩm chất của HS được hình thành và phát triển trong quá trình trải nghiệm, tham gia thường xuyên vào các hoạt động học tập, sinh hoạt tập thể, vận dụng kiến thức trong cuộc sống hàng ngày; chia sẻ, hợp tác, giao tiếp, ứng xử với bạn bè, thầy cô, người lớn. Điều này được thể hiện qua việc chăm học, chăm làm, tích cực tham gia hoạt động giáo dục; Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm; Trung thực, kỉ luật, đoàn kết; Yêu gia đình, bạn bè, con người.

GV sẽ quan sát các biểu hiện trong hoạt động của học sinh hàng ngày, hàng tuần để nhận xét, nhận định sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất, từ đó động viên, khích lệ, giúp HS khắc phục khó khăn, phát huy ưu điểm và các tố chất riêng, điều chỉnh hoạt động để tiến bộ, ứng xử kịp thời để tiến bộ.

Hàng tháng GV tổng hợp nhận xét của mình, ý kiến trao đổi của phụ huynh (nếu có) để nhận xét, nhận định sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của từng HS, đặc biệt lưu ý những điểm hạn chế cần khắc phục của HS, ghi rõ nội dung, biểu hiện cụ thể để có giải pháp, giúp đỡ kịp thời HS đó.

Cả HS và phụ huynh tham gia đánh giá thường xuyên

Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học tiết lộ thêm, lâu nay việc đánh giá thường xuyên HS được thông qua bằng điểm số nhưng ở quy định mới này được chuyển sang bằng nhận xét. Việc làm này sẽ giảm áp lực cho cả HS lẫn phụ huynh. Ngoài việc GV đánh giá thì quy định này cũng cho phép cả HS và phụ huynh cùng tham gia đánh giá.

Cụ thể, với GV thì căn cứ vào đặc điểm và mục tiêu bài học, của mỗi hoạt động mà HS phải thực hiện trong bài học sẽ tiến hành thường xuyên quan sát, theo dõi, đối thoại, phỏng vấn, kiểm tra tiến trình thực hiện nhiệm vụ và sản phẩm của HS, nhóm HS theo tiến trình bài học. Nhận định, nhận xét bằng lời nói trực tiếp với HS hoặc viết nhận xét vào phiếu, vở của HS về những nội dung đã làm hoặc chưa làm được đối với từng HS, nhóm HS; mức độ hiểu biết kiến thức; khả năng thực hiện các thao tác,…

Chỉ ra nguyên nhân và biện pháp cụ thể giúp HS vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ trong quá trình học tập đối với những HS có quá trình thực hiện chưa đúng, chưa đạt yêu cầu; Quan tâm tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập trong bài học của HS, chấp nhận sự khác nhau về thời gian, mức độ hoàn thành.

“Quan điểm của chúng tôi, GV không dùng điểm số để đánh giá thường xuyên. Khi nhận xét, GV cần đặc biệt lưu ý sự tiến bộ của từng HS để động viên, khích lệ giúp HS tự tin” – Vụ trưởng Phạm Ngọc Định bày tỏ.

Đối với phụ huynh thì sẽ được GV hướng dẫn quan sát HS học tập, hoạt động giáo dục hoặc cùng tham gia các hoạt động học tập, hoạt động giáo dục với HS, quan sát việc ứng dụng kiến thức trong cuộc sống hàng ngày của HS, đưa ra các nhận xét, nhận định, đánh giá HS bằng lời nói trực tiếp với GV hoặc ghi vào phiếu đánh giá hoặc sổ liên lạc, phối hợp với GV và nhà trường động viên, giúp đỡ các em học tập, rèn luyện.

Xóa bỏ xếp loại học lực, lưu ban ở bậc tiểu học

Theo dự thảo của Bộ GD-ĐT thì việc xếp loại HS tiểu học sẽ được xóa bỏ mà thay vào đó là đạt hoặc chưa đạt.

HS được coi là hoàn thành chương trình lớp học nếu đáp ứng được các yêu cầu: Đánh giá thường xuyên đối với tất cả các môn học, hoạt động giáo dục, đạt hoàn thành; Mức độ hình thành và phát triển một số năng lực đạt; Mức độ hình thành và phát triển một số phẩm chất đạt. Đánh giá định kì kết quả học tập cuối năm học các môn học theo quy định đạt điểm 5 trở lên.

Việc đánh giá định kì kết quả học tập, mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học được thực hiện vào cuối học kì I và cuối năm học đối với các môn học: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lý, Ngoại ngữ, Tin học, tiếng dân tộc bằng bài kiểm tra định kì. Đề kiểm tra định kì phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức độ nhận thức của HS.

Cụ thể, mức 1- HS nhận biết hoặc nhớ, nhắc lại đúng kiến thức đã học; diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng ngôn ngữ theo cách riêng của mình và áp dụng trực tiếp kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các tình huống, vấn đề trong học tập.

Mức 2 – HS kết nối, sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết tình huống, vấn đề mới, tương tự tình huống, vấn đề đã học.

Mức 3 – HS vận dụng các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống, vấn đề mới, không giống với những tình huống, vấn đề đã được dẫn hay đưa ra những phải hồi hợp lí trước một tình huống, vấn đề mới trong học tập hoặc trong cuộc sống.

Với HS chưa hoàn thành chương trình lớp học thì GV phải lập kế hoạch, trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ từng HS; đánh giá bổ sung để xét hoàn thành chương trình lớp học. Với những HS đã được GV trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ mà vẫn chưa đạt ít nhất một trong các tiêu chuẩn quy định nêu trên thì tùy theo mức độ chưa hoàn thành ở các môn học, hoạt động giáo dục, bài kiểm tra định kì, mức độ hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất, lập danh sách báo cáo hiệu trưởng để quyết định việc lên lớp hoặc ở lại lớp, đưa vào nội dung cam kết và bàn giao chất lượng giáo dục, lập kế hoạch cụ thể động viên, giúp đỡ trong năm học tiếp theo.

Cam kết và bàn giao chất lượng giáo dục

Để đảm bảo việc đánh giá HS là khách quan và trung thực, dự thảo Bộ GD-ĐT đưa ra quy định cam kết và bàn giao chất lượng giáo dục nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm của GV; giúp GV sẽ nhận lớp trong năm học tiếp theo có đầy đủ thông tin cần thiết về quá trình và kết quả học tập, mức độ hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của HS để có kế hoạch, biện pháp giáo dục hiệu quả.

Theo đó, vào cuối năm học hoặc đầu năm học mới, hiệu trưởng trường tiểu học chỉ đạo tổ chức cam kết và bàn giao chất lượng giáo dục. GV chủ nhiệm các lớp 1, 2, 3, 4 tổ chức họp với GV sẽ nhận lớp vào năm học kế tiếp để bàn giao hồ sơ đánh giá từng HS; nhận xét, nhận định những nét nổi bật hoặc hạn chế cần khắc phục về mức độ nhận thức, đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học, hoạt động giáo dục; mức độ hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của HS; ghi biên bản cam kết và bàn giao chất lượng giáo dục. Đối với GV chủ nhiệm lớp 5 cam kết và bàn giao chất lượng giáo dục, hồ sơ đánh giá của HS với hiệu trưởng.

Trưởng phòng GD-ĐT chỉ đạo các nhà trường tổ chức bàn giao chất lượng giáo dục, sổ tổng hợp đánh giá và các bài kiểm tra định kì cuối năm lớp 5 của HS đã hoàn thành chương trình tiểu học lên lớp 6 phù hợp với điều kiện của các nhà trường và địa phương.

Dự thảo này cũng nêu rõ, hiệu trưởng chịu trách nhiệm về tổ chức thực hiện đánh giá HS, chất lượng giáo dục HS; báo cáo kết quả thực hiện về phòng GD-ĐT.

Giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm chính trong việc đánh giá HS, chất lượng giáo dục HS trong lớp; bàn giao và cam kết chất lượng giáo dục HS; hoàn thành hồ sơ đánh giá HS theo quy định; thực hiện cam kết, bàn giao chất lượng giáo dục HS.

Khi được yêu cầu, thông báo đánh giá quá trình học tập, rèn luyện và kết quả học tập của HS cho phụ huynh của HS đó. Không thông báo trước lớp và trong cuộc họp phụ huynh những điểm chưa tốt của từng HS.

Nguyễn Hùng

Đổi Mới Kiểm Tra, Đánh Giá Học Sinh Tiểu Học: Giảm Áp Lực Cho Thầy Và Trò

Đó cũng là không khí cởi mở, thân tình đúng chuẩn “cô hướng dẫn – trò thi công”, phát huy tối ưu vai trò chủ thể của người học mà chúng tôi đã ghi nhận ở rất nhiều tiết dạy của thầy và trò bậc tiểu học, đặc biệt là với khối lớp 1 ở các trường tiểu học trên toàn tỉnh. Những lời khen thích hợp của GV, sự động viên, tán thưởng của cả lớp; hay những ý kiến, nhận xét lẫn nhau của bạn cùng bàn, cùng tổ… như những chất xúc tác để HS thêm nỗ lực, tạo nên ý thức thi đua trong học tập, rèn luyện của các em.

Cùng bắt nhịp với chương trình giáo dục phổ thông mới

Hầu hết GV bậc tiểu học, nhất là GV dạy lớp 1 đều rất hài lòng với sự linh hoạt trong đánh giá thường xuyên theo tinh thần Thông tư 27 (thay thế Thông tư 30, Thông tư 22) của Bộ GD-ĐT. Theo đó, GV có thể sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá, nhưng chủ yếu thông qua lời nói; dùng sự mềm mỏng để chỉ ra cho HS chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa.

Bên cạnh đó, GV cũng có thể sáng tạo hơn trong việc để HS tự nhận xét và tham gia nhận xét sản phẩm học tập của bạn, nhóm bạn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập và khuyến khích bằng nhiều hình thức khen thưởng khác nhau như: tặng quà, sticker tích lời khen… Ngoài ra, GV còn có thể khuyến khích phụ huynh trao đổi, bày tỏ quan điểm về những nhận xét, đánh giá của mình; từ đó có hướng phối hợp, hỗ trợ GV trong động viên, giúp đỡ con em học tập, rèn luyện.

Ông Huỳnh Hữu Nghĩa, Hiệu trưởng Trường tiểu học Trần Phú (TP. Bạc Liêu), nhận định: “Có thể thấy, nội dung đánh giá HS theo Thông tư 27 có nhiều đổi mới. Đổi mới từ việc đánh giá thường xuyên cho đến đánh giá định kỳ, tổng hợp đánh giá kết quả giáo dục, đưa ra kết luận. Ngay cả việc tặng giấy khen cũng đổi mới. Theo đó, ngoài việc Hiệu trưởng tặng giấy khen cho HS vì có thành tích xuất sắc hoặc tiêu biểu hoàn thành tốt trong học tập, rèn luyện…, thì cán bộ quản lý và GV có thể gửi thư khen những HS có thành tích, cố gắng trong quá trình học tập, rèn luyện phẩm chất, năng lực hoặc có những việc làm tốt. Đây là đổi mới rất ý nghĩa và nhân văn, góp phần kích thích sự nỗ lực, phấn đấu của HS trong suốt quá trình học tập”.

Năm học 2020 – 2021, Thông tư 27 chỉ áp dụng đối với lớp 1; từ lớp 2 – 5 vẫn áp dụng Thông tư 22. Vì thế, việc đổi mới kiểm tra, đánh giá đối với lớp 1 chính là bước đệm, là cơ sở thực tiễn để triển khai đối với các khối lớp còn lại bậc tiểu học trong những năm tiếp sau.

Kim Trúc