Báo Cáo Đánh Giá Công Chức Cuối Năm / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Tzlt.edu.vn

Biên Bản Đánh Giá Công Chức Cuối Năm 2011

PHÒNG GD&ĐT GIANG THÀNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ LỢI Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 78/TrBB-THPL Phú Lợi, ngày 29 tháng 5 năm 2012

TRÍCH BIÊN BẢNVề việc họp xét đánh giá công chức, viên chức năm học 2011-2012

Thực hiện theo Quyết định số 76/QĐ-THPL, ngày 28 tháng 5 năm 2012 của trường Tiểu học Phú Lợi. Vào lúc 13 giờ 30 phút ngày 29 tháng 5 năm 2012, tại văn phòng trường Tiểu học Phú Lợi tiến hành họp xét đánh giá xếp loại công chức, viên chức năm học 2011 – 2012 với thành phần và nội dung như sau: I. THÀNH PHẦN:1. Ông Trần Nho Thạo Hiệu trưởng CT Hội đồng2. Ông Nguyễn Quốc Nam P.HT+CTCĐ CS chúng tôi Hội đồng 3. Bà Phạm Thị Phương KT Khối 3+4+5 Thư ký hội đồng4. Bà Trịnh Hồng Gấm Phó Bí thư đoàn Thành viên5. Bà Nguyễn Thị Kim Huê TPT Đội Thành viên6. Ông Trần Văn Long KT Khối 1+2 Thành viên7. Ông Phạm Hữu Hiếu KP khối 3+4+5 Thành viên8. Bà Trần Minh Nguyệt KP khối 1+2+TBTTND Thành viên

* Ông Trần Nho Thạo nêu trình tự họp xét: Xét đánh giá giáo viên trực tiếp dạy lớp trước, tiếp đó đến nhân viên văn phòng và sau đó là đến Phó hiệu trưởng, cuối cùng là đến Hiệu trưởng. Riêng đối với giáo viên trực tiếp dạy lớp thì dựa vào kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 4 tháng 5 năm 2007 của Bộ GD&ĐT Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học và Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 01 năm 2008 của Bộ GD&ĐT Quyết định ban hành Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên Mầm non năm học 2011-2012.2. Hội đồng tiến hành xét theo 2 phần: Xét CB-CC-VC không trực tiếp dạy lớp và GV trực tiếp dạy lớp. Trong tổng số 26 CB-GV của đơn vị chỉ họp xét đánh giá, xếp loại 25 CB-CC-VC, còn Đ/c Hiệu trưởng do Lãnh đạo Phòng GD&ĐT chính thức đánh giá xếp loại Hội đồng chỉ đóng góp ý kiến và biểu quyết xếp loại để Lãnh đạo Phòng GD&ĐT tham khảo.3. Hội đồng tiến hành họp xét, đánh giá từng CB-CC-VC: Sau thời gian tiến hành họp xét khoảng hơn 4 giờ đồng hồ, Hội đồng thống nhất với kết quả như sau:

A./ Giáo viên trực tiếp dạy lớp:1. Nguyễn Thị Kim Dung.

Biên Bản Họp Về Việc Đánh Giá Cán Bộ, Công Chức, Viên Chức Cuối Năm Học 2022

UBND HUYỆN THANH OAITRƯỜNG MN MỸ HƯNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 46/BB-MNMH

Mỹ Hưng, ngày 30 tháng 5 năm 2018

BIÊN BẢNHỌP ĐÁNH GIÁ PHÂN LOẠI CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NĂM HỌC 2017 – 2018

Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13/11/2008;Căn cứ Luật Viên chưc ngày 15/11/2010;Căn cứ Nghị định 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định 88/2017/NĐ-CP ngày 27/7/2017 của Chính phủ sử đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức; Quyết định số 14/2017/QĐ-UBND ngày 13/4/2017 của UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quy định về phân cấp quản lý tổ chức bổ máy, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND thành phố Hà Nội; Quyết định số 15/2017/QĐ-UBND ngày 13/4/2017 của UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quy định về phân cấp quản lý tổ chức bổ máy, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong các cơ quan hành chính thuộc thành phố Hà Nội;Căn cứ Hướng dẫn số 2688/HD-SNV 20/11/2018 của Sở Nội vụ thành phố Hà Nội về việc Hướng dẫn đánh giá và phân loại hằng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP làm việc trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND TP Hà Nội.Thực hiện Công văn số 597/UBND-NV ngày 10/5/2019 của UBND huyện Thanh Oai về Về việc đánh giá công chức, và lao động hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP năm học 2018 – 2019.Hôm nay, vào hồi 7giờ ngày 30/5/2019, tại Phòng họp hội đồng sư phạm trường mầm non Mỹ Hưng tổ chức họp đánh giá và phân loại công chức năm học 2018 – 2019.A. THÀNH PHẦN:– Bà: Nhữ Thị Thủy – Hiệu trưởng – Chủ trì;– Bà: Phạm Thị Hương – GVPTCM – Thư ký.– Cùng toàn thể các công chức, viên chức và lao động hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP thuộc trường mầm non Mỹ Hưng.Tổng số: 50/52 công chức, viên chức lao động hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP có mặt tham dự cuộc họp.Vắng mặt: 02 (có lý do đ/c Lê Hương, Đức lý do nghỉ thai sản)B. NỘI DUNG:I. Thông qua trình tự và quy định cuộc họp:Đồng chí: Nhữ Thị Thủy – Hiệu trưởng, triển khai Công văn số 597/UBND-PNV ngày 10/5/2019 của UBND huyện Thanh Oai về đánh giá, công chức, viên chức lao động hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP năm học 2018 – 2019 và nêu trình tự cuộc họp:– Công chức, viên chức và lao động hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả tại cuộc họp để mọi người tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến.– Các cá nhân tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến.– Trên cơ sở ý kiến đóng góp của tập thể trường, Hiệu trưởng kết luận, quyết định đánh giá và phân loại cho từng công chức, viên chức (và lao động hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP của Trường.– Thư ký tiến hành ghi biên bản; – Thông qua biên bản góp ý đánh giá tại cuộc họp.II. Nội dung cuộc họp:1. Đ/c Nhữ Thị Thủy – Hiệu trưởng – trình phiếu đánh giá và phân loại, tự nhận mức: Hoàn thành tốt nhiệm vụ.– Các ý kiến đóng góp:+ Ưu điểm: Đa số GV,NV trong hội nghị đều có ý kiến nhận xét chung và đánh giá đ/c Thủy luôn nhiệt tình, nhanh nhẹn, tích cực học hỏi và có nhiều sáng tạo trong công tác quản lý chỉ đạo nhà trường, xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng cảnh quan môi trường, đặc biệt là trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Luôn quan tâm và động viên kịp thời, chăm lo đến đời sống tinh thần của CB,GV,NV trong đơn vị và đề nghị cấp trên xếp loại đ/c Thủy

Báo Cáo Tài Chính Công Ty

1. Báo cáo tài chính công ty là gì?

Báo cáo tài chính là các thông tin kinh tế được trình bày dưới dạng các bảng biểu, nhằm cung cấp các thông tin về: tình hình tài chính, kinh doanh và dòng tiền của công ty.

Người chủ và quản lý có thể dựa vào các thông tin từ báo cáo tài chính để ra quyết định kinh doanh.

2. Bộ báo cáo tài chính gồm những gì?

Các bản báo cáo cơ bản: Các bảng báo cáo mở rộng

3. Cách đọc và phân tích báo cáo tài chính

3.1. Bảng cân đối kế toán

Đây là báo cáo quan trọng đầu tiên của doanh nghiệp. Bảng cân đối gồm 2 phần là Tài sản và Nguồn vốn. Nó thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm, nói cách khác nó cho bạn biết “mọi thứ đang ở đâu” vào một điểm.

Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu Phương trình kế toán

Tài sản

Đây là những thứ thuộc sở hữu của doanh nghiệp, có khả năng tạo ra lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Tài sản được phân thành 2 loại, là: Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn.

Tài sản ngắn hạn

Là những loại tài sản có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt trong vòng dưới 1 năm hoặc 1 chu kỳ kinh doanh. Bao gồm các mục chính như:

Tùy thuộc từng doanh nghiệp mà tỷ trọng phân bổ hàng tồn kho sẽ khác nhau. Ví dụ, một doanh nghiệp sản xuất thì sẽ tồn kho một lượng lớn nguyên vật liệu. Trong khi đó, doanh nghiệp thương mại thì thường tồn kho chủ yếu là hàng hóa, thành phẩm.

Là những tài sản sẽ có thời gian sử dụng trên 1 năm. Trong đó, Tài sản cố định là khoản mục quan trọng.

Tài sản cố định bao gồm: Tài sản hữu hình (như máy móc thiết bị, nhà xưởng, máy tính…) và Tài sản vô hình (như bằng sáng chế, bản quyền phát minh…)

Nguồn vốn = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu

Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu sẽ nằm trong Nguồn vốn, phản ánh nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp. Nợ được chia làm 2 loại: Nợ ngắn hạn (thời gian phải thanh toán dưới 1 năm) và Nợ dài hạn (trên 1 năm).

Các khoản mục chính của nợ phải trả gồm có:

Vốn chủ sở hữu

Mục này đại diện cho tổng giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp.

3.2. Cách đọc Bảng cân đối kế toán

Tại sao chúng ta chỉ quan tâm đến những thay đổi lớn và tỷ trọng lớn?

Về lý thuyết, tất nhiên, bạn sẽ phải tìm hiểu tất tần tật những sự thay đổi đang diễn ra trên Bảng cân đối kế toán.

Tuy nhiên công việc đó tốn khá nhiều thời gian, công sức.

Việc lựa chọn những khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu Tài sản – Nguồn vốn giúp bạn trả lời được câu hỏi: Phần lớn tài sản của doanh nghiệp đang tập trung ở đâu? Nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp chủ yếu đến từ nguồn nào?

Sự thay đổi của những khoản mục này thường sẽ quan trọng hơn, và thể hiện rõ hơn tình hình tài chính của doanh nghiệp.

3.3.Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Chúng ta sẽ chuyển sang báo cáo quan trọng thứ 2, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (KQKD).

Báo cáo KQKD là báo cáo tổng kết doanh thu, chi phí hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo (quý hoặc năm tài chính).

Báo cáo KQKD chia hoạt động của doanh nghiệp thành 3 mảng: Hoạt động kinh doanh chính (hoạt động cốt lõi), Hoạt động tài chính và Hoạt động khác.

Công thức chung ở phần này là: Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí

Hoạt động kinh doanh chính

Bao gồm các khoản mục:

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Đây là doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp (sau khi trừ các Khoản giảm trừ doanh thu). Thông thường, đây là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh thu.

Giá vốn hàng bán: Thể hiện tất cả chi phí để làm ra hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp.

Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần BH, CCDV – Giá vốn hàng bán

Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp (QLDN).

Ngoài ra, doanh thu/ chi phí còn có thể đến từ các hoạt động:

Hoạt động tài chính: lãi vay, chi phí vay, các khoản đầu tư, chênh lệch tỉ giá ….

Hoạt động khác: thanh lý, nhượng tài sản, bồi thường hợp đồng …

3.4. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (dòng tiền)

Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ (LCTT) cho biết doanh nghiệp thực sự kiếm được bao nhiêu và tiêu bao nhiêu tiền trong khoảng trong kỳ. Bổ sung góc nhìn cho báo cáo lợi nhuận.

Ở Báo cáo KQKD, doanh thu và lợi nhuận sẽ được doanh nghiệp ghi nhập ngay khi bán hàng, kể cả chưa nhận được tiền từ khách hàng. Thực tế, khách hàng sẽ thanh toán cho doanh nghiệp vào 1 thời điểm nào đó, có thể vài tháng, vài năm hoặc không bao giờ.

Tương tự, doanh nghiệp mua hàng từ nhà cung cấp đã nhận hàng (thậm chí đã đc đem bán), nhưng chưa thanh toán hết tiền.

Như vậy, báo cáo lưu chuyển tiền tệ ghi lại dòng tiền vận động trong doanh nghiệp như thế nào. LCTT thường được chia thành 3 nhóm:

LCTT từ hoạt động kinh doanh

Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu

LCTT từ hoạt động tài chính

Các lưu ý gì khi đọc Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Có 3 vấn đề bạn cần lưu ý:

Thứ nhất: Trong 3 nhóm, thì nhóm 2 và 3 có bản chất là tăng ở kỳ hiện tại, giảm ở kỳ tương lai, hoặc ngược lại.

Doanh nghiệp đi vay 10 tỷ thì trong tương lai sẽ phải có khoản trả lại 10 tỷ. Đã có mua mới tài sản thì ắt phải có thanh lý tài sản…

Thứ hai: Tiền tệ từ hoạt động kinh doanh thể hiện khả năng tạo ra tiền thực tế của doanh nghiệp. Tuy nhiên đây chưa phải là khoản lợi nhuận thực doanh nghiệp, vì còn phải tính đến cả các khoản phải thu, phải trả…

Tuy nhiên, nếu đều đặn hàng kỳ, dòng tiền luôn mang số dương thì đó là dấu hiệu tốt, vì vẫn có dòng tiền “đổ vào”. Còn nếu nhiều kỳ liên tiếp, dòng tiền hoạt động mang dấu âm, có nghĩa là dòng tiền chảy ra. Doanh nghiệp sẽ phải đi vay tiền để tạo dòng tiền bù đắp. Tiền và tương đương tiền cuối kỳ vẫn dương, nhưng thực tế lại đang dựa trên những khoản vay nợ.

Thứ ba: Tiền và các khoản tương đương tiền cuối kỳ có thể giảm so với kỳ trước. Đây chưa hẳn là điều xấu, vì doanh nghiệp đã trả các khoản vay của mình trước đó. Như ở ví dụ trên của chúng ta.

4. Cách đánh giá doanh nghiệp qua báo cáo tài chính với các chỉ số quan trọng

Có 4 chỉ số giúp phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp 1 cách chuẩn xác bao gồm:

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS): Giúp phản ánh 1 đồng doanh thu thuần đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, giúp thể hiện năng lực tạo ra sản phẩm bán được giá cao hoặc có chi phí thấp của doanh nghiệp.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS) = Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): Giúp phản ánh một đồng đầu tư của vốn chủ sở hữu đem tới bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập, giúp đánh giá khả năng đảm bảo mọi đối tác góp vốn của doanh nghiệp.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) = Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu bình quân

Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA): Giúp phản ánh một đồng đầu tư vào tài sản đem tới bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay, giúp thể hiện thước đo hiệu quả sử dụng tài sản.

Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) = Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình quân

Tỷ suất sinh lời trên tổng vốn đầu tư (ROI): Giúp phản ánh một đồng vốn đầu tư đem tới bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, giúp đánh giá khả năng sinh lời của vốn đầu tư.

Tỷ suất sinh lời trên tổng vốn đầu tư (ROI) = Lợi nhuận sau thuế/ Vốn kinh doanh bình quân

4.2. Chỉ số phản ánh hệ số thanh toán

Có 5 chỉ số giúp thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp, bao gồm:

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành: Phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ nần của doanh nghiệp một cách tổng quát nhất.

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành = Tổng giá trị tài sản/ Tổng nợ phải thanh toán

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn: Phản ánh khả năng thanh toán tạm thời các khoản nợ ngắn hạn (dưới 1 năm) dựa trên tài sản có khả năng chuyển đổi trong thời gian ngắn (thường dưới 1 năm).

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn dựa trên tài sản ngắn hạn đã trừ đi hàng tồn kho.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho)/ Nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán tức thời: Phản ánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn dựa trên tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền và khoản tiền hiện có của doanh nghiệp.

Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Tiền và tương đương tiền/ Nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay: Phản ánh khả năng chi trả các khoản lãi vay trong kỳ thông qua khoản lợi nhuận kế toán trước lãi vay và thuế.

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = (Lãi vay phải trả + Lợi nhuận trước thuế)/ Lãi vay phải trả Chỉ số khả năng thanh toán của doanh nghiệp

4.3. Chỉ số phản ánh khả năng hoạt động

Khi đánh giá doanh nghiệp qua báo cáo tài chính, có 3 chỉ số quan trọng thường dùng để phản ánh khả năng hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm:

Vòng quay hàng tồn kho: Phản ánh được trong 1 kỳ báo cáo, hàng tồn kho quay được mấy vòng và giúp đo lường hiệu quả của hoạt động quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp.

Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/ Hàng tồn kho bình quân

Vòng quay khoản phải thu: Phản ánh được tốc độ luân chuyển của các khoản phải thu, thể hiện được khả năng thu hồi các khoản nợ của doanh nghiệp.

Vòng quay khoản phải thu = Doanh thu thuần/ Các khoản phải thu bình quân

Vòng quay vốn lưu động: Phản ánh bình quân 1 đồng vốn lưu động sẽ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần, giúp đánh giá, đo lường hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần/ Vốn lưu động bình quân Các chỉ số phản ánh khả năng hoạt động của doanh nghiệp

4.4. Chỉ số phản ánh cơ cấu tài chính và cơ cấu tài sản

Khi đánh giá doanh nghiệp dựa trên báo cáo tài chính, có 4 chỉ số phản ánh cơ cấu tài chính và cơ cấu tài sản cần chú ý. Bao gồm:

Hệ số nợ: Phản ánh 1 đồng tài sản đang có bao nhiêu đồng vay nợ, giúp thể hiện mức độ phụ thuộc tài chính với chủ nợ của doanh nghiệp.

Hệ số vốn chủ sở hữu = Tổng vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu: Phản ánh 1 đồng vốn chủ sở hữu gồm bao nhiêu đồng vay nợ, thể hiện quy mô doanh nghiệp.

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Tổng nợ phải trả/ Tổng vốn chủ sở hữu

Cơ cấu tài sản: Phản ánh tỷ lệ của tài sản ngắn hạn trên tài sản dài hạn của 1 doanh nghiệp.

Cơ cấu tài sản = Tổng tài sản ngắn hạn/ Tổng tài sản dài hạn

Hướng Dẫn Đánh Giá, Phân Loại Công Chức, Viên Chức Năm 2022

Căn cứ Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 88/2017/NĐ-CP ngày 27/7/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức.

Để việc nhận xét, đánh giá, phân loại công chức, viên chức thuộc Sở Tư pháp năm 2019 triển khai thực hiện theo đúng hướng dẫn và thời gian quy định. Lãnh đạo Sở yêu cầu Thủ trưởng các tổ chức thực hiện một số nội dung sau:

I. Đánh giá, phân loại công chức, viên chức:

Thực hiện theo Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định số 88/2017/NĐ-CP ngày 27/7/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức.

Nội dung đánh giá công chức thực hiện theo quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 56 Luật Cán bộ, công chức (có gửi kèm mẫu phiếu 02 Phiếu đánh giá và phân loại công chức theo NĐ 56/2015/NĐ-CP).

– Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;

– Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc;

– Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;

– Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ;

– Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ;

Ngoài các nội dung đánh giá đối với công chức không phải là công chức lãnh đạo, quản lý còn được đánh giá theo các nội dung sau:

– Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý;

– Năng lực lãnh đạo, quản lý;

– Năng lực tập hợp, đoàn kết công chức.

– Giám đốc Sở trực tiếp đánh giá, phân loại đối với: Trưởng, Phó các Phòng thuộc Sở; Giám đốc, Trung tâm trực thuộc Sở; Trưởng Phòng Công chứng; Công chức các phòng thuộc Sở.

* Về trình tự, thủ tục, tiêu chí phân loại, đánh giá công chức thực hiện theo Chương III, tại Điều 17,18,19,20,21 của Nghị định 56/2015/NĐ-CP. Thủ trưởng các đơn vị tổ chức họp lấy ý kiến của tập thể phòng và nhận xét của Lãnh đạo trực tiếp vào mẫu số 02 của từng công chức.

Hồ sơ nhận xét đánh giá công chức năm 2019 của Khối Văn phòng Sở gồm: Biên bản họp Phòng; Phiếu đánh giá và phân loại của từng công chức, đề nghị gửi về Văn phòng Sở chậm nhất ngày 02 tháng 12 năm 2019 để tổng hợp trình Giám đốc Sở đánh giá, phân loại.

Nội dung đánh giá viên chức thực hiện theo quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 41 Luật Viên chức (có gửi kèm mẫu Phiếu đánh giá và phân loại Viên chức, mẫu số 03 theo NĐ 56/2015/NĐ-CP).

– Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết;

– Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp;

– Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức;

– Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức.

– Năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ;

– Kết quả hoạt động của đơn vị được giao quản lý, phụ trách.

– Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm tổ chức việc đánh giá, phân loại viên chức thuộc thẩm quyền quản lý đơn vị mình.

* Về trình tự, thủ tục, tiêu chí phân loại, đánh giá viên chức thực hiện theo Chương IV, tại Điều 24,25,26,27,28 của Nghị định 56/2015/NĐ-CP và Nghị định số 88/2017/NĐ-CP. Thủ trưởng các đơn vị tổ chức họp lấy ý kiến của tập thể phòng và nhận xét của Lãnh đạo trực tiếp vào mẫu phiếu số 03 của từng viên chức.

– Đối với chức danh Giám đốc Sở thuộc thẩm quyền Ban thường vụ Tỉnh ủy quản lý nhận xét đánh giá, phân loại; Chức danh Phó Giám đốc Sở thuộc thẩm quyền nhận xét đánh giá, phân loại của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh (Riêng Trưởng các đơn vị sự nghiệp trước khi Giám đốc Sở đánh giá, phân loại phải trình xin ý kiến Ban cán sự đảng UBND tỉnh theo phân cấp quản lý.

– Một số quy định về đánh giá viên chức đã được sửa đổi, bổ sung tiêu chí phân loại viên chức ở các mức thực hiện theo Điều 25,26,27,28 Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 và Khoản 3, Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 88/2017/NĐ-CP ngày 27/7/2017 của Chính Phủ; Việc đánh giá người đứng đầu và cấp phó người đứng đầu cơ quan, đơn vị được quy định tại điểm d, Khoản 1, Điều 24 Nghị định số 56/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 88/2017/NĐ-CP.

Vậy, đề nghị các đơn vị nghiên cứu triển khai thực hiện theo đúng quy trình hướng dẫn, đảm bảo tính công bằng, toàn diện, sát trình độ, năng lực, phẩm chất của mỗi công chức, viên chức./.