Xu Hướng 5/2023 # Nói Về Phong Tục Trong Gia Tộc # Top 13 View | Tzlt.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Nói Về Phong Tục Trong Gia Tộc # Top 13 View

Bạn đang xem bài viết Nói Về Phong Tục Trong Gia Tộc được cập nhật mới nhất trên website Tzlt.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tác giả bài viết: Phan Kế Bính

Cha mẹ – Hai tiếng cha mẹ, nước ta mỗi nơi gọi cũng hơi khác nhau: Nơi thì gọi là Bố là Đẻ, nơi thì gọi là Thầy là U. Về đường ngược (Hưng Hóa) thì gọi mẹ là Bầm, về đường trong thì gọi là Bụ. Nam kỳ thì gọi cha là Tía, gọi mẹ là Má. Ở đây bây giờ lại nhiều người cho con gọi cha là Ba, gọi mẹ là Mẹ. Còn các nhà hiếm hoi thì chẳng cứ gì, người thì cho con gọi là Chú Thím, người thì cho con gọi là Anh Chị, Cậu Mợ. Ngày xưa lại có tiếng gọi mẹ là Cái nữa, tiếng ấy thì bây giờ không đâu dùng.

Sinh con – Đàn bà có mang ai cũng muốn sinh con trai mà ít người muốn sinh con gái. Hàng xóm bà con nghe thấy sinh con trai thì mừng. Trong khi có mang, váng đầu, đau mình gọi là ốm nghén; hay thèm ăn của chua của chát, gọi là ăn dở. Đến lúc sinh sản, mời bà tắm đến đỡ, con xổ ra rồi thì cắt rốn chôn nhau. Chôn phải sâu, nếu chôn nông thì con hay trớ; mà phải tránh chỗ giọt gianh kẻo về sau con chốc đầu loét mắt.

Người mẹ thì phải kiêng khem gió máy, phải nằm than. Ản cơm chỉ ăn muối trắng hấp hay là nước mắm chưng, vài ba hôm mới dám ăn đến thịt. Đầy cữ (con trai bảy ngày, con gái chín ngày) xông muối xoa nghệ rồi mới ra ngoài.

Nhà nghèo nuôi con lấy, nhà giàu nuôi vú cho con. Có người cho vú đem về nhà nuôi. Cho bú độ ba, bôn tháng thì cho ăn cơm và vẫn cho bú đến ba, bốn tuổi mới thôi.

Con nhà nào ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng biết lò cò chạy chơi, là hợp vào ca thì dễ nuôi mà mai sau làm nên người.

Tục ta hỏi thăm nhau đẻ con trai hay là con gái, người có chữ thường nói lộng chương hay lộng ngoã (nghĩa là chơi ngọc hay chơi ngói). Điển ấy do ở Kinh Thi: Sinh con trai thì quý hóa mà cho chơi bằng hạt ngọc, sinh con gái thì khinh bỉ mà cho chơi bằng hòn ngói. Lại có người hỏi huyền hồ hay là huyền cân (nghĩa là treo cung hay là treo khăn mặt). Điển ấy cũng do tục Tàu: Đẻ con trai treo cái cung ngoài cửa, mà đẻ con gái thì treo cái khăn mặt. Ta dùng điển mà hỏi thăm, chớ không có tục ấy.

Cúng mụ – Trong sách “Bắc hộ lục” có nói rằng:. Tục Lĩnh Nam nhà giàu đẻ con được ba ngày, hoặc đầy tháng, thì tắm cho con, làm một bữa tiệc, gọi là đoàn du phạn (nghĩa là bữa cơm tròn trặn trơn tru). Sách “Vân đài loại ngữ” của ông Lê Quý Đôn thì nói rằng: Tục nước ta, đẻ con được ba ngày, làm vài mâm cỗ cúng mụ.. Đến hôm đầy tháng, hôm một trăm ngày, hôm đầy tuổi tôi, đều có làm cỗ cúng gia tiên, bày tiệc ăn mừng. Bà con, người quen thuộc, dùng thơ, câu đối, đồ chơi, đồ quần áo trẻ để mừng nhau. Mà nhất là tiệc một trăm ngày là tiệc đầy tuổi tôi to hơn cả.

Cứ như tục thành phố Hà Nội bây giờ thì đẻ con ra đầy cữ đầy tháng, đầy tuổi tôi, mới làm cỗ cúng mụ. Trong lễ cúng thì dùng mười hai đôi hài, mười hai miếng trầu, cua, ốc, nham, bánh đúc v.v… Vì ta tin rằng có mười hai bà mụ nặn ra người.

Thử con – Tàu có tục để con đầy một năm thì làm tiệc thử con. Hôm ấy tắm rửa cho con sạch sẽ, mặc quần áo mới, con trai thì bày đồ cung tên, bút giấy; con gái thì bày đồ kim, chỉ, dao, kéo. Lại bày những đồ chơi quý báu ở trước mặt đứa trẻ để nghiệm xem nó tham liêm ngu trí làm sao, chữ gọi là tiệc thí nhi (thử trẻ). Các nhà đại gia ở ta cũng theo dùng tục ấy, nhưng chỉ bày ít món để ấn triện, cung tên, bút mực, cày bừa, gọi là trong bốn món văn, vũ, canh, độc, để nghiệm đứa trẻ mai sau làm nghề gì mà thôi.

Thuật kiêng giữ – Con nhà nào sinh phải giờ con sát, hay phải giờ kim xà thiết tỏa, sợ mai sau khó nuôi thì cúng đổi giờ. Nhà nào sinh con muộn mằn sợ khó nuôi thì làm lễ bán cửa tĩnh hoặc cửa chùa nào cho làm con Thánh con Phật gọi là bán khoán. Bán cho cửa tĩnh thờ Đức Thánh Trần, thì đổi họ gọi là họ Trần, bán cho cửa nhà chùa thì đổi họ là họ Màu, đến mười hai tuổi mới làm lễ mà chuộc về làm con mình.

Đưa con cho người khác bế, không được đưa qua cửa, sợ mai sau nó đi ăn cắp ăn trộm. Ẵm con đi đâu, phải bôi ít nhọ chảo trên trán, hoặc cầm con dao, cái kéo hay là chiếc đũa đi theo, kẻo sợ người ta quở quang.

Con hay khóc đêm, gọi là dạ đề, thì mượn một người khác họ lây cái cọc chuồng lợn ném xuống gầm giường thì khỏi khóc. Có người lạ vào, con khóc mãi không thôi thì lấy một bó lửa ném vào trước mặt người ta thì con thôi khóc.

Con ngủ lỳ không dậy, lấy vài cái tóc mai của người ngoài phẩy vào miệng đứa trẻ thì khỏi.

Con hay trớ, lấy nước lòng đò cho uống thì khỏi.

Con nấc, lấy ngọn lá trầu không dán vào chỗ trán cho nó. Con ngủ giật mình, luộc một cái trứng gà, con trai thì cắt làm bảy miếng, con gái thì cắt làm chín miếng, và bảy hay là chín nắm cơm, hú vía cho nó rồi cho nó ăn thì nó khỏi sợ.

Con đau bụng khóc lắm, mượn người nhổ bão (nhổ cục tóc trên đầu) cho mẹ nó thì khỏi.

Con lồi rốn, mượn kẻ ăn mày cầm gậy chọc vào rốn thì khỏi.

Con chơi phải chỗ cỏ ngứa, nổi mần tịt cả mình mẩy gọi là ma tịt, thì giải một cái nón mê, tễ bẩy hoặc chín miếng trầu lá lốt cúng ông Cầu bà Quán cho nó thì khỏi.

Con lên đậu, ngoài cửa ngõ treo một bó vàng và trồng một cây lá ráy vào một cái nồi đất ở trước cửa, hoặc cài một cành kinh giới để giữ cho con được bình yên.

Con hắt hơi, thì nói: “Sống lâu, trăm tuổi, già đầu, thượng thọ” để chúc thọ cho con.

Con quặt quà quặt quẹo thì bế đứa con đưa qua cái săng người già chết thì nó được sống lâu.

Cách đặt tên – Con mới sinh ra thì thường gọi là thằng đỏ con đỏ, ở nhà quê thì thường gọi là thằng cu con đĩ, ở về vùng Thanh Nghệ thì thường gọi là thằng cò cái hĩm, chớ không mấy người mới sinh ra đã đặt tên. Đặt tên thì nhà thường dân hay bạ tên gì đặt tên ấy, hay lấy vần hoặc lấy nghĩa gần nhau với tên cha mẹ mà đặt. Ví như cha mẹ là Lần thì đặt là Thần, cha mẹ là Nhăng thì con đặt là Nhố, hoặc cha mẹ là Đào thì đặt con là Mận, cha mẹ là Sung thì con đặt là Vả v.v……. Kẻ hiếm hoi thì thường lấy tên xấu xí mà đặt cho con, như gọi là thằng Cún (con chó cún) thằng Đực (chó đực) v.v… Nhà có học thì thường kiếm những tên đẹp để đặt cho con, mà nhứt là hay tìm từng bộ chữ nho. Ví như người thì dùng toàn một bộ chữ Ngọc như anh là Hoàng thì em là Hành, là Cư, là Vũ; người thì dùng toàn một bộ chữ Thủy như anh là Giang thì em là Hoài, là Hà, là Tế v.v….

Cho con đi học – Nhà nho gia cho con độ năm, sáu tuổi, nhà thường dân con độ mười một, mười hai tuổi thì cho con đi học. Người biết chữ thì dạy lấy, hoặc mời ông thầy trong làng. Lúc mới học phải biện lễ trầu, rượu hoặc con gà ván xôi, để ông thầy làm lễ Thánh sư, rồi dạy vỡ lòng cho con dăm ba chữ hoặc bẩy tám chữ, dần dần mới lại kén thầy mà học rộng mãi ra. Con gái thì ít người cho đi học, mà có cho đi học, đủ biên sổ sách và biết tính toán mà thôi, về phần nhà nghèo thì con lên bảy, tám tuổi còn phải ở nhà bồng em làm đỡ cho cha mẹ, chín, mười tuổi đã phải tập nghề làm ăn, không mấy nhà cho đi học.

Lo lắng cho con – Con độ mười bốn, mười lăm tuổi trở lên, cha mẹ đã đem lòng lo bề gia thất, con trai thì mong dựng vợ, con gái thì mong gả chồng. Xong việc vợ chồng thì lo đến cách lập thân cho con, ngần nào lo phường lo trưởng, lo nhiêu lo xã, cho con bằng mày bằng mặt với làng nước; ngần nào lo sinh cơ lập nghiệp cho con mai sau có chỗ nương nhờ. Nước ta lắm người đẻ nhiều con, thì phải lo hết con này đến con khác, có người lo cả đời.

Xét cái tục ta, sinh con ra ai cũng biết thương, biết mến, biết chăm chỉ nuôi nấng, dạy dỗ cho con nên người, nưng như nưng trứng, hứng như hứng hoa, thực là hết lòng hết dạ. Loài người cũng nhờ có tánh ấy mà bảo tồn được chủng loại cho mỗi ngày một sinh sôi nẩy nở thêm ra, thì lòng nhân từ ấy rất là hay lắm. Nhưng chỉ hiềm ta khi xưa chưa hiểu cách vệ sinh trong khi sinh sản, nào nằm than, uống nước tiểu, rất là một cách làm cho sinh bịnh, không trách đàn bà ta nhiều người hay sinh ra hậu sản mà ốm mòn. Đến lúc nuôi con, thì lại hay tin những điều nhảm nhí, không có bực triết học nào mà triết hết được những sự huyền hão ấy. Cho đi học, không có quy củ cách thức nào, còn phần nhiều thì học năm mười năm mà dốt vẫn hoàn dốt, cho nên trong nước một trăm người mới được một hai người biết chữ, cũng chỉ vì cách dạy dỗ không tiên liệu đấy thôi.

Đến lúc con lớn thì lại lo thay cho con quá. Mà nào lo có ra lo, lo những ngôi thứ trong làng, lo những danh phận vô ích. Chớ nào có lo cho nên một bậc người gì, hay là thành được một nghề gì đâu. Cái lo lắng ấy, hẳn sinh ra lười biếng, hay ăn chơi. Cho nên lắm người, đòi cha mẹ hàn gắn chắt chiu, làm nên giàu có, mà đến đời con thì chỉ ăn chơi chỉ phá, chẳng bao lâu mà lại hết nhẵn như không.

Cứ như Âu châu, khi sinh sản, các bà đỡ, cô đỡ chuyên môn đến đỡ, có thuốc có thang, ăn uống sạch sẽ. Khi còn thơ ấu, nuôi nấng có điều có độ, từ lúc cho bú, lúc cho ngủ, lúc cho chơi cũng có thì giờ, thực là hợp với cách vệ sinh. Khi biết học thì cho vào trường học, dạy dỗ có thứ tự, có khuôn phép. Đến lúc khôn lớn, mặc ý cho mà lập thân, không cần gì phải lo lắng thay cho nữa. Bởi vậy con ít tật bệnh, mà nhiều người thông thái, lại gây cái tính tự lập cho con.

Ít lâu nay ta cũng đã nhiều người nhiễm theo thói Âu châu, trong cách sinh sản, nuôi nấng, cũng đã đổi bỏ thói cũ có lẽ về sau cũng theo nhau mà đổi được hết.

Nguồn: VIỆT NAM PHONG TỤC (Tác giả: Phan Kế Bính), Nxb Văn học

Phong Tục Uống Trà Hàn Quốc

Trà thái nguyên chia sẻ Phong tục uống trà Hàn quốc

Lược dịch trên Wikipedia về Trà đạo Hàn Quốc, bổ sung tại liệu cho một câu hỏi trong chuyên mục “Hỏi đáp về trà”. Tìm hiểu về lịch sử, trà cụ, các thưởng thức và phân loại các tiệc trà ở Hàn Quốc.

1.Lịch sử

Nghi lễ uống trà Hàn Quốc bắt nguồn từ Trung Hoa đã trải qua hàng ngàn năm, và ngày nay đã phục hồi thành một nghi lễ tìm kiếm sự thư giãn và hài hoà của Văn hoá Korea hiện đại. Nhân tố chủ yếu của nghi lễ trà đạo Korea là thưởng thức trà trong khuôn viên một buổi tiệc trà với bàu không khí thanh thản và tự nhiên và loại trà cụ quy định trong một bàu không khí huyền ảo.

Tư liệu lịch sử đầu tiên ghi chép một phong tục cúng trà dâng tổ tiên vào năm 661 cho nhà vua Suro, người sáng lập ra Đế chế Geumgwan Gaya (42 – 562). Sử sách Đời Nhà Goryeo (918 – 1392) còn ghi chép các vị hoà thượng tôn kính cử hành lễ dâng trà tại các chùa thờ Đức Phật. Thời Nhà vua Joseon (1392 – 1910) ở dòng họ nhà vua Yi và giới quan lại triều đình uống trà như một phong tục đơn giản gọi là ” Ngày văn hoá trà” còn ” Ngày trà truyền thống ” được dành cho những trường hợp đặc biệt. Cuối đời Nhà Joseon người dân thường cũng cúng trà cho tổ tiên như người dân Trung Hoa.

2.Trà cụ

Ngoài việc tuỳ thuộc vào thời tiết bốn mùa trong năm chế tạo bằng gốm sứ và kim khí, trà cụ còn chịu ảnh hưởng của các truyền thống tôn giáo. Trà cụ phổ biến là gốm sứ đất nung chủ yếu tại các lò địa phương, còn gốm sứ quý như gốm sứ nhà vua có trang trí rồng là hiếm nhất. Kiểu dáng của bát và chén uống trà bắt chước tự nhiên, và biến đổi theo ảnh hưởng của tôn giáo. Men Celadon (ngọc thạch) gọi là “punchong”, hay bằng đồng thau kim loại mỏng dùng cho nghi lễ cúng Phật; những loại sứ trắng nhất với trang trí mờ nhạt dành cho nghi lễ cúng Khổng tử, trà cụ bằng sứ thô màu do dùng cho các nghi lễ xá tội vong nhân hay xuất khảu sang Nhật Bản gọi là “gohan chawan”.

Tráng men rất nhiều màu sắc tùy thuộc theo ánh sáng và thời tiết các mùa trong năm. Đất sét thường trắng nhất là men celadon rất được ưa chộng. Bí quyết tráng men có thể mô tả bắt chước nhiều vật liệu như tre, cây hồ đào bên bờ sông, da người, mắt hổ, quả đào, tuyết trắng … Kỹ thuật này tôn cao ký ức về mùa, thơ, phú hay những khoảnh khắc tĩnh lặng.

Kiểu dáng mẫu mã gốm thay đổi theo tiến trình của lịch sử. Những thiết kế cổ từ thế kỷ XVI đến ngày nay vẫn còn bảo tồn để xuất khẩu sang Nhật Bản. Hai anh em Yi Sukkwang và Yi Kyong đã truyền lại những mẫu mã truyền thống gia đình gọi là ” phong cách gốm Hagi ” nổi tiếng.

Trà cụ mùa hè gồm những bát kiểu “katade” có miệng rộng để nước trà nóng mau nguội. Mùa thu và đông kiểu bát “irabo” giữ được nhiệt của nước trà vì phải uống nóng. Chất lượng trà cụ Korea không căn cứ vào âm thanh gõ bát như Trung Hoa mà đánh giá theo mẫu mã đường nét, cảm xúc và màu sắc.

3.Cách thưởng thức trà

Hồi xa xưa, cách thưởng thức trà chủ yếu của Korea là một sự gắn kết giản dị và tự nhiên chất phác với ít nghi lễ, ít độc đoán, nhiều tự do hơn cho thư giãn và nhiều sáng tạo hơn trong cách thưởng thức nhiều loại trà, trà cụ và đàm thoại.

Điều này dẫn đến một kiến trúc đa dạng của trà thất, cổng và vườn trà, cách dùng và mẫu mã trà cụ, loại trà, sự lựa chọn bánh ngọt, bánh quy và đồ ăn nhẹ, biến động theo mùa và môi trường nghe nhìn của các trà thất Korea.

Dụng cụ đựng trà, thường lớn, bằng đất sét nặn rồi đưa lên bàn soay, tráng men trong lò đốt bằng củi. Xúc trà bằng một thìa gỗ cán dài. Loại trà uống chủ yếu là trà xanh, ít khi búp nhỏ và đồng đều.Trong nhà bà chủ, nước suối múc lên, đun bằng củi, đổ vào ấm pha trà rồi đem uống ngay. Bà chủ nhà rót nước trà vào những chén trà tráng bằng nước của một chiếc ấm đun sôi sủi lăn tăn, như một biểu hiện nhiều may mắn. Buổi tiệc trà thường dùng trong những ngày long trọng như sinh nhật, ngày giỗ, ngày tưởng niệm bạn cũ và một cách để khám phá thú vui ngồi Thiền của Seon.

Ngày nay một mốt mới của tiệc trà Korea là ngồi xung quanh một chiếc bàn thấp. Chủ nhà ngồi một bên đun ước nóng để rửa sạch trà cụ, từ đầu đến cuối bữa tiệc. Trà cụ nếu không dùng đến được xếp trên bàn suốt năm đậy bằng khăn vải. Bộ đồ trà gồm có nhiều ấm pha trà màu sắc phong phú và kiểu dáng đa dạng.

Khi nước nóng, khách và chủ bắt đầu trao đổi về thăm hỏi sức khoẻ gia đình của nhau. Khách mở đầu bằng đun nóng ấm nước để tráng ấm trà, chén tống, chén quân cho nóng, bỏ trà xanh vào ấm trà, rót nước nóng lên trà, để rửa bụi bậm rồi nhanh chóng đổ nước đi. Sau đó rót nước nóng vào chén tống chờ nguội bớt đến 140 – 150 0 F đối với hái lá tháng tư và 160 – 170 0 F đối với lá hái tháng sáu. Rồi đổ nước vừa độ nóng vào ấm pha trà chờ ngấm 20 giây dến hai ba phút; sau đó đổ vào chén tống cho nước trà đồng đều; rồi chắt vào chén để uống. Khách chờ chủ nhà nâng chén trước rồi mới nâng chén của mình sau. Bữa tiệc trà tạo ra một bàu không khí thư giãn để chào đón khách mới hay bàn chuyện làm ăn kéo dài hàng tiếng đồng hồ.

Loại trà dùng đầu tiên là trà Phổ Nhĩ nhập từ Trung Hoa, các loại danh trà nhập này rất được coi trọng. Sau này dùng trà trồng và chế biến tại Hàn Quốc, ướp bằng hoa cúc, lá quế … quanh năm. Uống trà gợi lên bốn tư tưởng của nhà sư Hàn Quốc, “Hoà – Kính – Thanh – Tịnh”.

4.Loại tiệc trà.

Hàn Quốc có ít nhất 15 loại tiệc trà nổi tiếng, trong đó có:

Tiệc trà Đời Joseon tổ chức hàng năm trong triều đình Tiệc trà đặc biệt Đời Joseon để đón khách nước ngoài, phái đoàn ngoại quốc hay đám cưới triều đình Tiệc trà của Hoàng Hậu đặc biệt cho buổi truyền hình nhiều tập Korea dành cho bạn bè, gia dình, tuỳ tùng gồm riêng phái nữ, nhưng thường có cả Hoàng tử. Viện Văn hoá trà Panyaro ở Korea chuyên trách phổ cập các nghi lễ tiệc trà hiện đại được thành lập bởi Danh nhân trà Hyodang, người đã dành suốt cả cuộc đời 60 năm để nghiên cứu những lời khuyến cáo của Danh nhân văn hoá Wonhyo dùng trà trong ngồi Thiền. Hyodang đã đóng góp nhiều công lao vào Văn hoá trà Korea bằng cuốn sách ” Văn hoá trà Korea “, phương pháp pha trà xanh Korea gọi là Panyaro, và Hiệp Hội chè Korea đầu tiên. Năm 1981 Viện Panyaro ra mắt công chúng và năm 1995 đã tổ chức khoá học đầu tiên về tổ chức bữa tiệc trà. Sau đó đã hoạt động mở lớp học hàng năm cho những người dân yêu thích uống trà.

3 Danh Gia Vọng Tộc Bề Thế Bậc Nhất Việt Nam: Gia Tộc Nguyễn Lân Toàn Giáo Sư

Gia tộc Lý Quí

Gia tộc Lý Quí nổi tiếng là tập đoàn ẩm thực gia đình không ai có thể vượt qua về số lượng cơ ngơi tại Việt Nam. Những nhà hàng, quán café nổi tiếng mà bất cứ người Sài Gòn lâu năm nào cũng biết như Ciao, Terrace, Ibox, Goody, Paris Deli, Fly Cupcake Garden, Maxim’s Nam An, An Viên… hay đại trung tâm nội thất Nhà Xinh đều là sở hữu hoặc đã từng của gia tộc Lý Quí.

Nhà thiết kế Lý Quí Khánh chính là “hoàng tử bé” của gia tộc giàu có này. Nhà của Lý Quí Khánh được biết là một biệt thự rất rộng đến mức muốn đi từ cổng vào nhà chính phải chạy xe đến vài cây số. Căn biệt thự không chỉ có 1 mà là vài bể bơi. NTK Lý Quí Khánh cũng thường xuyên di chuyển bằng máy bay hạng thương gia, ở khách sạn sang trọng bậc nhất và luôn dùng hàng hiệu đẳng cấp.

Lý Quí Khánh từng tiết lộ rằng, anh lớn lên trong 1 gia đình đáng tự hào và anh được thừa hưởng những tinh hoa của gia đình. Những ca sĩ nổi tiếng như Tuấn Ngọc, Quang Vinh… đều là những khách mời biểu diễn thường xuyên tại các buổi tiệc gia đình của nhà Lý Quí.

Hiếm có gia đình nào mà có đến 8 người con là Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ như gia đình cố Giáo sư – Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân. Người đi trước dìu dắt người đi sau, họ đã xây đắp nên hình mẫu của 1 đại gia đình hiếu học, tài hoa, chuẩn mực và giàu có. Dù theo đuổi các chuyên ngành khác nhau nhưng cả 8 người con – 7 trai, 1 gái của cố nhà giáo Nguyễn Lân đều chọn làm nghề cao quý đó là thầy giáo và thầy thuốc.

Cố Giáo sư Nguyễn Lân là giáo sư, nhà giáo nhân dân, nhà biên soạn từ điển, học giả nổi tiếng của Việt Nam. Ông cống hiến trọn đời cho nền giáo dục, được xem là người có công lớn trong việc xây dựng bộ môn và khoa tâm lí học, giáo dục học của hệ thống các trường Sư phạm ở Việt Nam.

Tập đoàn Vạn Thịnh Phát quyền lực dưới sự điều hành của bà Trương Mỹ Lan.

Gia sản của dòng tộc bà Trương Mỹ Lan được biết đến với hàng loạt bất khối động sản, địa ốc, nhà hàng, khách sạn nổi tiếng ở Việt Nam. Nói về cơ ngơi sự nghiệp của gia tộc này, giới doanh nhân đều phải nghiêng mình ngưỡng mộ.

Những tòa nhà, trung tâm thương mại nổi tiếng nhất Sài Gòn đều thuộc quyền sở hữu của gia tộc họ Trương.

Trương Huệ Vân và chồng là nhạc sĩ Thanh Bùi.

Họ đều là những gia tộc giàu có, nổi tiếng và thành công trên nhiều lĩnh vực, nhưng chính vì sự kín tiếng mà công chúng ít nắm bắt được gia tài đồ sộ mà họ đang nắm giữ. Chắc chắn sẽ có rất nhiều người phải ngạc nhiên khi biết những gia tộc bề thế nhất Việt Nam lại không phải những cái tên quá quen thuộc trong mắt công chúng.

Vẻ Đẹp Của Phong Tục Tặng Quà Ngày Tết

1063 – 16.03.2016

Ngày Tết với mỗi dân tộc mang một ý nghĩa rất đặc biệt, không chỉ bởi đó là lúc mỗi người ý thức về thời gian đi qua, bỏ lại sau lưng những điều chưa may mắn để khởi đầu cho một mùa mới, mà còn là thời điểm lý tưởng để duy trì vẻ đẹp của phong tục tập quán riêng của quốc gia mình. Một trong những phong tục đẹp đã được duy trì bao thế kỉ qua và không hề bị mai một đi, là phong tục tặng quà Tết.

Tặng quà cho nhau trong mỗi dịp Xuân về, Tết đến là một nét đẹp văn hóa truyền thống vốn có từ lâu đời của các dân tộc trên thế giới. Tùy theo phong tục, tập quán và bản sắc văn hóa riêng của từng nước, mỗi dân tộc, mỗi vùng dân cư có một tập tục tặng quà Tết của mình.

Thông thường với nước Mỹ và các nước Châu Âu thì thời điểm để tặng quà rôm rả nhất là vào dịp Giáng sinh và Lễ tạ ơn, kéo dài đến Tết (Tây). Quà tặng thường rất đa dạng từ các vật hữu dụng hiện đại như quần áo, trang sức cho đến các món quà thuần tinh thuần như hoa tươi, chocolate, thực phẩm chế biến…

Ở xa tận Châu Phi, nhân dân quần đảo Cơ-Rít đến thăm nhau trong ngày Tết thường mang đến một tảng đá to, đặt lên bàn tiệc mùa Xuân của gia chủ rồi nói những lời chúc tốt đẹp nhân dịp Xuân về. Cuối lời chúc bao giờ cũng có câu:”Mong sao năm mới sẽ có khối vàng nặng như tảng đá này đến nhà bạn “.

Ở miền nam nước Pháp còn đang lưu truyền một tục lệ đẹp. Sáng mồng một Tết, người phụ nữ đầu tiên trong làng ra bến lấy nước sẽ để lại ở đấy một chiếc bánh ngọt do mình tự tay làm. Người thứ hai đến sẽ lấy chiếc bánh đó đi và để lại chiếc bánh của mình. Cứ thế mà những ngày đầu xuân, các bà nội trợ trong làng đã trao đổi với nhau những chiếc bánh ngon lành, vừa để chúc mừng nhau năm mới, vừa để khoe tài nội trợ của mình.

Riêng với người Á đông nói chung và người Việt ta, ngày Tết cổ truyền mới chính là lúc để mọi người dành cho nhau sự quan tâm và thắt chặt tình cảm thông qua việc biếu tặng quà. Hơn thế nữa, tặng quà Tết không chỉ đơn thuần là quan hệ tình cảm mà còn biểu hiện như một phép ứng xử của đạo lý làm người. Các loại quà biếu tặng thường được cân nhắc rất kĩ càng, vì đó không chỉ là quà, mà còn chuyên chở nhiều thông điệp về sự an khang thịnh vượng trong năm mới.

Có thể thấy, khắp nơi từ Đông sang Tây, mỗi đất nước, mỗi dân tộc đều có tục lệ và cách tặng quà Tết độc đáo riêng của mình, nhưng tất cả đều gặp nhau ở một điểm: cầu chúc an lành và may mắn cho năm mới. Thông qua việc đem tặng nhau những món quà đầu năm, mọi người đồng thời cũng đã duy trì nét đẹp của một phong tục truyền thống không hề bị đời sống hiện đại làm mai một đi.

www.saxagifts.com (Sưu tầm)

Cập nhật thông tin chi tiết về Nói Về Phong Tục Trong Gia Tộc trên website Tzlt.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!