Xu Hướng 3/2023 # Những Câu Chuyện Kể Về Bác Hồ # Top 5 View | Tzlt.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Những Câu Chuyện Kể Về Bác Hồ # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết Những Câu Chuyện Kể Về Bác Hồ được cập nhật mới nhất trên website Tzlt.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. BÁC KHÔNG ĐẾN THĂM NHỮNG GIA ĐÌNH NHƯ GIA ĐÌNH CHÁU THÌ CÒN THĂM AI

Tết Nguyên Đán năm 1962, Bác dặn đồng chí Phan Văn Xoàn là người bảo vệ Bác từ năm 1955 đến 1969 tìm cho Bác thăm một gia đình thật sự còn nghèo túng ở Thủ đô, nhưng không được để cho địa phương và gia đình đó biết trước. Sau khi Bác đi thăm và chúc Tết một số gia đình công nhân, trí thức, các đồng chí bảo vệ đưa Bác đến thăm gia đình chị Tín là gia đình nghèo ở phố Hàng Chĩnh. Chị sống cảnh góa bụa, một mình nuôi bốn con nhỏ nên đời sống rất khó khăn. Đêm 30 Tết còn phải đi gánh nước thuê để lấy tiền đong gạo. Hôm ấy trời mưa phùn, giá lạnh, được Bác đến thăm bất ngờ, ngỡ như trong mơ, chị buông rơi đôi thùng gánh nước, ôm chầm lấy Bác, nước mắt tràn ra không nói nên lời. Bác cũng xúc động, rưng rưng khi biết năm mẹ con chị chỉ còn một lon gạo ăn Tết. Sau đó, Bác cho gọi các đồng chí có trách nhiệm của Thành phố Hà Nội đến phê bình và chỉ thị phải chăm lo cải thiện đời sống cho nhân dân; giải quyết ngay việc làm và trợ cấp khó khăn cho gia đình chị Tín. Sau chuyến thăm đó, Bác nói với chúng tôi: “Các chú thấy kiểm tra thực tế có cái lợi là làm cho mình thấy được sự thật”.

2. NHỮNG LẦN GẶP BÁC

Đầu năm 1962, tôi (Hoàng Thị An) được về dự Hội nghị tổng kết phong trào “Trai gái Đại Phong” toàn miền Bắc tại Hà Nội. Khi toàn hội trường đứng lên đón khách thì bất ngờ tôi nhận ra Bác. Thế là tôi lại được gặp Bác. Chưa phải đợi đến mười năm sau, ngày Bác hẹn về thăm lại quê tôi mà tôi đã được gặp Bác! Đến giờ nghỉ, Bác bảo: Các cô, các chú đoàn Thanh Hóa đến Bác gặp. Anh em chúng tôi sung sướng hết chỗ nói. Khi đoàn Thanh Hoá tới, Bác nhận ngay ra tôi, Bác hỏi: Hợp tác xã cháu bây giờ làm ăn có khá không? Tôi đáp:

– Thưa Bác! Khá ạ, Bác khen: Tốt!

Một niềm vui sướng bất ngờ đến nữa là, riêng đoàn Thanh Hoá được Bác mời vào nơi ở và làm việc của Người. Bác lấy kẹo chia cho mỗi chúng tôi, Bác hỏi thăm hoàn cảnh từng người. Nghe xong, Bác bảo tôi: Cháu phải cố gắng lao động tích cực để nuôi mẹ, nuôi em. Mẹ khoẻ sau này mà nhờ. Các em lớn lên, sau này nó nuôi lại.

Tự nhiên nước mắt tôi ứa ra. Lúc ấy, tôi thấy Bác như một người ông hiền lành, giàu tình thương đang nói với tôi, một đứa cháu bé bỏng. Rồi Bác dẫn chúng tôi ra vườn của Bác ngắm hoa. Chỉ vào những bông hoa tươi thắm trong vườn, Bác bảo với chúng tôi: Đây là hoa thật cả đấy các cháu ạ. Ở quê các cháu còn nhiều người thích dùng hoa giấy lắm. Các cháu cố gắng trồng lấy hoa thật mà dùng.

Không nói ra nhưng có lẽ tất cả chúng tôi đều hiểu được Bác muốn nói điều gì qua câu ấy. Tất cả chúng tôi đều thưa với Bác: Thưa Bác! Chúng cháu sẽ trồng hoa thật ạ Bác cười. Và cũng trong khoảnh khắc ấy, tôi kịp nhận ra, nước da Bác hồng hào hơn ngày về quê tôi.

3. NGƯỜI ĐỘI VIÊN DANH DỰ CỦA ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG LÊNIN LIÊN XÔ

Năm 1962, đồng chí Hồ Trúc (Bí thư – Trưởng ban Thiếu nhi Trung ương Đoàn) dẫn đầu đoàn cán bộ phụ trách Đội thiếu niên Tiền phong Việt Nam sang tham quan ở Liên Xô.

Một lần Đoàn rất xúc động được đến dự buổi lễ kết nạp đội viên danh dự của Đội Thiếu niên Tiền phong Lênin Liên Xô.

Bước vào buổi lễ, sau phần nghi thức trang nghiêm, một em trong Ban chỉ huy liên đội long trọng đọc quyết định của Đội kết nạp đồng chí Hồ Chí Minh làm đội viên danh dự của Đội Thiếu niên Tiền phong Lênin Liên Xô.

(Theo truyền thống, Đội Thiếu niên Tiền phong Lênin Liên Xô th­ường kết nạp những nhân vật tiêu biểu trên các lĩnh vực hoạt động làm đội viên danh dự của đội. Khi đồng chí Iuri Gagarin bay vào vũ trụ, Đội Thiếu niên Tiền phong Lênin Liên Xô đã kết nạp anh làm đội viên danh dự của Đội)

Bản quyết định kết nạp đội viên cùng với khăn quàng đỏ, huy hiệu Đội được đặt trong một hộp kính trao cho Đoàn đại biểu cán bộ phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam, nhờ chuyển đến Bác Hồ kính yêu. Đồng chí Hồ Trúc thay mặt Đoàn tiếp nhận và đã nhờ sứ quán ta ở Liên Xô chuyển ngay về nước báo cáo với Bác Hồ.

(Theo báo cáo của đồng chí Lã Xuân Doãn, Ủy viên Thường vụ thành Đoàn, Trưởng ban Thiếu nhi Hải Phòng – thành viên trong Đoàn đại biểu).

Ngày 12-8-1962, Bác Hồ đã gửi thư cho đội viên Thiếu niên Tiền phong Lênin Liên Xô theo đơn vị trên. Trong thư có đoạn viết:

“Bác cảm ơn những món quà quý báu: Lá cờ, khăn quàng và huy hiệu của các cháu.

Bác đã nhân danh các cháu chuyển cho một đội thiếu nhi khá nhất ở Hà Nội.

Bác rất vui lòng nhận làm “Đội viên danh dự” của Đội các cháu”.

4. BÁC VỚI MIỀN NAM

Có lẽ những tình cảm yêu thương sâu nặng nhất Bác dành trọn cho đồng bào miền Nam. Cây vú sữa, tấm bản đồ, đó là những nơi Bác thường đối diện, trầm tư. Thỉnh thoảng Bác chỉ vật này hay vật kia và hỏi tôi, Bác còn bảo tôi kể chuyện đánh du kích ở Bạc Liêu cho Bác nghe và dặn: “Chú ra đây hãy cố gắng học tập thêm. Mai mốt thống nhất miền Nam còn cần nhiều cán bộ”.

Vào các dịp lễ, Tết, điều đầu tiên Bác nghĩ tới là đi thăm các trường con em miền Nam. Bác bảo: “Các cháu xa nhà, xa quê. Mong người thân lắm. Để Bác đến thăm cho các cháu đỡ buồn”. Vậy là Bác đi, khi Vĩnh Phúc, lúc Hải Phòng…

5. QUÀ BÁC TẶNG MIỀN NAM

Năm 1962, đồng chí Nguyễn Văn Hiếu dẫn đầu đoàn đại biểu Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra thăm miền Bắc. Bác Hồ đã tổ chức đón tiếp ngay hôm đoàn đến Hà Nội, tại vườn hoa sau Phủ Chủ tịch – nơi Người thường đọc báo vào các buổi chiều. Thấy đoàn xe chở đoàn miền Nam vừa vào khỏi cổng cơ quan Phủ Chủ tịch, Bác liền rảo bước ra đón. Mọi người xuống xe, quây tròn chung quanh Bác, nhưng không có một tiếng, một lời nào. Các đồng chí trong đoàn quá xúc động không kìm giữ được đã bật khóc thành tiếng. Qua phút gặp gỡ ban đầu, Bác hỏi thăm tình hình sức khoẻ mọi người. Bác hỏi cặn kẽ về tình hình miền Nam. Bác đặc biệt quan tâm hỏi tỉ mỉ về đời sống, tinh thần chiến đấu của đồng bào và lực lượng vũ trang giải phóng. Đồng chí Nguyễn Văn Hiếu thay mặt Đoàn báo cáo Bác tất cả và đầy đủ để Bác nghe. Đồng chí cũng đã thưa lên Bác ước mơ, nguyện vọng của đồng bào, chiến sĩ miền Nam đang mong chờ ngày thắng lợi, nước nhà thống nhất để đón Bác vào thăm. Cuối cùng đồng chí Hiếu thay mặt đồng bào và chiến sĩ miền Nam dâng lên Bác gói quà với giọng nghẹn ngào: “Thưa Bác, đây là tấm lòng của đồng bào chiến sĩ miền Nam tặng Bác…!”, Bác cảm động ôm hôn đồng chí Hiếu. Quà của miền Nam tặng Bác là một bình cắm hoa bằng vỏ đạn pháo cỡ lớn của quân giải phóng và một cái gạt tàn thuốc lá bằng xác máy bay giặc Mỹ bị ta bắn rơi. Nhìn gói quà tặng, đồng chí Xuân Thủy quay về phía Bác nói: “Thưa Bác, Bác có quà tặng đồng bào chiến sĩ miền Nam không ạ?”. Nghe câu hỏi, tất cả mọi người nhìn đồng chí Xuân Thủy như có ý trách và nhìn Bác chờ đợi. Bác nhìn các đồng chí trong đoàn miền Nam một lượt, rồi chậm rãi nói: “Có, Bác có quà tặng đồng bào và chiến sĩ miền Nam đây!”. Nói xong, Bác dùng ngón tay trỏ chỉ vào trái tim của mình. Đồng chí Hiếu quá cảm động, ôm chầm lấy Bác, giọng nói đứt quãng trong tiếng nấc: “Thưa Bác… thưa Bác… thưa Bác…!”.

(BTG tổng hợp)

Câu Chuyện Về “Hai Biển Hồ” Ở Palextin

Người ta bảo ở bên Palextin có hai biển hồ… Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi mà người uống cũng bị bệnh. Không một ai muốn sống ở gần đó. Biển hồ thứ hai là Galilê. Đây là biển hồ thu hút khách du lịch nhiều nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng có thể sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây ở đây tốt tươi nhờ nguồn nước này…

Biển Chết ở Palextin

Nhưng điều kỳ lạ là cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ, nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó mà tràn qua các các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muôn thú và con người.

Một định lý trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: Một ánh lửa chia sẻ là một ánh lửa lan tỏa. Một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi. Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười . Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng.

Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chỉ biết giữ cho riêng mình . “Sự sống” trong họ rồi cũng chết dần chết mòn như nước trong lòng biển chết!

Tôi không biết mình có bi quan hay không, nhưng tôi cảm thấy điều “hai biển hồ” mang đến cho người đọc không chỉ là sự thư thái của một tâm hồn biết tha thứ, mà còn mang đến cho con người sự hoang mang tột độ vì có đôi lúc ta hân hoan chia sẻ và mong nhận được một điều gì đó từ bàn tay của mọi người, song cái nhận về là một điều không tưởng, một sự thất vọng não nề. Như vậy, cũng có khi cuộc đời không hẳn là bất hạnh khi con nguời chi biết sống cho mình…

(

12/03/2013 nguyen duong xuan thi )

Mình nghỉ rằng hai biễn hồ trên phản ảnh quy luật sống của con người giống như ” thiện và ác ” vậy.Kẻ ác sẽ bị mọi người xa lánh không ai hỏi han thăm viếng. Họ cố tình né tránh vì sợ sẽ mang đến cho họ những đều xấu cho bản thân họ.Còn người thiện sẽ được họ quý trọng vì đã mang lại cho họ những diều bổ ích trong cuộc sống. T hật hấp dẫn làm sao thiên nhiên đã làm cho con người có nhiều ý tưỡng phong phú đến như vậy. HUỲNH VĂN LIÊM

(

30/03/2013 liem

Đại Từ Tin Tức @ 00:25 05/04/2013 Số lượt xem: 1829

Những Câu Chuyện Quà Tặng Cuộc Sống Về Tình Bạn

Bữa sáng ấm lòng

Con hẻm đối diện một trường đại học, sáng nào cũng khá ồn ào. Trong hẻm người ta bán đồ ăn sáng, có đủ loại: cơm tấm, hủ tiếu, phở, xôi, bánh mì,… Tùy nghề nghiệp, sở thích, túi tiền mà mỗi người có sự lựa chọn khác nhau,…

Sáng nào tôi cũng thấy có hai sinh viên, chắc là bạn cùng phòng trọ, ra đầu hẻm mua bánh mì. Họ học trường đại học bên kia đường. Áo đồng phục, một tay xách cặp, tay kia cầm ổ bánh mì, họ cùng qua đường, khuất trong làn xe ngược xuôi tất bật.

“Bữa sáng là bữa của vua,…”. Tivi cũng tuyên truyền rằng mọi người nên ăn sáng để lấy sức lực cho một ngày làm việc, lao động, học tập vất vả. Tôi vốn quen dậy trễ, ăn sáng vội vàng, qua loa, cốt để xế trưa mắt không hoa, bụng không đói. Bữa sáng chỉ có thế, thành một thói quen, một nhu cầu hay đơn giản chỉ vì sợ không ăn sáng sẽ bị mẹ mắng.

Một sáng nọ tôi dậy sớm, thủng thẳng ra đầu hẻm mua bánh mì. Thành phố buổi sáng không khí còn thoáng mát, nắng chỉ mới khẽ chạm chân lên những tán lá, nhẹ nhàng như vỗ về ai.

Hai người, vẫn áo đồng phục, tay xách cặp, mỗi người cầm nửa ổ bánh, sánh vai nhau qua đường. Tôi bồi hồi trông theo. Nếu như lúc nãy cậu sinh viên kia không bẻ đôi ổ bánh mì cho bạn mà bỏ tiền mua thêm một ổ khác, có lẽ tôi đã không ngơ ngẩn đến vậy. Ánh mắt ấm áp, nụ cười gần gũi ấy đã gửi lại một điều gì đó khiến bữa sáng tưởng quen bỗng hóa lạ lùng, tôi như vừa khám phá một điều gì bấy lâu nay mình chưa từng nghĩ đến.

Cũng một bữa ăn sáng, có người chỉ no bụng, có kẻ lại ấm lòng.

Một việc tốt dù nhỏ nhưng cũng ý nghĩa lớn

Một ngày kia, Mark đang trên đường từ trường trở về nhà sau buổi học. Dọc đường cậu thấy một cậu bé cũng trạc tuổi như cậu đang đi phía trước làm rớt bọc đồ mang trên vai, trong đó rơi ra rất nhiều sách vở, còn có cả hai cái áo len, một đôi găng tay, một cây gậy chơi bóng chày và một máy thu băng.

Mark giúp cậu ta nhặt các thứ vung vãi trên đường. Và do cả hai cùng đi về một hướng nên Mark mang giúp cậu ta một ít đồ đạc. Vừa đi vừa nói chuyện, Mark được biết cậu ta tên Bill, rất mê các trò chơi điện tử, đang gặp phải rất nhiều rắc rối (học dở tệ) với các môn học ở trường, và vừa chia tay với bạn gái.

Theo con đường họ đến nhà Bill trước, Mark được cậu ta mời vào nhà uống nước và xem một số bộ phim truyền hình. Buổi trưa hôm đó trôi qua tương đối dễ chịu với những trận cười đùa nho nhỏ và những cuộc nói chuyện tâm tình.

Sau đó Mark trở về nhà. Từ đó cả hai tiếp tục gặp nhau, thỉnh thoảng ở trường hoặc cùng đi ăn trưa,… Rồi cả hai cùng đậu tốt nghiệp cấp II, cùng vào một trường cấp III và vẫn giữ mối quan hệ bạn bè trong suốt thời gian nhiều năm sau đó.

Khi những năm dài đằng đẵng ở trường trung học kết thúc, ba tuần lễ trước ngày tốt nghiệp, Bill bảo rằng cậu có chuyện cần nói với Mark. Bill nhắc lại cái ngày cách đây nhiều năm khi họ lần đầu tiên gặp nhau trên đường đi học về.

“Có bao giờ cậu tự hỏi vì sao tớ mang vác quá nhiều thứ về nhà vào ngày hôm đó không?”, Bill hỏi và rồi tự giải đáp: “Bữa đó tớ dọn dẹp sạch sẽ ngăn tủ cá nhân tại trường vì tớ không muốn để lại một đống hỗn độn cho người sử dụng sau tớ. Tớ đã đánh cắp một số thuốc ngủ của mẹ và hôm đó là lúc tớ đang trên đường về nhà để tự tử.

Nhưng sau khi gặp cậu, nói chuyện cười đùa với cậu, tớ đã nhận ra rằng nếu tớ tự giết chết mình, tớ sẽ mất cơ hội vui đùa như đã có với cậu và có thể sẽ còn mất rất nhiều cơ hội sau đó nữa. Cậu thấy đấy Mark, khi cậu giúp tớ nhặt những đồ vật rơi vãi trên đường ngày hôm đó, cậu thật ra đã giúp tớ còn nhiều hơn thế nữa. Cậu đã cứu sống cuộc đời tớ”.

Tình bạn

Trong một khu vườn nọ, có hai cây bưởi, một cây là bưởi ta, một cây là bưởi diễn. Bưởi diễn ra rất nhiều quả, bưởi ta thì rất ít quả, lại kém ngọt. Tuy nhiên ông chủ lại rất yêu quý hai cây bưởi này. Vào một ngày ông chủ phải đi xa một thời gian dài, một trận bão kéo đến khu vườn. Gió rất mạnh, mưa rất to, cây bưởi diễn không đủ sức chống chọi với bão, vì vậy, cây bưởi ta đã dùng thân mình để che chở cho cây bưởi diễn không bị bão quật gãy, nó hét lên trong bão:

– Chỉ gãy vài cái cành thôi mà, tôi không muốn nhìn cậu bỏ cuộc.

Như vậy, cả hai cây bưởi đã nương tựa vào nhau để cùng vượt qua cơn bão. Sau cơn bão, cả hai đều sống sót nhưng đều bị gãy cành, đặc biệt là cây bưởi ta. Cháu của ông chủ thấy vậy, liền định đem rìu ra chặt cây bưởi ta để lấy đất cho cây bưởi diễn phát triển. Cây bưởi diễn thấy vậy vô cùng lo lắng cho người bạn của mình, nó liền nghĩ tra một kế, nó rủ những con sâu trong khu vườn bò lên người hai cây bưởi để cậu chủ sợ không dám chặt cây.

Quả thật sau khi thấy sâu bám đầy hai cây bưởi, cậu chủ vứt rìu bỏ chạy, đợi ông về. Khi ông chủ về, cậu bé tò mò hỏi:

– Cây bưởi ta ra ít quả, lại không ngon, tại sao ông không chặt?

Ông của cậu trả lời:

– Bởi đó là cây bưởi mà một người đồng đội của ông mang từ trong nam ra tặng cho ông, đó là minh chứng cho tình bạn của ông sau bao năm xa cách vẫn luôn nhớ về nhau, nhớ về người bạn đã cùng nhau chia sẻ ngọt bùi, cùng nhau chiến đấu. Tuy quả bưởi ta không ngon, nhưng đối với ông nó luôn ngọt ngào như tình bạn vĩnh cửu của ông vậy.

Ánh sáng của tình bạn

Ở một ngôi nhà nhỏ có một cậu bé và một chú chó tên là Lizzi, cậu bé rất yêu quý chú chó của mình. Bỗng một ngày cậu phát hiện ra chú chó của mình có vấn đề nên đã quyết định đưa chú đi khám. Chú chó bị thoái hóa võng mạc nên bị mù vĩnh viễn. Từ đó, Lizzi trở nên buồn chán, tự ti, không thiết tha chuyện ăn uống hay đi dạo cùng cậu chủ. Một hôm cậu chủ dẫn một con chó khác về nhà, tên là Mart. Mart về đến nhà đã lân la hỏi chuyện làm quen với Lizzi. Nhưng chú chó mù phớt lờ mọi cố gắng của chú chó mới, nó hét lên:

– Tôi chỉ là một chú chó mù lòa vô tích sự, tôi không thể dạo chơi, không thể vui đùa. Đến cả cậu chủ cũng căm ghét tôi nên mới dẫn cậu về để thay thế tôi đấy. Cậu không cần phải tỏ vẻ quan tâm đến tôi đâu!

Mart nghe vậy vô cùng buồn bã:

– Tôi thật sự xin lỗi, tôi không biết là cậu bị mù. Nhưng điều đó đâu ảnh hưởng đến việc chúng ta làm bạn. Tôi sẽ làm bạn với cậu, tôi sẽ vui đùa cùng cậu, tôi sẽ là đôi mắt của cậu.

Từ đó, hai chú chó trở nên thân thiết, cùng nhau sống những năm tháng thật đẹp trong ngôi nhà của mình. Một hôm, cậu chủ dẫn Lizzi đem cho người bạn của mình, nghe tin, Mart buồn bã, bỏ ăn bỏ uống, cuối cùng đã lẻn ra ngoài để đi tìm người bạn của mình. Sau rất nhiều nỗ lực, Mart tìm thấy Lizzi, chú chó cũng không chịu ăn uống vì nhớ thương người bạn của mình. Cảm động trước tình bạn của hai chú chó, chủ của chúng đã quyết định không tách rời cả hai. Và thế là chú chó mù theo sự chỉ dẫn của Mart, trở về ngôi nhà của mình.

Người bạn

Người chủ tiệm treo tấm bảng “Bán chó con” lên cánh cửa. Những tấm biển kiểu như vậy luôn hấp dẫn các khách hàng nhỏ tuổi. Ngay sau đó, có một cậu bé xuất hiện.

– Chú bán mấy con chó này với giá bao nhiêu vậy? – cậu bé hỏi.

Ông chủ trả lời:

– Khoảng từ $30 cho tới $50.

Cậu bé móc trong túi ra một ít tiền lẻ. “Cháu có $2.37,” cậu nói, “cháu có thể coi chúng được không?”

Người chủ tiệm mỉm cười và huýt sáo. Từ trong cũi chạy ra chó mẹ Lady cùng với năm cái nắm lông be bé xinh xinh theo sau. Một con chó con cà nhắc chạy cuối cùng. Ngay lập tức, cậu bé chỉ vào con chó nhỏ bị liệt chân đó: “Con chó con này bị làm sao vậy?”

Người chủ giải thích rằng bác sĩ thú y đã coi và nói rằng con chó con bị tật ở phần hông. Nó sẽ bị đi khập khiễng mãi mãi. Nó sẽ bị què mãi mãi. Đứa bé rất xúc động: “Cháu muốn mua con chó con đó.”

Người chủ nói rằng:

– Chắc là cháu không muốn mua con chó đó đâu, còn nếu cháu muốn nó thì chú sẽ cho cháu luôn.

Cậu bé nổi giận. Cậu nhìn thẳng vào mắt của người chủ, và nói rằng:

– Cháu không muốn chú cho cháu con chó con đó. Nó xứng đáng như bất kỳ con nào khác và cháu sẽ trả cho chú đủ giá tiền cho nó. Thật ra, cháu sẽ đưa cho chú $2.37 bây giờ và 50 cent mỗi tháng cho đến khi cháu trả đủ số tiền.

Người chủ phản đối:

– Cháu đâu có muốn mua con chó đó. Nó sẽ chẳng bao giờ có thể chạy được và chơi với cháu như những con chó con khác.

Nghe vậy, cậu bé cúi xuống và kéo ống quần lên để lộ ra một chân bị teo quắt và phải có hệ thống thanh giằng chống đỡ. Cậu nhìn lên người chủ và nói rất khẽ:

– Vâng, cháu cũng không có chạy được, và con chó nhỏ đó cần một người bạn có thể hiểu được nó!

Thảo Nguyên

Những Câu Chuyện Quà Tặng Cuộc Sống Về Tình Bạn

Bữa sáng ấm lòng

Con hẻm đối diện một trường đại học, sáng nào cũng khá ồn ào. Trong hẻm người ta bán đồ ăn sáng, có đủ loại: cơm tấm, hủ tiếu, phở, xôi, bánh mì,… Tùy nghề nghiệp, sở thích, túi tiền mà mỗi người có sự lựa chọn khác nhau,…

Sáng nào tôi cũng thấy có hai sinh viên, chắc là bạn cùng phòng trọ, ra đầu hẻm mua bánh mì. Họ học trường đại học bên kia đường. Áo đồng phục, một tay xách cặp, tay kia cầm ổ bánh mì, họ cùng qua đường, khuất trong làn xe ngược xuôi tất bật.

“Bữa sáng là bữa của vua,…”. Tivi cũng tuyên truyền rằng mọi người nên ăn sáng để lấy sức lực cho một ngày làm việc, lao động, học tập vất vả. Tôi vốn quen dậy trễ, ăn sáng vội vàng, qua loa, cốt để xế trưa mắt không hoa, bụng không đói. Bữa sáng chỉ có thế, thành một thói quen, một nhu cầu hay đơn giản chỉ vì sợ không ăn sáng sẽ bị mẹ mắng.

Một sáng nọ tôi dậy sớm, thủng thẳng ra đầu hẻm mua bánh mì. Thành phố buổi sáng không khí còn thoáng mát, nắng chỉ mới khẽ chạm chân lên những tán lá, nhẹ nhàng như vỗ về ai.

Hai người, vẫn áo đồng phục, tay xách cặp, mỗi người cầm nửa ổ bánh, sánh vai nhau qua đường. Tôi bồi hồi trông theo. Nếu như lúc nãy cậu sinh viên kia không bẻ đôi ổ bánh mì cho bạn mà bỏ tiền mua thêm một ổ khác, có lẽ tôi đã không ngơ ngẩn đến vậy. Ánh mắt ấm áp, nụ cười gần gũi ấy đã gửi lại một điều gì đó khiến bữa sáng tưởng quen bỗng hóa lạ lùng, tôi như vừa khám phá một điều gì bấy lâu nay mình chưa từng nghĩ đến.

Cũng một bữa ăn sáng, có người chỉ no bụng, có kẻ lại ấm lòng.

Một việc tốt dù nhỏ nhưng cũng ý nghĩa lớn

Một ngày kia, Mark đang trên đường từ trường trở về nhà sau buổi học. Dọc đường cậu thấy một cậu bé cũng trạc tuổi như cậu đang đi phía trước làm rớt bọc đồ mang trên vai, trong đó rơi ra rất nhiều sách vở, còn có cả hai cái áo len, một đôi găng tay, một cây gậy chơi bóng chày và một máy thu băng.

Mark giúp cậu ta nhặt các thứ vung vãi trên đường. Và do cả hai cùng đi về một hướng nên Mark mang giúp cậu ta một ít đồ đạc. Vừa đi vừa nói chuyện, Mark được biết cậu ta tên Bill, rất mê các trò chơi điện tử, đang gặp phải rất nhiều rắc rối (học dở tệ) với các môn học ở trường, và vừa chia tay với bạn gái.

Theo con đường họ đến nhà Bill trước, Mark được cậu ta mời vào nhà uống nước và xem một số bộ phim truyền hình. Buổi trưa hôm đó trôi qua tương đối dễ chịu với những trận cười đùa nho nhỏ và những cuộc nói chuyện tâm tình.

Sau đó Mark trở về nhà. Từ đó cả hai tiếp tục gặp nhau, thỉnh thoảng ở trường hoặc cùng đi ăn trưa,… Rồi cả hai cùng đậu tốt nghiệp cấp II, cùng vào một trường cấp III và vẫn giữ mối quan hệ bạn bè trong suốt thời gian nhiều năm sau đó.

Khi những năm dài đằng đẵng ở trường trung học kết thúc, ba tuần lễ trước ngày tốt nghiệp, Bill bảo rằng cậu có chuyện cần nói với Mark. Bill nhắc lại cái ngày cách đây nhiều năm khi họ lần đầu tiên gặp nhau trên đường đi học về.

“Có bao giờ cậu tự hỏi vì sao tớ mang vác quá nhiều thứ về nhà vào ngày hôm đó không?”, Bill hỏi và rồi tự giải đáp: “Bữa đó tớ dọn dẹp sạch sẽ ngăn tủ cá nhân tại trường vì tớ không muốn để lại một đống hỗn độn cho người sử dụng sau tớ. Tớ đã đánh cắp một số thuốc ngủ của mẹ và hôm đó là lúc tớ đang trên đường về nhà để tự tử.

Nhưng sau khi gặp cậu, nói chuyện cười đùa với cậu, tớ đã nhận ra rằng nếu tớ tự giết chết mình, tớ sẽ mất cơ hội vui đùa như đã có với cậu và có thể sẽ còn mất rất nhiều cơ hội sau đó nữa. Cậu thấy đấy Mark, khi cậu giúp tớ nhặt những đồ vật rơi vãi trên đường ngày hôm đó, cậu thật ra đã giúp tớ còn nhiều hơn thế nữa. Cậu đã cứu sống cuộc đời tớ”.

Tình bạn

Trong một khu vườn nọ, có hai cây bưởi, một cây là bưởi ta, một cây là bưởi diễn. Bưởi diễn ra rất nhiều quả, bưởi ta thì rất ít quả, lại kém ngọt. Tuy nhiên ông chủ lại rất yêu quý hai cây bưởi này. Vào một ngày ông chủ phải đi xa một thời gian dài, một trận bão kéo đến khu vườn. Gió rất mạnh, mưa rất to, cây bưởi diễn không đủ sức chống chọi với bão, vì vậy, cây bưởi ta đã dùng thân mình để che chở cho cây bưởi diễn không bị bão quật gãy, nó hét lên trong bão:

– Chỉ gãy vài cái cành thôi mà, tôi không muốn nhìn cậu bỏ cuộc.

Như vậy, cả hai cây bưởi đã nương tựa vào nhau để cùng vượt qua cơn bão. Sau cơn bão, cả hai đều sống sót nhưng đều bị gãy cành, đặc biệt là cây bưởi ta. Cháu của ông chủ thấy vậy, liền định đem rìu ra chặt cây bưởi ta để lấy đất cho cây bưởi diễn phát triển. Cây bưởi diễn thấy vậy vô cùng lo lắng cho người bạn của mình, nó liền nghĩ tra một kế, nó rủ những con sâu trong khu vườn bò lên người hai cây bưởi để cậu chủ sợ không dám chặt cây.

Quả thật sau khi thấy sâu bám đầy hai cây bưởi, cậu chủ vứt rìu bỏ chạy, đợi ông về. Khi ông chủ về, cậu bé tò mò hỏi:

– Cây bưởi ta ra ít quả, lại không ngon, tại sao ông không chặt?

Ông của cậu trả lời:

– Bởi đó là cây bưởi mà một người đồng đội của ông mang từ trong nam ra tặng cho ông, đó là minh chứng cho tình bạn của ông sau bao năm xa cách vẫn luôn nhớ về nhau, nhớ về người bạn đã cùng nhau chia sẻ ngọt bùi, cùng nhau chiến đấu. Tuy quả bưởi ta không ngon, nhưng đối với ông nó luôn ngọt ngào như tình bạn vĩnh cửu của ông vậy.

Ánh sáng của tình bạn

Ở một ngôi nhà nhỏ có một cậu bé và một chú chó tên là Lizzi, cậu bé rất yêu quý chú chó của mình. Bỗng một ngày cậu phát hiện ra chú chó của mình có vấn đề nên đã quyết định đưa chú đi khám. Chú chó bị thoái hóa võng mạc nên bị mù vĩnh viễn. Từ đó, Lizzi trở nên buồn chán, tự ti, không thiết tha chuyện ăn uống hay đi dạo cùng cậu chủ. Một hôm cậu chủ dẫn một con chó khác về nhà, tên là Mart. Mart về đến nhà đã lân la hỏi chuyện làm quen với Lizzi. Nhưng chú chó mù phớt lờ mọi cố gắng của chú chó mới, nó hét lên:

– Tôi chỉ là một chú chó mù lòa vô tích sự, tôi không thể dạo chơi, không thể vui đùa. Đến cả cậu chủ cũng căm ghét tôi nên mới dẫn cậu về để thay thế tôi đấy. Cậu không cần phải tỏ vẻ quan tâm đến tôi đâu!

Mart nghe vậy vô cùng buồn bã:

– Tôi thật sự xin lỗi, tôi không biết là cậu bị mù. Nhưng điều đó đâu ảnh hưởng đến việc chúng ta làm bạn. Tôi sẽ làm bạn với cậu, tôi sẽ vui đùa cùng cậu, tôi sẽ là đôi mắt của cậu.

Từ đó, hai chú chó trở nên thân thiết, cùng nhau sống những năm tháng thật đẹp trong ngôi nhà của mình. Một hôm, cậu chủ dẫn Lizzi đem cho người bạn của mình, nghe tin, Mart buồn bã, bỏ ăn bỏ uống, cuối cùng đã lẻn ra ngoài để đi tìm người bạn của mình. Sau rất nhiều nỗ lực, Mart tìm thấy Lizzi, chú chó cũng không chịu ăn uống vì nhớ thương người bạn của mình. Cảm động trước tình bạn của hai chú chó, chủ của chúng đã quyết định không tách rời cả hai. Và thế là chú chó mù theo sự chỉ dẫn của Mart, trở về ngôi nhà của mình.

Người bạn

Người chủ tiệm treo tấm bảng “Bán chó con” lên cánh cửa. Những tấm biển kiểu như vậy luôn hấp dẫn các khách hàng nhỏ tuổi. Ngay sau đó, có một cậu bé xuất hiện.

– Chú bán mấy con chó này với giá bao nhiêu vậy? – cậu bé hỏi.

Ông chủ trả lời:

– Khoảng từ $30 cho tới $50.

Cậu bé móc trong túi ra một ít tiền lẻ. “Cháu có $2.37,” cậu nói, “cháu có thể coi chúng được không?”

Người chủ tiệm mỉm cười và huýt sáo. Từ trong cũi chạy ra chó mẹ Lady cùng với năm cái nắm lông be bé xinh xinh theo sau. Một con chó con cà nhắc chạy cuối cùng. Ngay lập tức, cậu bé chỉ vào con chó nhỏ bị liệt chân đó: “Con chó con này bị làm sao vậy?”

Người chủ giải thích rằng bác sĩ thú y đã coi và nói rằng con chó con bị tật ở phần hông. Nó sẽ bị đi khập khiễng mãi mãi. Nó sẽ bị què mãi mãi. Đứa bé rất xúc động: “Cháu muốn mua con chó con đó.”

Người chủ nói rằng:

– Chắc là cháu không muốn mua con chó đó đâu, còn nếu cháu muốn nó thì chú sẽ cho cháu luôn.

Cậu bé nổi giận. Cậu nhìn thẳng vào mắt của người chủ, và nói rằng:

– Cháu không muốn chú cho cháu con chó con đó. Nó xứng đáng như bất kỳ con nào khác và cháu sẽ trả cho chú đủ giá tiền cho nó. Thật ra, cháu sẽ đưa cho chú $2.37 bây giờ và 50 cent mỗi tháng cho đến khi cháu trả đủ số tiền.

Người chủ phản đối:

– Cháu đâu có muốn mua con chó đó. Nó sẽ chẳng bao giờ có thể chạy được và chơi với cháu như những con chó con khác.

Nghe vậy, cậu bé cúi xuống và kéo ống quần lên để lộ ra một chân bị teo quắt và phải có hệ thống thanh giằng chống đỡ. Cậu nhìn lên người chủ và nói rất khẽ:

– Vâng, cháu cũng không có chạy được, và con chó nhỏ đó cần một người bạn có thể hiểu được nó!

Thảo Nguyên

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Câu Chuyện Kể Về Bác Hồ trên website Tzlt.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!