Bạn đang xem bài viết Mô Hình Marketing 7C Là Gì, Vai Trò Của Mô Hình Marketing 7C được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Tzlt.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Mô hình marketing 7c là mô hình được nhắc đến rất nhiều trong quá trình xây dựng website thương mại điện tử. Tuy vậy không phải ai cũng hiểu hiểu một cách tường tận về mô hình này. Vậy mô hình Marketing 7c là gì
Mô hình marketing 7c hay mô hình 7c trong marekting là khái niệm để chỉ 7 thành tố cơ bản hình thành nên website thương mại diện tử. Mô hình 7c tập trung vào các yếu tố tăng khả năng tương tác, kết nối giữa người dùng và hệ thống một cách đầy đủ, mà chưa bao gồm phần mềm xử lý và ứng dụng quản trị của hệ thống. Trong quá trình xây dựng các website thương mại điện tử; hoặc có chức năng như một web thương mại điện tử, bạn cần bám sát vào mô hình này để tạo được hiệu quả tối đa.
Các yếu tố trong mô hình marketing 7c là gìTrong mô hình marketing 7c Content hay còn gọi là nội dung, nó luôn giữ vị trí số 1, “không content không gì cả”. Content bao gồm tất cả các yếu tố: Văn bản, đồ họa, âm thanh, nhạc hoặc video. Khi tương tác với website của bạn tất cả những gì khách hàng nhận đầu tiên được là content. Content cũng giúp bạn được đánh giá cao trong thứ hạng tìm kiếm của google.
Content với web thương mại điện tử hay bất kì dạng website nào khác phải được trình bày thân thiện; nhất quán, dễ đọc, thu hút và hữu ích. Trong quá trình phát triển nội dung bạn cần chú ý đến cân bằng giữ 3 bên gồm: Công cụ tìm kiếm, khách hàng, và chủ doanh nghiệp.
Thân thiện: Thân thiện là việc dễ tương tác, tìm kiếm truy xuất,… nó bao gồm 2 phần gồm: Thân thiện với công cụ tìm kiếm, và thân thiện với người dùng.
Dễ đọc: Font chữ, cỡ chữ, giãn dòng, màu sắc, bố cục… sẽ giúp người dùng dễ đọc và tra cứu nội dung hơn
Thu hút: Để có thời gian trên trang cao hơn, bạn cần có các nội dung thu hút. việc này sẽ giữ chân người dùng. Đồng thời nội dung thu hút giúp cải thiện khả năng chuyển đổi của khách hàng
Hữu ích: Nội dung thu hút, nhưng phải hữu ích, tuỳ mục đích của các trang web mà chúng ta có khái niệm hữu ích khác nhau.
Commerce Là khái niệm để chỉ các chức năng hỗ trợ bán hành trên website thương mại điện tử. Mục đích chính của các website thương mại điện tử là cung cấp chức năng mua hàng online. Vì vậy một trang web thương mại điện tử bắt buộc phải có Commerce. Các chức năng chính của Commerce bao gồm: Giỏ mua hàng, thanh toán, theo dõi đơn hàng, tài khoản, đơn đặt hàng, so sánh giá…
Trong phần này yếu tố bảo mật là vô cùng quan trọng. Việc đăng nhập thông tin người dùng cần được bảo một một cách tuyệt đối. Với các trang thương mại điện tử cho phép thanh toán bằng các loại thẻ, ứng dụng thanh toán điều này càng được quan tâm kỹ lưỡng hơn.
Connection là kết nối, hay còn gọi là các phương tiện hỗ trợ kết nối trong đó có: Đường dẫn (link), buttom (biểu tượng liên kết), hình ảnh; nút chia sẻ, like… Trong quá trình phát triển một webstie thương mại điện tử yếu tố đảm bảo các phương thức kết nối là vô cùng quan trọng. Làm thế nào để từng nội dung, sản phẩm… đều được định hướng một cách rõ ràng. Việc sử dụng liên kết nào, trỏ đến đâu, và ở vị trí nào là vô cùng quan trọng. Bởi lẽ việc đặt các kết nối không chỉ giúp tăng traffic mà còn giúp tăng khả năng chuyển đổi
Communication trong Mô hình marketing 7C hay còn gọi là các phương thức tương tác hai chiều. Phần này bao gồm nhiều hình thức khác nhau như: Chat trực tiếp, call video, liên lạt qua ứng dụng, gửi mail…. Cho phép tương tác giữa người dùng và hệ thống, … hoặc giải quyết vấn đề. Làm thế nào công ty nói chuyện với khách hàng. Điều này có thể được thực hiện thông qua đăng ký đặc biệt, bản tin email, các cuộc thi, khảo sát, trò chuyện trực tiếp với đại diện công ty và thông tin liên lạc của công ty.
Trong Mô hình marketing 7C Community đóng một vai trò qua trọng. Khái niệm này ám chỉ việc website cho phép các hoạt động tương tác giữa khách hàng với khác hàng, và khách hàng với nhà bán hàng. Việc cho phép xây dựng các cộng đồng giúp kết nối và lan toả một cách mạnh mẽ hình ảnh thương hiệu. Việc kết nối cộng đồng không chỉ ở trong mà cả ngoài website thương mại của bạn.
Bạn cần chú ý tạo ra môi trường, hệ sinh thái về cộng đồng cho khách hàng của bạn. Hãy để một nơi mà khách hàng có thể đưa ra ý kiến và được kiểm duyệt. Tất nhiên các yếu tố khách quan, đa chiều là cần thiết, bạn chỉ nên kiểm duyệt những hành vi vi pháp pháp luật mà thôi.
Là các mà các công ty thương mại lớn đang thực hiện. Họ cho phép người dùng, khách hàng danh nghiệp tuỳ biến gian hàng theo ý mình. Các công ty có thể cho phép khách hàng cá nhân hóa (tùy chỉnh) các khía cạnh của một trang web. Hoặc nó có thể được tùy chỉnh cho những người dùng khác nhau. Chẳng hạn như màu sắc và đồ họa khác nhau cho những người nói các ngôn ngữ khác nhau.
Các doanh nghiệp cần phải thay đổi suy nghĩ của họ hoàn toàn về mô hình marketing 7C này. Có bảy yếu tố trong thiết kế 7C khi tạo trang web cho thương mại và . Mua sắm trực tuyến vì nhiều lý do, quan trọng nhất là sự tiện lợi, chi phí, sự lựa chọn và sức hấp dẫn của việc kiểm soát mua hàng của họ. Khách hàng có thể dễ dàng mua sắm xung quanh từ bất cứ nơi nào họ có kết nối Internet
Mô Hình Ask Là Gì: Mô Hình Đánh Giá Năng Lực Nhân Sự Chuẩn Quốc Tế
– Trong kỷ nguyên HR 4.0, đánh giá năng lực không thể đơn thuần là những quyết định mang tính chủ quan và một chiều từ phía nhà lãnh đạo nữa. Tất cả các quy trình sắp xếp, theo dõi và chấm điểm cho năng lực cá nhân đều phải theo sát bộ khung với các tiêu chí rõ ràng. Đã đến lúc doanh nghiệp xây dựng cho riêng mình một mô hình đánh giá chuẩn quốc tế, áp dụng đồng thời được với cả hai đối tượng nhân sự – ứng viên tuyển dụng và nhân viên trong doanh nghiệp.
Mô hình ASK là gì?ASK (viết tắt của Attitude – Skill – Knowledge) là mô hình tiêu chuẩn nghề nghiệp được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Từ những ý tưởng nền tảng của Benjamin Bloom (1956), hiện nay ASK này đã được chuẩn hoá thành một mô hình đánh giá năng lực nhân sự đầy đủ, gồm 3 nhóm chính:
Knowledge (Kiến thức): Thuộc về năng lực tư duy, là hiểu biết mà cá nhân có được sau khi trải qua quá trình giáo dục – đào tạo, đọc hiểu, phân tích và ứng dụng. Ví dụ: kiến thức chuyên môn, trình độ ngoại ngữ,…
Attitude (Phẩm chất / Thái độ): Thuộc về phạm vi cảm xúc, tình cảm, là cách cá nhân tiếp nhận và phản ứng lại với thực tế, đồng thời thể hiện thái độ và động cơ với công việc. Ví dụ: trung thực, tinh thần khởi nghiệp – dấn thân,…
Ví dụ: Mô hình ASK đơn giản dành cho vị trí copywriter là:
Knowledge – Trình độ ngôn ngữ
Knowledge – Trình độ ngoại ngữ (Tiếng Anh)
Skill – Kỹ năng tư duy chiến lược
Skill – Kỹ năng làm việc nhóm
Attitude – Năng lực sáng tạo và đổi mới
Tầm quan trọng của mô hình ASK trong doanh nghiệpKhi chưa được tiếp cận với mô hình đánh giá năng lực, doanh nghiệp thường lơ là và chủ quan với việc đánh giá thực lực làm việc của ứng viên, nhân viên; kéo theo đó là không có một quy trình onboarding và đào tạo nội bộ chuẩn hoá. Nhưng giờ đây, với sự định hướng và các tiêu chí rõ ràng mà mô hình ASK mang lại, doanh nghiệp có thể dễ dàng triển khai hàng loạt quy trình trong quản trị nhân sự. Cụ thể:
1. Mô hình ASK giúp sàng lọc ứng viên trong tuyển dụngTrong mô hình ASK, sẽ có một hoặc một số kiến thức / kỹ năng / thái độ được coi là bắt buộc đối với vị trí tuyển dụng. Ví dụ: Nhân viên CSKH luôn đi kèm với test năng lực giải trình, hay số điểm IELTs dành cho chuyên viên biên phiên dịch luôn phải từ 6.5 trở lên thì mới đáp ứng được yêu cầu công việc,…
Doanh nghiệp sẽ rút gọn được thời gian và quy trình phỏng vấn ứng viên ở các vòng sau, đồng thời không bị bỏ lỡ các ứng viên trông hồ sơ có vẻ đơn giản nhưng thực chất lại đáp ứng được yêu cầu công việc.
Mô hình ASK đặc biệt hữu ích trong Talent Acquisition – cách thức “săn đầu người” kiểu mới. Với tiêu chí “săn” ít mà chất lượng, bộ phận HR cần dựa vào kênh tham chiếu này để xác định đâu là ứng viên tiềm năng nên tiếp cận. Bạn có thể phân chia các ứng viên này vào các talent pool tương ứng với từng kiến thức / kỹ năng / thái độ trong bộ từ điển năng lực và dễ dàng xuất dữ liệu bất cứ khi nào cần.
2. Mô hình ASK giúp đánh giá ứng viên khi phỏng vấnĐã là lỗi thời khi bộ phận tuyển dụng – nhân sự đánh giá ứng viên dựa vào ấn tượng ban đầu, một trải nghiệm đặc biệt hoặc một số câu hỏi chủ quan.
Nếu đã có một mô hình ASK để lọc CV rồi, hãy tận dụng luôn nó làm tiêu chí đánh giá trong vòng phỏng vấn. Tất cả ứng viên đều công bằng, nên việc đặt họ lên chung một bàn cân sẽ cho bạn kết quả đánh giá minh bạch và khách quan nhất.
Ở quy trình này, hãy chú ý làm rõ hơn về biểu hiện hành vi và mức độ đạt điểm của từng kiến thức / kỹ năng / thái độ trong khung năng lực từng vị trí. Thông thường, mỗi năng lực sẽ bao gồm 5 mức biểu hiện hành vi từ 1-5 tương ứng với các mức độ thông thạo về năng lực: Cơ bản, Trung bình khá, Khá, Tốt và Rất tốt.
Bộ phận Tuyển dụng – nhân sự càng định nghĩa chi tiết về từng mức độ này thì ứng viên càng được đánh giá sát với thực tế. Số điểm được chấm cho ứng viên thường được xếp từ 1 đến 5, có thể bao gồm các điểm lẻ.
Quy trình đánh giá này giúp chuẩn hoá việc tuyển dụng của doanh nghiệp theo chuẩn quốc tế, càng hữu ích hơn nữa với doanh nghiệp đang trên đà tăng trưởng nóng hoặc muốn tiếp cận các ứng viên ngoại quốc – những người có cách thể hiện năng lực bản thân khác với người Việt.
3. Mô hình ASK giúp đánh giá nhân viên trong doanh nghiệpMuốn phát triển một doanh nghiệp chuyên nghiệp – hiện đại – bền vững, bộ phận tuyển dụng – nhân sự không thể bỏ qua việc đánh giá nhân viên định kỳ. Bạn hoàn toàn có thể tái sử dụng mô hình ASK đã dùng trong buổi phỏng vấn, chấm điểm lại cho nhân viên và xem xét cách họ đã thay đổi để đáp ứng tốt hơn yêu cầu công việc.
Theo đó, bạn sẽ dễ dàng nhìn nhận được sai lầm trong quyết định tuyển dụng một ứng viên tiềm năng nhưng thiếu kinh nghiệm, hay sự đúng đắn khi dự định chuyển công tác cho một nhân viên,… Đây là một phương pháp đánh giá khá hiệu quả – thay vì so sánh với mặt bằng chung, hãy so sánh nhân viên với chính họ trong quá khứ để thấy được sự tiến bộ / thụt lùi.
Một số doanh nghiệp còn dùng mô hình ASK này làm “xương sống” cho thang bậc lương của nhân viên. Nghĩa là, nhân viên càng đạt điểm cao khi đánh giá bằng khung năng lực thì càng có mức lương cao và lộ trình thăng tiến tốt hơn.
4. Mô hình ASK giúp xây dựng lộ trình onboarding và đào tạo nội bộBộ phận tuyển dụng – nhân sự cần dựa vào đâu để vẽ được một lộ trình onboarding hiệu quả cho nhân viên mới? Đó không thể chỉ là những buổi nghe giảng tập thể hay những bài kiểm tra áp dụng cho tất cả vị trí trong doanh nghiệp. Một sự chọn lọc có chủ đích là điều cần thiết.
Hãy nhớ lại về mô hình ASK của bạn – chính là những năng lực tiêu biểu mà bộ phận tuyển dụng – nhân sự mong chờ ở nhân sự trong doanh nghiệp. Để bất kỳ nhân viên mới nào cũng nắm được yêu cầu công việc, sẽ rất phù hợp khi bạn dùng luôn những kiến thức / kỹ năng / thái độ đó làm nội dung giáo án để onboarding nhân viên mới.
Mô hình ASK giúp xây dựng lộ trình onboarding và đào tạo nội bộ trong doanh nghiệp
Mở rộng hơn nữa, quy trình đào tạo nội bộ trong doanh nghiệp cũng cần một mục đích cụ thể – giúp mỗi cá nhân tiến gần hơn tới chân dung nhân viên lý tưởng được vẽ lên từ mô hình ASK.
Đề xuất hữu ích cho doanh nghiệp khi áp dụng mô hình ASK 1. Cá nhân hoá bộ từ điển năng lực cho riêng doanh nghiệpBạn không nhất thiết phải xây dựng cho doanh nghiệp một bộ từ điển năng lực hoàn hảo. Hãy bắt đầu từ những năng lực cơ bản mà sát thực nhất với thực tế doanh nghiệp, rồi bổ sung và hoàn thiện dần.
Đừng quá chú trọng đến một nhóm năng lực mà bỏ quên 2 nhóm còn lại. Hãy chú ý cân bằng giữa các tiêu chí Kiến thức, Kỹ năng và Thái độ trong quy chuẩn cho nhân sự doanh nghiệp.
Bạn có thể tham khảo các mẫu từ điển năng lực trên internet. Nhưng hãy nhớ chọn lọc và cá nhân hoá chúng thành một bộ từ điển của riêng doanh nghiệp bạn.
2. Ứng dụng công nghệ tích hợp mô hình ASK trong phỏng vấn ứng viênNhư đã nói ở trên, bộ phận tuyển dụng – nhân sự dễ dàng xây dựng khung năng lực cho từng vị trí tuyển dụng dựa trên mô hình ASK và dùng chúng làm khung tham chiếu khi đánh giá ứng viên tuyển dụng. Vậy có công cụ chuyên nghiệp nào để tích hợp tự động khung tham chiếu đó vào tất cả ứng viên của cùng một vị trí hay không?
Câu trả lời là CÓ.
Trên thế giới hiện đã phát triển hệ thống quản trị tuyển dụng ATS với các tính năng rất chuyên nghiệp. Công nghệ này có thể tự động quản lý dữ liệu ứng viên – lưu trữ, theo dõi và luân chuyển dữ liệu đến các bước tiếp theo của quá trình tuyển dụng (tự động thu thập CV từ các nguồn tin tuyển dụng, có các talent pool để phân loại ứng viên, sắp xếp quy trình tuyển dụng khoa học, quản lý các bước phỏng vấn, tự động cập nhật báo cáo kết quả,…)
Hãy xem trên hệ thống Base E-hiring – phần mềm hỗ trợ tuyển dụng sử dụng công nghệ ATS hàng đầu Việt Nam đã có sẵn những gì phục vụ quá trình phỏng vấn và đánh giá ứng viên:
Với mỗi vị trí tuyển dụng, Base E-hiring cho phép bộ phận tuyển dụng – nhân sự nhập vào các yêu cầu năng lực cần thiết (thuộc mô hình ASK) và cài đặt trọng số cho từng năng lực. Các năng lực này được tự động thiết kế dưới dạng sơ đồ mạng nhện, với tâm là số điểm 0 và mỗi đỉnh mạng là vị trí 5 điểm tương ứng với một kiến thức / kỹ năng / thái độ cần thiết. Số điểm ban phỏng vấn chấm cho từng năng lực được hệ thống ghi nhận lại và kết nối thành một hình đa giác. Năng lực của ứng viên càng được đánh giá cao thì đỉnh của hình đa giác càng gần đỉnh mạng.
Giao diện sơ đồ mạng nhện đánh giá năng lực ứng viên trên Base E-hiring
Điểm đánh giá ứng viên được hệ thống tự động tính toán như sau:
– Điểm được chấm bởi từng thành viên trong ban phỏng vấn: Tính trung bình theo trọng số của từng năng lực trong sơ đồ mạng nhện
– Điểm đánh giá cuối cùng của ứng viên: Tính trung bình cộng điểm của tất cả thành viên trong ban phỏng vấn
Trải qua quá trình đánh giá chặt chẽ như vậy, con số cuối cùng chắc chắn phản ánh chính xác nhất năng lực của ứng viên.
Bạn có thể xây dựng bộ câu hỏi cho vòng phỏng vấn cuối cùng bằng cách chọn lọc từ bộ từ điển năng lực chung của doanh nghiệp, hoặc để các thành viên trong ban phỏng vấn tự bổ sung thêm cho sát với thực tế ứng viên. Hệ thống sẽ lưu trữ bộ câu hỏi này cho tất cả ứng viên phỏng vấn vào vị trí đó và tự động hiển thị dưới màn hình video call. Giao diện của Base E-hiring cũng được thiết kế để người phỏng vấn có đủ không gian ghi chú, nhận xét việc trả lời của ứng viên.
Đây là một trong các ưu điểm của Base E-hiring mà tuyển dụng truyền thống chưa thể tiếp cận tới. Nhờ công nghệ tự động và chuẩn hoá, quy trình phỏng vấn và đánh giá ứng viên luôn sẵn sàng kể cả khi doanh nghiệp đang tăng trưởng nóng và tuyển dụng ồ ạt. Chất lượng của ứng viên tuyển dụng, hay nói theo đúng cách mà phần mềm Base E-hiring đang định hướng cho doanh nghiệp là chất lượng nhân tài trong Talent Acquisition, được đảm bảo ở mức tốt nhất.
Video giới thiệu tổng quan Giải pháp quản trị tuyển dụng toàn diện Base E-hiring
Kết luậnMột bộ từ điển năng lực được xây dựng trên mô hình ASK sẽ là công cụ hỗ trợ lâu dài trong quản trị nhân sự doanh nghiệp, bởi lẽ nó đồng hành cùng bộ phận tuyển dụng – nhân sự trong suốt quá trình tuyển dụng từ sàng lọc CV ứng viên cho đến khi nhân viên nghỉ việc. Cộng thêm sự hỗ trợ đắc lực từ công nghệ như phần mềm Base E-hiring, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng cải thiện và giữ vững được chất lượng nhân sự trong chiến lược lâu dài. Các doanh nghiệp hiện đại cần nhanh chóng hội nhập với mô hình đánh giá chuẩn quốc tế này để tránh bị lỗi thời, tụt hậu.
Mô Hình Ask Là Gì? Mô Hình Đánh Giá Năng Lực Nhân Sự Chuẩn Quốc Tế Năm 2023
Mô hình ASK là gì, vì sao nhiều doanh nghiệp áp dụng hiệu quả hơn trong công tá quản lý nhân sự? Với sự phát triển của cuộc CMCN 4.0, không chỉ tác động trực tiếp nên sự tăng trưởng của nền kinh tế mà nó còn ảnh hưởng gián tiếp đến công tác quản lý nhân sự. Ngày nay để đánh giá chính xác năng lực của một cá nhân trong tổ chức không chỉ là những quyết định mang tính chủ quan, một chiều từ phía nhà lãnh đạo mà tất cả sự đánh giá sẽ dựa trên một quy trình, tiêu chuẩn rõ ràng, đa chiều hơn.
Mô hình ASK là gì?Mô hình ASK là mô hình dùng để đánh giá năng lực nhân viên hay ứng viên trong tổ chức, doanh nghiệp nhằm đào tạo và phát triển năng lực của cá nhân. Đây là một mô hình đánh giá năng lực được sử dụng khá phổ biến trong nhiều loại doanh nghiệp; vì ASK là một tập hợp mô tả kiến thức, kỹ năng, đặc điểm cá nhân nhằm xác định năng lực so với vị trí công việc trong doanh nghiệp. Mô hình đánh giá nhân sự ASK dựa trên 3 tiêu chuẩn chính: Thái độ (Attitude), kỹ năng (Skills), kiến thức (Knowledges).
Thái độ (Attitude): thái độ là một trạng thái cảm xúc của con người được thể hiện thông qua hành vi, cử chỉ, lời nói, biểu cảm trên gương mặt, phản ứng của cá nhân với thế giới xung quanh,…Trong một môi trường làm việc tập thể, trong doanh nghiệp hay tổ chức thì thái độ chiếm 70% đến sự thành công của bạn.
Kỹ năng (Skills): Kỹ năng chính là khả năng, năng lực mà bạn tích lũy được trong cuộc sống nhằm vận dụng vào công việc để thực hiện một nhiệm vụ, xử lý giải quyết các vấn đề trong tổ chức.
Kiến thức (Knowledge): Kiến thức hay còn gọi tri thức là những thông tin, dữ kiện, khả năng, hiểu biết bạn tích lũy được trong quá trình học tập và làm việc; từ đó bạn sẽ vận dụng những kiến thức, sự hiểu biết của mình vào thực tế vào công việc tại doanh nghiệp.
Mỗi tiêu chí trên là một nhóm bao gồm một số kỹ năng hay kiến thức mà doanh nghiệp đề ra cho từng vị trí công việc cụ thể nhằm lựa chọn ra ứng viên sáng giá; bên cạnh đó các chuẩn của từng vị trí công việc có thể dựa trên các tiêu chuẩn lớn và phù hợp với văn hóa, yêu cầu phát triển chung của doanh nghiệp.
Mô hình ASK – Tầm quan trọng đối với doanh nghiệp Giúp đánh giá chính xác năng lực nhân viên trong doanh nghiệp: Nhân viên chính là nền tảng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, nên nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn mô hình ASK làm tiêu chuẩn chính cho sự đánh giá năng lực nhân viên định kỳ cũng như đưa ra phương hướng để đào tạo nhân viên trong nội bộ. Từ đó để đề ra lộ trình thăng tiến, sự phát triển công việc phù hợp cho nhân viên theo từng vị trí trong doanh nghiệp.Sàng lọc và lựa chọn được ứng viên tiềm năng trong quá trình tuyển dụng: Trong quá trình tuyển dụng chắc rằng các nhà tuyển dụng nào cũng sẽ đưa ra những yêu cầu công việc cần có để ứng viên có thể xác định năng lực để apply. Thì trong mô hình ASK sẽ giúp cho nhà tuyển dụng dễ dàng xác định được các yêu cầu đó và đánh giá chính xác hơn trong bước sàng lọc CV và lựa chọn ứng viên. Đặc biệt mô hình ASK vô cùng hữu ích trong quá trình Headhunter và giữ chân nhân tài của của doanh nghiệp hiện nay.
Giúp xây dựng lộ trình onboarding và đào tạo nhân viên trong doanh nghiệp: Mô hình ASK sẽ chính là cơ sở để xây dựng một lộ trình hội nhập giúp cho nhân viên mới thích nghi và bắt nhịp nhanh chóng với công việc cũng như văn hóa doanh nghiệp. Bên cạnh đó nó còn giúp xây dựng phương hướng đào tạo nâng cao kỹ năng chuyên môn cho tất cả các nhân viên trong nội bộ doanh nghiệp.
Mô Hình Ask Là Gì? Có Ý Nghĩa Như Thế Nào?
Mô hình ASK là gì?
Đánh giá năng lực nhân viên qua mô hình ASK là phương pháp phổ biến trong Quản trị nhân sự. ASK là từ viết tắt, lấy từ các chữ cái đầu trong Attitude – Skill – Knowledge. Mô hình này được xây dựng từ năm 1956 bởi nhà tâm lý học giáo dục người Mỹ Benjamin Bloom. Ngày nay, mô hình ASK đã được chuẩn hóa thành để đánh giá năng lực nhân sự. Theo mô hình này thì các yếu tố cần được đánh giá là:
Knowledge (Kiến thức): Là tất cả những hiểu biết được áp dụng vào công việc. Những kiến thức này không nhất thiết phải có trên sách vở, mà còn được tích lũy trong quá trình làm việc, giao tiếp. Vì thế, ngày nay không nên chỉ đánh giá nhân sự dựa trên bằng cấp.
Skill (Kỹ năng): Theo mô hình ASK thì đây là khả năng thực hiện công việc 1 cách thuần thục. Ví dụ: kỹ năng tạo ảnh hưởng, kỹ năng quản trị rủi ro,…
Attitude (Phẩm chất / Thái độ): Đây là phần chìm nằm trong tính cách mỗi người. Vì thế, rất khó để nhà quản lý nhân sự có thể nhận biết. Các doanh nghiệp này thường sử dụng những bài trắc nghiệm tính cách D.I.S.C. để đưa ra được đánh giá khách quan nhất về tố chất của nhân viên. Theo kết quả này, người nhân sự có thể đưa ra được những phân bố nguồn lực phù hợp, giúp các nhân viên đảm nhận những vị trí đúng với tính cách của mình.
Mô hình ASK sẽ được dùng để thiết lập từ điển năng lực của doanh nghiệp. Đó là danh sách các tiêu chuẩn năng lực chung và được xây dựng dựa trên văn hóa công ty. Ví dụ về mô hình ASK cho vị trí Nhân viên kinh doanh
Knowledge: Kiến thức về sản phẩm
Skill: Kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng, kỹ năng giao tiếp
Attitude: Tinh thần hướng ngoại, thái độ cầu toàn
Ý nghĩa của mô hình ASKVới sự định hướng từ mô hình ASK, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc Quản lý Nhân sự, tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới. Cả 1 quy trình quản lý sẽ được chuẩn hóa nhờ vào mô hình ASK.
Dễ dàng sàng lọc ứng viên trong tuyển dụngDựa vào mô hình ASK, bạn sẽ biết ngay được vị trí đang tuyển cần những kiến thức, kỹ năng và tố chất nào. Điều này giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian ở bước sàng lọc CV vì sẽ duyệt dựa trên cơ sở khung năng lực đã được thiết lập. Ngoài ra, mô hình này còn giúp bạn có cách thức đánh giá ứng viên phù hợp cho từng vị trí.
Ví dụ: nhân viên Chăm sóc khách hàng thì ngoài phỏng vấn sẽ phải làm thêm bài đánh giá khả năng xử lý tình huống.
Sau đó, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng mô hình ASK trong phỏng vấn. Tất cả các ứng viên đều được đánh giá trên 1 thang đo năng lực chung. Điều này giúp đảm bảo sự công bằng và khách quan khi doanh nghiệp đưa ra quyết định tuyển dụng. Với phương pháp này, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian trong tuyển dụng, cũng như đào tạo ứng viên.
Người quản trị nhân sự hoàn toàn có thể sử dụng lại mô hình ASK để đánh giá lại ứng viên. Với những thang điểm đã được xác lập trước đó trong quá trình xây dựng bản đồ năng lực, bạn có thể đánh giá được mức độ tiến bộ của ứng viên sau 1 thời gian làm việc.
Đây là phương pháp đánh giá hiệu quả và công bằng. Thay vì so sánh nhân viên với mặt bằng chung thì hãy so sánh nhân viên với chính họ trong quá khứ. Điều này sẽ cho thấy thái độ và tinh thần cầu tiến của nhân viên. Ngoài ra, cũng phản ánh phần nào môi trường và hiệu quả của quá trình đào tạo trong doanh nghiệp.
Xây dựng quy trình đào tạo nhân viên phù hợpCác thang điểm trong mô hình ASK sẽ giúp cho doanh nghiệp nhận ra nhân viên đang thiếu những kiến thức, kỹ năng gì. Những điều này hoàn toàn có thể trau dồi theo thời gian. Hãy dùng những yêu cầu được xác định trong mô hình ASK làm chương trình đào tạo cho nhân viên. Hơn thế nữa, hãy cho họ biết rằng nếu khả năng của họ cải thiện thì lộ trình thăng tiến cũng sẽ được xác lập rõ ràng. Điều này thể hiện sự thấu hiểu nhân viên của doanh nghiệp và xây dựng nên lòng trung thành, gắn bó của nhân viên.
Swot Là Gì? Phân Tích Mô Hình Swot Hiệu Quả Thế Nào?
Không chỉ trong marketing nói riêng, mà còn cả trong kinh doanh nói chung, phân tích SWOT chính là công cụ vừa hữu hiệu, lại vô cùng đơn giản để thiết lập chiến lược của một doanh nghiệp, giúp họ xây dựng và phát triển đường lối hoạt động trong dài hạn.
Vậy SWOT là gì?SWOT là thuật ngữ đại diện cho Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (thách thức).
Bạn tự cho rằng doanh nghiệp của bạn đã có đầy đủ tất cả những gì cần thiết để trở nên thành công và nổi bật, nhưng bạn có biết rằng SWOT có thể đem lại những cái nhìn mới, và cả những chiến lược rất tuyệt vời mà chính bạn có thể cũng không nhận ra?
Tại sao chúng ta phải phân tích mô hình SWOT?Để tạo nên một bản phân tích mô hình SWOT thực sự hữu ích, thường các nhà sáng lập và lãnh đạo cấp cao trong một doanh nghiệp sẽ tham gia trực tiếp vào quá trình xây dựng chúng. Đây rõ ràng không phải là công việc có thể giao phó cho ai khác.
Nhưng đội khi, đội ngũ lãnh đạo cấp cao lại không tham gia trực tiếp trong nhiều hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì vậy, để đạt được hiệu quả cao nhất, chiến lược SWOT cần phải có sự góp sức của một nhóm các thành viên đại diện cho nhiều phòng ban và bộ phận khác nhau. Ai cũng nên có một ghế trong nhóm xây dựng bản phân tích chiến lược SWOT.
Những doanh nghiệp lớn còn đi xa hơn, khi họ thu thập những thông tin trực tiếp từ khách hàng để phân tích SWOT. Bạn hoàn toàn có thể tham vấn ý kiến từ những người bạn, phòng kế toán, hoặc thậm chí từ đối tác cung ứng nguyên vật liệu và các đại lý cung ứng sản phẩm doanh nghiệp bạn nữa.
Những quan điểm khác nhau có thể giúp ích nhiều trong việc xây dựng và vạch chiến lược kinh doanh cụ thể.
Với những doanh nghiệp nhỏ (tựa như các start-up), SWOT đóng vai trò như một bản kế hoạch vạch ra các bước trong việc hình thành và phát triển doanh nghiệp. Nó thực sự hữu ích trong việc xác định bước đi nào họ nên bước trong chặng đường gian nan sắp tới.
Cách để xây dựng một bản phân tích SWOT hiệu quảViệc đầu tiên bạn cần làm ở đây, đó là tập hợp nhóm người từ nhiều phòng ban khác nhau trong doanh nghiệp để xây dựng mô hình SWOT. Không nhất thiết phải dành cả ngày để brainstroming , chỉ cần một tới hai giờ là đủ cho công việc này rồi.
Việc tham vấn ý kiến của những người có kiến thức chuyên môn khác nhau sẽ giúp bản phân tích SWOT của bạn trở nên thực sự có giá trị.
Như đã nói ở trên, việc thực hiện SWOT không khác gì một cuộc họp brainstorming. Mọi người nên tự viết ra ý tưởng của mình trong giấy. Điều này giúp hạn chế việc tất cả mọi người quá chú trọng tới một ý tưởng cụ thể nào đó, và đảm bảo ý kiến của tất cả đều được lắng nghe.
Sau khi nhóm các ý tưởng lại với nhau, đã đến lúc xếp hạng chúng. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp phổ thông bỏ phiếu để xác định xem ý tưởng nào là quan trọng và cần thiết hơn cả. Tất nhiên, việc này có thể nảy sinh vài sự tranh luận nho nhỏ.
Những câu hỏi cần thiết trong việc phân tích mô hình SWOTĐiểm mạnh của một doanh nghiệp thường là các yếu tố nội bộ có thể giúp doanh nghiệp phát triển và xây dựng lợi thế của mình trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Các yếu tố này doanh nghiệp có thể kiểm soát được.
Quy trình nào mà doanh nghiệp đang áp dụng có thể giúp họ trở nên thành công?
Những điểm mạnh nào về con người mà doanh nghiệp của bạn đang có, như kỹ năng chuyên môn, mối quan hệ, học thức, kỹ năng công việc, danh tiếng,…?
Những điểm mạnh về vật chất, tài sản mà doanh nghiệp đang sở hữu, như tệp khách hàng, cơ sở vật chất, tài chính, công nghệ, bằng sáng chế,…?
Doanh nghiệp đang có lợi thế cạnh tranh gì so với các đối thủ trên thị trường?
Điểm yếu chính là các yếu tố bất lợi mà doanh nghiệp của bạn đang có. Bạn cần phải tự khắc phục những điểm yếu này, nếu như muốn cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.
Những điểm nào mà doanh nghiệp cần phải khắc phục để cạnh tranh tốt hơn?
Quy trình nào mà doanh nghiệp cần phải cải thiện?
Những tài sản nào mà doanh nghiệp cần phải bổ sung, như tiền bạc hay trang thiết bị máy móc?
Tồn tại những khoảng trống nào cần phải được lấp đầy về con người đang làm việc trong doanh nghiệp của bạn?
Liệu địa điểm / trụ sở mà doanh nghiệp của bạn đang hoạt động có phù hợp cho sự phát triển sau này?
Cơ hội chính là những yếu tố môi trường bên ngoài có thể giúp ích nhiều cho sự thành công của doanh nghiệp của bạn về sau này.
Liệu thị trường trọng tâm của doanh nghiệp của bạn đang phát triển. Có xu hướng nào đang tồn tại để khách hàng tiêu thụ sản phẩm bạn đang cung cấp trong tương lai?
Có sự kiện nào tới đây mà doanh nghiệp của bạn có thể nắm bắt để phát triển hay không?
Có sự thay đổi nào có thể tác động tích cực tới doanh nghiệp của bạn?
Khi phát triển, khách hàng liệu có đánh giá cao về doanh nghiệp của bạn?
Thách thức là những yếu tố bên ngoài có thể tác động xấu tới hoạt động của doanh nghiệp bạn. Thường những yếu tố này bạn không thể kiểm soát được, bạn chỉ có thể dự đoán và đề ra những sách lược để đối phó với chúng.
Bạn có phải đối phó với những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng sau này?
Liệu nhà cung ứng sẽ cung cấp nguyên vật liệu cho doanh nghiệp theo mức giá hợp lý mà bạn có thể chấp nhận được?
Sự phát triển của công nghệ có ảnh hưởng xấu tới doanh nghiệp bạn?
Sự thay đổi về hành vi tiêu dùng của khách hàng có là mối bận tâm tới hoạt động của doanh nghiệp?
Xu thế của thị trường sau này có là thách thức cho doanh nghiệp trong tương lai?
Ví dụ trực quan về phân tích SWOTĐể bạn có cái nhìn trực quan hơn về mô hình SWOT, chúng tôi giới thiệu tới bạn bản phân tích từ Uper Crust Pies, một công ty chuyên cung cấp sản phẩm bánh ngọt tại Michigan, Hoa Kỳ. Sản phẩm của chuỗi cửa hàng này là bánh ngọt làm trong ngày, salad, và đồ uống.
Công ty đang có dự tính mở cửa hàng tại Yubetchatown và rất mong muốn được phát triển chuỗi cửa hàng trong thời gian ngắn. Đây chính bản phân tích SWOT của họ:
Điểm mạnh:
Địa điểm: Khu dân cư sầm uất.
Điểm độc đáo: Khác biệt với các chuỗi cửa hàng ăn nhanh.
Đội ngũ quản lý: Toàn là những người có chuyên môn rộng.
Điểm yếu:
Thiếu nguồn vốn: Chỉ có vốn từ vay mượn và từ các nhà đầu tư khác.
Thiếu uy tín: Đây là cửa hàng đầu tiên tại khu vực.
Cơ hội:
Triển vọng phát triển: Thị trường Yubetchatown tăng trưởng 8.5% mỗi năm.
Triển vọng từ đối tượng khách hàng trọng tâm: Ngày càng nhiều các gia đình có cha mẹ làm công ăn lương trong thị trường.
Thách thức:
Sự cạnh tranh: Nhiều cửa hàng khác có đối tượng khách hàng trung thành.
Vấn đề “hậu” khai trương: Khách có thể không quay lại dùng bữa tại nhà hàng sau khai trương.
Cần làm gì tiếp theo?Sau khi hoàn thành bản phân tích SWOT, bạn cần biến những lý thuyết trên giấy tờ trở thành hiện thực trong thực tế. Rõ ràng, đây là vấn đề bạn có thể làm thế nào để xây dựng và đề xuất những chiến lược thực sự hữu ích trong vòng vài tháng tới.
Bước đầu tiên, bạn cần ghép nối các yếu tố trong SWOT, như kết nối những điểm mạnh và cơ hội để nhận biết việc doanh nghiệp của bạn có thể sử dụng những lợi thế nào để nắm bắt lấy cơ hội ngoài thị trường.
Rồi sử dụng những điểm mạnh sẵn có để đối phó với những thách thức trong tương lai doanh nghiệp có thể gặp phải. Bạn có thể sử dụng bản phân tích này để thiết lập các chiến lược cần thiết.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp của bạn cũng rất quan tâm tới việc những cơ hội ngoài kia có thể giúp bạn lấp đầy những điểm yếu sẵn có nào trong bạn. Hay, bạn có thể khắc phục những khuyết điểm nào để đối mặt với thách thức bên ngoài sắp tới. Tương tự, bạn lại liên kết các yếu tố với nhau trong SWOT và đề ra các chiến lược cụ thể mà thôi.
Trở lại với ví dụ của Uper Crust Pies, đây chính là các chiến lược họ đã đề ra sau khi liên kết các yếu tố trong bản phân tích SWOT của mình:
Chiến lược cho sự phát triển trong tương lai của Uper Crust Pies:Tìm kiếm những nhà đầu tư mới.
Tạo dựng kế hoạch marketing: Vì công ty cần phải thu hút sự chú ý của đối tượng khách hàng là các gia đình thuộc tầng lớp lao động, cần một bữa ăn thực sự thoải mái và healthy, doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lược marketing phù hợp.
Kế hoạch cho ngày lễ khai trường: Vì doanh nghiệp cần phải giữ lượng khách hàng mục tiêu sau buổi lễ khai trương, Uper cần lên kế hoạch cẩn thận cho buổi lễ này (như thực hiện các chính sách truyền thông, khuyến mại,…).
nguồn: liveplan
Mô Hình Giá Cầu Nhảy Diving Board Là Gì? Hướng Dẫn Từ A Đến Z Về Mô Hình Giá Diving Board Bắt Đáy Hiệu Quả
Mô hình này có hình ảnh tương tự như một vận động viên nhảy cầu nên mới được gọi là Diving Board.
2. Đặc điểm của mô hình giá Diving Board– Phần thứ hai là “Sự lao xuống” (The plunge). Đây là một diễn biến bất ngờ của giá theo hướng giảm mạnh xuống dưới, phá vỡ đường hỗ trợ đã được nhắc đến bên trên.
– Phần thứ ba là “Sự phục hồi” (The recovery). Sau khi có một cú lao dốc, giá bắt đầu đổi hướng đi lên.
3. Ví dụ thực tế của mô hình giá Diving BoardNgưỡng hỗ trợ này bị phá vào cuối tháng 6/2023 và tạo thành một “cú nhảy cầu”. Sau đó, đến đầu tháng 8/2023, giá đã phục hồi và tăng lên hướng về khu vực tích lũy ban đầu, mô hình hoàn tất.
Có thể thấy, thời gian tạo ra mô hình này là khá dài tuy nhiên nếu bạn nắm bắt được cơ hội, bạn đã có một khoản lợi nhuận kha khá trong khoản thời gian ngắn.
Điểm vào lệnhCách đặt điểm dừng lỗ (stop loss) là rất quan trọng. Nếu đặt quá xa, rủi ro sẽ lớn nhưng nếu đặt gần thì lại rất dễ bị chạm. Do đó chúng ta sẽ đặt điểm dừng lỗ ngay bến dưới đáy vừa được tạo thành là hợp lý nhất.
Theo lý thuyết, ngưỡng hỗ trợ sẽ chuyển thành ngưỡng kháng cự sau khi bị phá vỡ. Do đó chúng ta có thể đặt điểm chốt lời tại đường hỗ trợ ở khu vực tích lũy trước đó.
Tuy nhiên, cách này không mang đến mức lợi nhuận hấp dẫn cho lắm. Vì thế bạn có thể tiếp tục nắm giữ vị thế cho đến khi xuất hiện các tín hiệu đảo chiều hoặc khi thấy xu hướng tăng đang yếu đi.
Diving Board là một mô hình giá cổ điển cho tín hiệu mua. Để đạt hiệu quả cao hơn khi giao dịch theo mô hình này, bạn có thể kết hợp thêm các phân tích khác và luôn nhớ đặt dừng lỗ và chốt lời hợp lý.
Cập nhật thông tin chi tiết về Mô Hình Marketing 7C Là Gì, Vai Trò Của Mô Hình Marketing 7C trên website Tzlt.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!