Xu Hướng 5/2023 # Mẫu Báo Cáo Đánh Giá Rủi Ro # Top 11 View | Tzlt.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Mẫu Báo Cáo Đánh Giá Rủi Ro # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Mẫu Báo Cáo Đánh Giá Rủi Ro được cập nhật mới nhất trên website Tzlt.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

MẪU BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ RỦI RONhận biết mối nguy

Nhận diện các mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với tất cả các hạng mục công trình, hệ thống công nghệ và các hoạt động ở các giai đoạn hoạt động dầu khí.

Xác định các mối nguy chính: căn cứ theo kết quả nhận diện mối nguy và ma trận đánh giá rủi ro, tổ chức, cá nhân cần trình bày các mối nguy chính đã xác định sau khi sàng lọc, đánh giá.

Đánh giá rủi ro định tính

Kết quả đánh giá định tính rủi ro được trình bày dạng bảng, trong đó liệt kê tất cả các mối nguy nhận diện được, các biện pháp kiểm soát, giảm thiểu rủi ro đã có, phân loại mức độ rủi ro cho từng mối nguy và kiến nghị các biện pháp giảm thiểu rủi ro tương ứng. Mức độ rủi ro được xác định từ ma trận rủi ro.

Bảng đăng ký mối nguy là một trong những hình thức thể hiện kết quả của đánh giá rủi ro định tính.

Đánh giá rủi ro định lượng 1. Phân tích tần suất

Xác định dữ liệu tần suất gốc: nguồn dữ liệu, các phân đoạn công nghệ tương ứng và các hệ số hiệu chỉnh;

Kết quả tính toán tần suất rò rỉ.

2. Mô hình hậu quả

Các kết quả mô hình hóa hậu quả: trình bày dạng bảng biểu và hình ảnh tương ứng với các phân đoạn công nghệ.

Tính toán rủi ro Kết quả đánh giá rủi ro định lượng bao gồm rủi ro cá nhân và rủi ro theo nhóm (rủi ro xã hội). a) Rủi ro cá nhân

Đối với công trình ngoài khơi, áp dụng rủi ro cá nhân cho từng cá nhân cụ thể (ISIR), và rủi ro cá nhân trung bình (AIR);

Đối với các công trình trên bờ, áp dụng rủi ro cá nhân theo vị trí (LSIR) và rủi ro cá nhân trung bình (AIR).

Tóm lược kết quả quan trọng ghi nhận trong quá trình đánh giá;

Báo cáo kết quả thực hiện các kiến nghị của Hội đồng thẩm định trong các báo cáo đánh giá rủi ro của hoạt động (công trình) trước đó (nếu có).

2. Kiến nghị: Căn cứ trên kết quả đánh giá, đề xuất các giải pháp để khắc phục các tồn tại nhằm giảm thiểu rủi ro cũng như các giải pháp cải tiến để tăng cường hiệu quả quản lý.

Báo Cáo Đánh Giá Nguy Cơ Rủi Ro Về An Toàn Vật Liệu Nổ Công Nghiệp

NỘI DUNG BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ RỦI RO VỀ AN TOÀN VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆPBan hành kèm theo Thông tư số 13/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2018

Mục đícha) Nhận diện các mối nguy hiểm;b) Đánh giá rủi ro trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp;c) Đề xuất các biện pháp giảm thiểu rủi ro.

Phạm vi công việc: Đánh giá rủi ro và đề xuất các biện pháp để loại trừ, giảm thiểu rủi ro.

Từ viết tắt thông dụng, các thuật ngữ

Xác định mối nguy

Số điện thoại tư vấn 1900 0340 – 0906999753 – email: kimkieu@ungphosuco.vn

Xác định tất cả các loại nguy hiểm (yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại), nguồn gốc và nguyên nhân gây ra các nguy hiểm đó cũng như hậu quả có thể xảy ra của nó đối với con người tại tổ chức hoạt động vật liệu nổ công nghiệp cũng như những người không thuộc tổ chức nhưng hiện diện trong khu vực nghiên cứu, sản xuất, bảo quản, sử dụng, tiêu hủy.

Các nội dung cần phải xem xét đến khi xác định mối nguy gồm:

a) Các hoạt động thường xuyên và không thường xuyên;

b) Các hoạt động của những người có khả năng tiếp cận đến khu vực nghiên cứu, sản xuất, bảo quản, sử dụng, tiêu hủy;

d) Xác định các mối nguy bắt nguồn từ bên ngoài nơi làm việc mà có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn của những người chịu ảnh hưởng kiểm soát của tổ chức trong phạm vi nơi làm việc;

đ) Các mối nguy do hoạt động dưới sự kiểm soát của tổ chức tạo ra trong vùng lân cận của nơi làm việc;

e) Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và vật liệu tại nơi làm việc do tổ chức hay người khác cung cấp;

g) Các thay đổi hay đề xuất thay đổi trong tổ chức, đối với các hoạt động, hay vật tư;

h) Các điều chỉnh đối với hệ thống quản lý an toàn, sức khỏe và môi trường bao gồm các thay đổi mang tính tạm thời và ảnh hưởng của chúng đối với việc điều hành, các quá trình và các hoạt động;

k) Việc thiết kế khu vực làm việc, các quá trình, việc lắp đặt, máy, thiết bị, các thủ tục điều hành và tổ chức công việc, bao gồm việc thích ứng với khả năng của con người.

a) Xác định các giải pháp kiểm soát các mối nguy hiểm có sẵn

– Các giải pháp phải là giải pháp đã được thực hiện trong thực tế, đã được ban hành trong nội quy, quy trình, quy định về an toàn, phiếu công tác…, không phải là giải pháp mà người đánh giá đặt ra trong quá trình đánh giá.

– Yêu cầu các giải pháp kiểm soát mối nguy hiểm có sẵn phải được liệt kê: Ngắn gọn, chính xác, đầy đủ và càng cụ thể càng tốt. Cũng cần xem xét hiệu quả của các giải pháp có sẵn trong thực tế.

b) Đánh giá hậu quả của các mối nguy hiểm đã được xác định

Hậu quả là mức độ của chấn thương hoặc thiệt hại gây ra bởi tai nạn/sự cố, ốm đau từ mối nguy hiểm tại nơi làm việc. Hậu quả có thể được chia làm nhiều loại khác nhau dựa trên mức độ sự cố, thương tật. Ví dụ:

Nhẹ

Không chấn thương, chấn thương hoặc ốm đau chỉ yêu cầu sơ cứu (bao gồm các vết đứt và trầy xước nhỏ, sưng tấy, ốm đau với lo lắng tạm thời)

Trung bình

Chấn thương yêu cầu điều trị y tế hoặc ốm đau dẫn đến ốm yếu tàn tật (bao gồm vết rách, bỏng, bong gân, gãy nhỏ, viêm da, điếc, …)

Nặng

Chết người, chấn thương trầm trọng hoặc bệnh nghề nghiệp có thể làm chết người (bao gồm cụt chân tay, gãy xương lớn, đa chấn thương, ung thư nghề nghiệp, nhiễm độc cấp tính và chết người)

Hoặc chia thành 5 cấp độ như bảng sau đây:

c) Xác định khả năng xuất hiện của tai nạn, sự cố hoặc ốm đau phát sinh từ mối nguy hiểm

Bên cạnh việc xác định hậu quả có thể xảy ra đối với mỗi mối nguy hiểm, cần thiết phải xác định khả năng xuất hiện (hay tần suất) của tai nạn, sự cố hoặc ốm đau phát sinh từ mối nguy hiểm.

Ví dụ tại bảng sau, việc xác định khả năng xảy ra được chia làm 3 mức: ít, thỉnh thoảng, hay xảy ra.

Hoặc có thể chia làm 5 cấp độ như bảng sau đây:

Có khả năng xảy ra

Một lần trong 5 năm

Khả năng xảy ra vài lần trong vòng đời của một cá nhân hoặc hệ thống trong hoạt động với số lớn của các thành phần tương tự

Hoặc xảy ra với xác suất 1/5000 lần thực hiện công việc.

Hoặc xảy ra với xác suất 1/500 người thực hiện công việc.

Có thể xảy ra

Một lần trong 10 năm

Khả năng đôi khi xảy ra trong vòng đời của một cá nhân hoặc hệ thống hoặc được trông đợi xảy ra một cách hợp lý trong đời với số lượng lớn các thành phần tương tự

Hoặc xảy ra với xác suất 1/ 50 000 lần thực hiện công việc.

Hoặc xảy ra với xác suất 1/5000 người thực hiện công việc.

Ít khi xảy ra

Một lần trong 15 năm

Đôi khi có thể xảy ra trong vòng đời của một cá nhân hoặc hệ thống hoặc trông đợi xảy ra một cách hợp lý trong đời của một số lớn các thành phần tương tự.

Hoặc xảy ra với xác suất 1/100 000 lần thực hiện công việc.

Hoặc xảy ra với xác suất 1/10 000 người thực hiện công việc.

d) Đánh giá mức rủi ro dựa trên hậu quả và khả năng xảy ra. Lựa chọn ma trận rủi ro

Sau khi xác định các biện pháp kiểm soát mối nguy hiểm có sẵn, khả năng xảy ra và hậu quả của mối nguy hiểm, việc đánh giá mức độ rủi ro được thực hiện bằng cách sử dụng ma trận rủi ro.

Mức rủi ro được phân loại thành thấp, trung bình và cao và tuỳ thuộc vào sự kết hợp giữa hậu quả và khả năng xảy ra.

Ví dụ về ma trận xác định mức rủi ro 3×3

Ví dụ ma trận xác định mức rủi ro 5x 5:

– Vùng màu xanh (từ 21 đến 25) là vùng rủi ro thấp – chấp nhận rộng rãi. Nếu rủi ro ước tính vào vùng này, các biện pháp giảm rủi ro hiện hữu đã đầy đủ, cho phép tiếp tục hoạt động và không cần phải đưa ra bất kỳ biện pháp bổ sung nào.

– Vùng màu xanh (từ 17 đến 20) là vùng rủi ro trung bình – chấp nhận được. Nếu rủi ro ước tính vào vùng này, các biện pháp giảm rủi ro hiện hữu đã đầy đủ, cho phép tiếp tục hoạt động và không cần phải đưa ra bất kỳ biện pháp bổ sung nào.

– Vùng màu vàng (từ 9 đến 16) là vùng rủi ro phải được giảm thiểu xuống mức thấp nhất phù hợp thực tế. Nếu rủi ro ước tính vào vùng này cần cân nhắc giảm rủi ro tới một mức mà nếu áp dụng thêm các biện pháp giảm rủi ro thì sẽ không hiệu quả hoặc thiếu thực tế.

– Vùng màu đỏ (từ 1 đến 8) là vùng rủi ro cao – không chấp nhận được. Nếu rủi ro ước tính vào vùng này thì phải dừng hoạt động và áp dụng bổ sung các biện pháp để giảm thiểu rủi ro.

Giải pháp kiểm soát rủi ro

Các biện pháp kiểm soát rủi ro phải được bắt đầu với mục tiêu loại trừ hoàn toàn rủi ro. Nếu điều này không thể đạt được, thì quá trình giảm thiểu phải được thực hiện theo một thứ tự quy định nhằm giảm thiểu rủi ro tới mức độ thấp nhất có thể được trong thực tế (ALARP) hoặc mức độ có thể chấp nhận được. Các biện pháp kiểm soát được xem xét theo thứ tự ưu tiên bao gồm:

a) Loại bỏ từ nguồn;

b) Thay thế;

c) Giảm thiểu rủi ro;

d) Kiểm soát có quy trình và năng lực nhân viên;

đ) Kiểm soát hành chính;

e) Kế hoạch và năng lực ứng phó tình huống khẩn cấp, biện pháp kiểm soát khi có sự cố.

Mẫu Lập Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường

MẪU VĂN BẢN CỦA CHỦ DỰ ÁN GỬI XIN Ý KIẾN THAM VẤN TRONG QUÁ TRÌNH LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (Ban hành kèm theo Thông tư số 26 /2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường)

Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường và các quy định của pháp luật về đánh giá tác động môi trường (ĐTM), (1) đang tổ chức triển khai lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án (2).

(1) xin gửi đến (3) tài liệu tóm tắt về các hạng mục đầu tư chính, các vấn đề môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường của Dự án và rất mong nhận được ý kiến tham vấn của (3).

Số điện thoại, số Fax, E-mail …

Chỉ rõ vị trí địa lý (tọa độ, ranh giới) của địa điểm thực hiện Dự án kèm theo sơ đồ, bản đồ (nếu có) minh họa, chỉ rõ các đối tượng tự nhiên (sông ngòi, ao hồ, đường giao thông …), các đối tượng về kinh tế – xã hội (khu dân cư, khu đô thị; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; công trình văn hóa, tôn giáo, di tích lịch sử …) và các đối tượng khác xung quanh khu vực Dự án.

Nêu tóm lược về quy mô/công suất sản xuất; công nghệ sản xuất.

nêu tóm tắt số hộ dân bị mất đất, mất nhà; tác động của dự án đến các hoạt động kinh tế, dân sinh; tác động đến các công trình văn hóa, lịch sử.

Đối với mỗi loại chất thải phải nêu rõ nguồn phát sinh, tổng lượng thải, thành phần và tính chất đặc trưng.

Nêu tóm tắt các tác động của Dự án đến các hệ sinh thái, đa dạng sinh học; dự báo các các vấn đề môi trường có thể gây ra bởi Dự án như xói mòn, xói lở, trượt, sụt, lún đất; bồi lắng dòng chảy; thay đổi mực nước mặt, nước ngầm; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; biến đổi vi khí hậu; suy thoái các thành phần môi trường và các yếu tố khác.

Nêu tóm tắt các biện pháp giảm thiểu các tác động bất lợi của Dự án đến đời sống cộng đồng; chỉ rõ công nghệ, thiết bị và công trình xử lý chất thải kèm theo sơ đồ (bản vẽ) tổng mặt bằng của Dự án với các hạng mục công trình chính, các công trình xử lý và quản lý chất thải, các công trình, biện pháp để giảm thiểu tác động xấu đến các hệ sinh thái, đa dạng sinh học và các vấn đề môi trường có thể gây ra bởi dự án như xói mòn, xói lở, trượt, sụt, lún đất; bồi lắng dòng chảy; thay đổi mực nước mặt, nước ngầm; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; biến đổi vi khí hậu; suy thoái các thành phần môi trường.

Cam kết về việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu các tác động đến môi trường; các công trình, biện pháp xử lý chất thải và giảm thiểu các tác động tiêu cực khác do Dự án gây ra; cam kết xử lý đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường hiện hành; cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.

(1) Tên doanh nghiệp, cơ quan chủ dự án;

(3) Cơ quan, tổ chức được xin ý kiến tham vấn.

(4) Đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp, cơ quan chủ dự án

(1) nhận được Văn bản số… ngày… tháng… năm… của (3) kèm theo tài liệu tóm tắt về các hạng mục đầu tư chính, các vấn đề môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường của Dự án (2). Sau khi xem xét tài liệu này, (1) có ý kiến như sau:

1. Về những tác động xấu của Dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế – xã hội: nêu rõ ý kiến đồng ý hay không đồng ý với các nội dung tương ứng được trình bày trong tài liệu gửi kèm; trường hợp không đồng ý thì chỉ rõ các nội dung, vấn đề cụ thể không đồng ý.

2. Về các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường của Dự án: nêu rõ ý kiến đồng ý hay không đồng ý với các nội dung tương ứng được trình bày trong tài liệu gửi kèm; trường hợp không đồng ý thì chỉ rõ các nội dung, vấn đề cụ thể không đồng ý.

(1) Cơ quan, tổ chức được xin ý kiến tham vấn;

(4) Người đại diện có thẩm quyền của (1).

Chúng tôi là: (1), chủ dự án (2), thuộc mục số… Phụ lục II (hoặc thuộc mục số… Phụ lục III) Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.

Dự án đầu tư do… phê duyệt.

– Địa điểm thực hiện Dự án:…;

– Điện thoại:…; Fax:…; E-mail: …

Xin gửi đến quý (3) hồ sơ gồm:

– Một (01) bản dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương);

– Bảy (07) bản báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án bằng tiếng Việt.

Chúng tôi xin bảo đảm về độ trung thực của các số liệu, tài liệu trong các văn bản nêu trên. Nếu có gì sai phạm chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.

Đề nghị (3) thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá môi trường của Dự án.

(1) Doanh nghiệp, cơ quan chủ dự án;

(3) Cơ quan tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;

(4) Thủ trưởng, người đứng đầu doanh nghiệp, cơ quan chủ dự án.

(1) Tên đầy đủ, chính xác của Dự án;

(*) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa.

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ Quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;

Căn cứ Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;

Căn cứ (5) của (*) về việc giao trách nhiệm (ủy quyền) thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có);

Theo đề nghị của hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án (2) họp ngày… tháng… năm… tại…);

Xét nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án (2) đã được chỉnh sửa, bổ sung gửi kèm Văn bản số… ngày… tháng… năm… của (6);

1. Phạm vi, quy mô, công suất của Dự án:

2. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với Dự án:

3. Các điều kiện kèm theo (nếu có):

(1) Tên cơ quan có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Dự án; (2) Tên đầy đủ của Dự án; (3) Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM của Dự án; (4) Tên đầy đủ của văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của (1); (5) Văn bản của cơ quan (*) (được quy định tại khoản 2, Điều 18 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP) giao trách nhiệm (ủy quyền) cho (1) thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM của dự án (nếu có); (6) Tên doanh nghiệp, cơ quan chủ dự án; (7) Thủ trưởng cơ quan thẩm định (cơ quan thường trực thẩm định) báo cáo ĐTM của dự án; (8) Cơ quan được giao trách nhiệm tổ chức kiểm tra, giám sát các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án.

Đánh Giá Rủi Ro Cháy Nổ

DỊCH VỤ ĐÁNH GIÁ RỦI RO & DỊCH VỤ AN TOÀN cháy nổ

Điều quan trọng là giảm nguy cơ hỏa hoạn để giữ an toàn cho mọi người tại nơi làm việc, bởi vì nó có thể cứu sống và là nghĩa vụ pháp lý của bạn. Điều này có thể được đảm bảo bằng cách hoàn thành đánh giá rủi ro hỏa hoạn.

Đánh giá rủi ro hỏa hoạn là tìm hiểu các rủi ro tiềm ẩn và cải thiện các biện pháp phòng ngừa an toàn hỏa hoạn của bạn để giữ an toàn cho nhân viên và du khách.

QUY ĐỊNH ĐÁNH GIÁ CHÁY NỔ & QUY ĐỊNH AN TOÀN

Việc đánh giá rủi ro hỏa hoạn nên được thực hiện trên tất cả các loại tòa nhà để đảm bảo tuân thủ với các quy định an toàn hỏa hoạn của nhà nước.

Trách nhiệm thuộc về người chịu trách nhiệm hoặc người có trách nhiệm đối với doanh nghiệp – có thể là người sử dụng lao động hoặc người tự làm chủ, người chịu trách nhiệm cho tất cả hoặc một phần của tòa nhà chỉ dành cho mục đích kinh doanh hoặc nhà thầu có mức độ kiểm soát trên cơ sở cho an toàn cuộc sống.

Trong khi nhận thức về sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc đang tăng lên, quá nhiều tổ chức vẫn không nhận thức được nghĩa vụ lập pháp của họ – đó là lý do tại sao nhiều người chuyển sang một đối tác bên thứ ba như Bureau Veritas để hỗ trợ họ đạt được và duy trì sự tuân thủ.

ĐIỀU GÌ LIÊN QUAN ĐẾN ĐÁNH GIÁ RỦI RO RỦI RO?

Hệ thống an toàn phòng cháy chữa cháy được thiết kế để giúp bảo vệ người và tài sản. Điều cần thiết là phải có chính sách chữa cháy quản lý, được hỗ trợ bởi chương trình kiểm tra và bảo trì kỹ lưỡng, để giảm thiểu rủi ro và ngăn ngừa tổn thất về tính mạng hoặc tài sản trong trường hợp hỏa hoạn xảy ra.

MỘT ĐÁNH GIÁ RỦI RO CHÁY NỔ BAO GỒM:

Hệ thống phát hiện và cảnh báo cháy

Phương tiện thoát hiểm

Cung cấp thiết bị chữa cháy

Lập kế hoạch cho một trường hợp khẩn cấp và đào tạo

Các yếu tố nguy cơ hỏa hoạn và những người có nguy cơ

Bảo trì và thử nghiệm thiết bị an toàn phòng cháy chữa cháy

NHỮNG LỢI ÍCH CỦA ĐÁNH GIÁ RỦI RO CHÁY NỔ LÀ GÌ?

Cải thiện an toàn trong các tòa nhà của bạn

Đạt được và duy trì việc tuân thủ các quy định an toàn về hỏa hoạn

Giảm nguy cơ kiện tụng

TẠI SAO LỰA CHỌN BUREAU VERITAS?

Đội ngũ chuyên gia an toàn phòng cháy chữa cháy trên 60 quốc gia có kinh nghiệm và trình độ cao

Các chuyên gia đáng tin cậy, thực hiện vượt quá 20.000 đánh giá rủi ro hỏa hoạn hàng năm trên hơn 6.000 tài sản

Chuyên môn toàn cầu, hỗ trợ địa phương

Truy cập đầy đủ các dịch vụ kiểm tra, đánh giá và chứng nhận từ các chuyên gia của Bureau Veritas

XEM THÊM CÁC DỊCH VỤ VỀ SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN TẠI NƠI LÀM VIỆC CỦA CHÚNG TÔI

Cập nhật thông tin chi tiết về Mẫu Báo Cáo Đánh Giá Rủi Ro trên website Tzlt.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!